TP. Hồ Chí Minh quyết liệt phòng vệ dịch tả lợn châu Phi

Mặc dù dịch tả lợn châu Phi (ASF) chưa xuất hiện trên địa bàn nhưng chính quyền thành phố đã chỉ đạo các sở ngành, quận huyện phải có biện pháp phòng chống dịch cụ thể và kiên quyết đơn vị nào để xảy ra dịch bệnh phải chịu trách nhiệm.

Ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh chỉ đạo, địa phương nào chưa kiện toàn được bộ máy phòng chống dịch ASF thì ngay lập tức chấn chỉnh. Các quận huyện phải theo dõi chặt hộ chăn nuôi lợn, xử lý nghiêm lò giết mổ có lợn nhiễm bệnh, tăng cường giám sát nguồn lợn có truy xuất nguồn gốc, nhất là các tuyến đường huyết mạch, chợ đầu mối.

Trưởng Ban quản lý an toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh - bà Phạm Khánh Phong Lan - cho biết, đến thời điểm này, qua kiểm tra chưa phát hiện con lợn nào có biểu hiện của bệnh dịch ASF nhưng đã phát hiện có lô hàng lợn có biểu hiện của bệnh lở mồm long móng đưa vào thị trường TP. Hồ Chí Minh tiêu thụ. Theo bà Lan, TP. Hồ Chí Minh đã đề xuất có những ngăn chặn về việc vận chuyển lợn từ Bắc vào miền Nam, do dịch ASF đang lan rộng tại nhiều tỉnh thành. “Hiện tại các cơ quan chức năng của thành phố đang gia tăng chốt chặn các cửa ngõ vào địa bàn thành phố, tăng cường kiểm soát nguồn gốc đồng thời khuyến nghị người chăn nuôi, người kinh doanh về những phương pháp phòng chống dịch hiệu quả”, bà Lan chia sẻ.

Để bình ổn thị trường và góp phần phòng chống dịch ASF, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh - Nguyễn Huỳnh Trang - cho hay, trong mấy ngày qua ngành Công Thương thành phố đã làm việc với một số doanh nghiệp lớn như Vissan, Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam, Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn nhằm xây dựng phương án cung ứng thịt lợn trong tình huống thị trường thiếu hụt nguồn cung. Theo bà Trang, ngoài Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam đã tổ chức kho lạnh dự trữ số lượng 3.600 tấn thịt lợn, các doanh nghiệp chăn nuôi gia cầm như Phạm Tôn, Vĩnh Thành Đạt, Ba Huân, San Hà hiện cũng đã có phương án chuẩn bị nguồn thịt gà để có thể thay thế khi thị trường có biến động.

Cùng với kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng, ngành Công Thương thành phố còn tổ chức giám sát chặt về nguồn hàng, giá cả thị trường tại 329 chợ truyền thống và 250 chợ tạm trên địa bàn, mục tiêu là không để sự bị động xảy ra để ổn định thị trường. Ngoài cơ quan quản lý thị trường, lực lượng công an, thú y cũng đang tập trung kiểm soát, chốt chặn để đảm bảo không một xe lợn nào đưa vào thành phố mà không qua khâu kiểm tra.

tp ho chi minh quyet liet phong ve dich ta lon chau phi
Các cơ quan chức năng TP. Hồ Chí Minh phòng vệ dịch tả lợn châu Phi bằng cách kiểm soát chặt cửa ngõ vào địa bàn thành phố

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP. Hồ Chí Minh, thành phố tiêu thụ bình quân 10.000 con lợn/ngày, 11 cơ sở giết mổ với số lượng từ 6.500-7.000 con lợn /ngày, chỉ đáp ứng khoảng 20% nhu cầu của thị trường. Riêng khâu chăn nuôi lợn, toàn thành phố có 3.917 hộ chăn nuôi, tổng đàn 274.154 con, trong đó 247 hộ chăn nuôi lợn bằng nguồn thức ăn thừa của các nhà hàng, quán ăn cung cấp, vì thế nguy cơ phát sinh dịch bệnh là rất cao.

