TP. Hồ Chí Minh phải củng cố và giữ bằng được vùng xanh

Trên cơ sở những kết quả đã đạt được trong công tác phòng, chống dịch tới ngày 15/9, TP. Hồ Chí Minh cần tiếp tục củng cố và giữ bằng được các vùng xanh; đồng thời mở dần các hoạt động kinh tế- xã hội theo trạng thái bình thường mới.

Đây là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại cuộc họp của Tổ công tác đặc biệt Chính phủ với TP. Hồ Chí Minh chiều tối 16/9.

TP. Hồ Chí Minh phải củng cố và giữ bằng được vùng xanh
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp với TP. Hồ Chí Minh chiều tối 16/9

Báo cáo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ những kết quả thực hiện chống dịch tới ngày 15/9, ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh - cho biết: Việc thực hiện kiểm soát nghiêm ngặt giãn cách xã hội trong thời gian qua đã có chuyển biến rõ rệt, người dân đã chấp hành theo yêu cầu của Thành phố, lưu lượng phương tiện giao thông giảm khoảng 85% so với trước ngày 22/8.

Trong giai đoạn này, Thành phố cũng tích cực thực hiện triển khai kế hoạch cho người dân tự lấy mẫu xét nghiệm tại nhà và triển khai xét nghiệm diện rộng trên toàn thành phố để bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng. Đặc biệt, Thành phố đã chỉ đạo 22 quận huyện và TP. Thủ Đức thực hiện việc cung ứng, phân phối hàng hóa cho người dân thông qua phương thức “đi chợ hộ” tại 312 phường, xã, thị trấn, Tổ Covid cộng đồng, các lực lượng tình nguyện tại địa phương nhằm cung cấp thực phẩm trực tiếp đến người dân. Tới nay Thành phố đã tổ chức đi chợ hộ cho 1.852.603 hộ/ 1.875.115 hộ đăng ký, tỷ lệ đạt 98,8%.

Bên cạnh đó, theo ông Mãi, nhằm đưa thông tin đến người dân kịp thời, Thành phố đã tổ chức họp báo định kỳ hàng ngày, thực hiện chương trình livestream “Dân hỏi - Thành phố trả lời” để chia sẻ thông tin của chính quyền với người dân; giải đáp trực tiếp những thắc mắc của người dân…

Đối với công tác mở cửa Thành phố sau ngày 15/9, ông Mãi cho biết, Thành phố đã thống nhất lộ trình 3 giai đoạn về phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế trên địa bàn từ sau 15/9, gồm: Giai đoạn từ 1/10 -31/10, giai đoạn từ 1/11-15/1/2022 và giai đoạn sau 15/1/2022. Cùng với đó, cũng thống nhất công tác đảm bảo cung ứng hàng hóa lương thực thực phẩm cho người dân; tập trung thúc đẩy các dự án đầu tư công, các dự án đầu tư tư nhân, các nguồn lực xã hội hóa, hợp tác công tư… để đảm bảo phát huy mọi nguồn lực xã hội phục vụ cho mục tiêu phục hồi và phát triển kinh tế.

Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đánh giá cao những kết quả mà Thành phố đã làm trong công tác phòng, chống dịch đến ngày 15/9. Trong giai đoạn tới, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị TP. Hồ Chí Minh phải củng cố kết quả đã đạt được và phải cố gắng kiểm soát tốt dịch bệnh, giữ bằng được vùng xanh để mở dần các hoạt động theo trạng thái bình thường mới.

“Tinh thần mở lại từng bước phải chắc chắn và cứ an toàn