Trong những ngày qua, Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh kết hợp với các cơ quan chức năng tổ chức kiểm tra về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc thịt lợn tại các cơ sở giết mổ gia súc Xuyên Á, nhà máy giết mổ gia súc Xuân Thới Thượng, chợ đầu mối Hóc Môn, Bình Điền, các điểm giết mổ, tiêu thụ thịt số lượng lớn trên địa bàn. Trong đợt kiểm tra này, các cơ quan chức năng và chính quyền quận Gò Vấp đã phối hợp đóng cửa hàng chục lò mổ lợn bất hợp pháp tại địa bàn này nhằm phòng chống dịch ASF lây lan. Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh cũng đã tịch thu và tiêu hủy tại chỗ một lô hàng thịt lợn, số lượng khoảng 1 tấn không rõ nguồn gốc, kém chất lượng đưa vào chợ đầu mối để tiêu thụ.

Bà Phạm Khánh Phong Lan cho rằng, ngăn nguồn lậu dịch bệnh ASF lúc này là ưu tiên hàng đầu, vì với tập quán chăn nuôi lợn ở khu vực miền Nam là thức ăn thừa, chất thải đều đổ xuống kênh, một lượng lớn lợn, sản phẩm thịt lợn vận chuyển, lưu thông giữa vùng này đến vùng khác đang tiềm ẩn nguy cơ lây dịch bệnh cao, vì thế các cơ quan chức năng, người chăn nuôi, người tiêu dùng cần chung sức để phòng vệ nhưng cũng đừng quay lưng với thịt lợn bởi dịch ASF không gây hại cho người sử dụng.

Thế Vĩnh- Nguyễn Phượng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: dịch tả lợn châu Phi

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tân Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An là ai?

Tân Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An là ai?

Chiều 18/11, tại Kỳ họp thứ 24, Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An đã tiến hành bầu Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh với kết quả 100% đại biểu dự họp tán thành.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Việc cho phép Bà Rịa – Vũng Tàu thí điểm cơ chế 'cảng mở' tại Cái Mép – Thị Vải sẽ giúp cụm cảng này có thêm động lực phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Tỉnh Quảng Ninh công bố loạt gói kích cầu du lịch dịp cuối năm 2024

Tỉnh Quảng Ninh công bố loạt gói kích cầu du lịch dịp cuối năm 2024

Tỉnh Quảng Ninh công bố loạt gói kích cầu du lịch, hứa hẹn tăng sức hút cho điểm đến "bốn mùa", hướng tới mục tiêu đón 19 triệu lượt khách dịp cuối năm 2024.
Thái Bình: Sắp diễn ra Hội chợ nông nghiệp quốc tế Đồng bằng Bắc Bộ 2024

Thái Bình: Sắp diễn ra Hội chợ nông nghiệp quốc tế Đồng bằng Bắc Bộ 2024

Hội chợ nông nghiệp quốc tế Đồng bằng Bắc Bộ 2024 sẽ khai mạc ngày 25/11 tới tại Quảng trường Thái Bình, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.
Lào Cai công khai kết quả Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp

Lào Cai công khai kết quả Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp

UBND tỉnh Lào Cai công khai kết quả Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp tháng 10 năm 2024 của các địa phương, ban ngành…

Tin cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

Hiện các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 493 dự án đầu tư còn hiệu lực, trong đó có 376 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 6,74 tỷ USD.
TP. Hạ Long: Phát triển và đổi mới giáo dục trong thời đại kỷ nguyên số

TP. Hạ Long: Phát triển và đổi mới giáo dục trong thời đại kỷ nguyên số

TP. Hạ Long quyết tâm phát triển và đổi mới giáo dục với tầm nhìn toàn cầu, hướng tới vị trí dẫn đầu quốc gia, xây dựng hệ sinh thái học tập bền vững.
Nam Định phân hạng và công nhận lại 24 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Nam Định phân hạng và công nhận lại 24 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Ngày 18/11, Nam Định đã tiến hành đánh giá, phân hạng và công nhận 24 sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2024.
Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Tỉnh Quảng Ninh luôn xác định gắn phát triển kinh tế song hành với bảo vệ môi trường, hướng tới nền kinh tế xanh bền vững.
Bộ chỉ số DDCI năm 2024 của TP. Hồ Chí Minh có gì mới?

Bộ chỉ số DDCI năm 2024 của TP. Hồ Chí Minh có gì mới?

Tinh giản một số chỉ tiêu không phù hợp và bổ sung các chỉ tiêu mới nâng cao khả năng đánh giá toàn diện là điểm mới Bộ chỉ số DDCI 2024 của TP. Hồ Chí Minh.
Bạc Liêu: Hướng tới mô hình nông nghiệp xanh, hiệu quả và bền vững

Bạc Liêu: Hướng tới mô hình nông nghiệp xanh, hiệu quả và bền vững

Bạc Liêu đang từng bước xây dựng một nền nông nghiệp xanh, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường.
Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La đã cấp mới 10 mã số vùng trồng, nâng tổng số mã đang duy trì của tỉnh lên 216 mã.
Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của tỉnh Quảng Ninh đã đạt được nhiều kết quả khả quan, khẳng định là một trong những trụ cột chính trong nền kinh tế.
Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Sơn La đã đẩy mạnh thu hút các nhà đầu tư tham gia thu mua, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản, góp phần từng bước phát triển nông nghiệp xanh và bền vững.
Bắc Ninh nỗ lực hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Bắc Ninh nỗ lực hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Sáng ngày 18/11, UBND tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 11/2024.
Quảng Ninh: Mở rộng thị trường, đa dạng nguồn khách du lịch

Quảng Ninh: Mở rộng thị trường, đa dạng nguồn khách du lịch

Ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng các phương án quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch thế mạnh, phù hợp với thị hiếu của đa dạng dòng khách.
Lào Cai: Đề xuất 22 dự án ổn định dân cư tập trung cho 1.237 hộ vùng thiên tai khẩn cấp

Lào Cai: Đề xuất 22 dự án ổn định dân cư tập trung cho 1.237 hộ vùng thiên tai khẩn cấp

UBND tỉnh Lào Cai vừa có văn bản đề xuất hỗ trợ các danh mục dự án bố trí ổn định dân cư cấp bách từ nguồn vốn ngân sách Trung ương.
Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Tỉnh Sơn La có 2 gian hàng trưng bày, giới thiệu quảng bá các sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, nông sản chế biến chủ lực của tỉnh.
Tuyên Quang: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Tuyên Quang: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Tỉnh Tuyên Quang sở hữu cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu trong lành cùng tiềm năng lớn du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.
Cầu Hòa Sơn trị giá 540 tỷ đồng nối Bắc Giang với Thái Nguyên chính thức thông xe

Cầu Hòa Sơn trị giá 540 tỷ đồng nối Bắc Giang với Thái Nguyên chính thức thông xe

Cầu Hòa Sơn kết nối tỉnh Bắc Giang với tỉnh Thái Nguyên chính thức thông xe từ ngày 17/11, thông cầu sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội giữa 2 địa phương.
Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Nhờ chuyển đổi số, các doanh nghiệp Quảng Ninh đã nâng cao năng lực cạnh tranh, đạt nhiều thành tựu trong sản xuất, kinh doanh.
Quảng Ninh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt với dịch vụ công

Quảng Ninh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt với dịch vụ công

Trong những năm gần đây, tỉnh Quảng Ninh rất quan tâm đến phát triển kinh tế số, xã hội số nói chung và thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng.
Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Từ năm 2020 đến nay, tỉnh Quảng Ninh đã thu hút gần 65.000 tỷ đồng vốn đầu tư ngoài ngân sách cho 10 dự án hạ tầng và dịch vụ cảng biển.
Quảng Ninh: Thành công vượt bậc trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Quảng Ninh: Thành công vượt bậc trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Quảng Ninh tiên phong cụ thể hóa chính sách, đạt nhiều thành tựu nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Độc đáo hoạt động thả diều nghệ thuật ở thị trấn Sông Đốc – Cà Mau

Độc đáo hoạt động thả diều nghệ thuật ở thị trấn Sông Đốc – Cà Mau

Những con diều “khổng lồ” mang hình ảnh đặc trưng của các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long tung bay trong gió khiến người dân TT. Sông Đốc - Cà Mau hào hứng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động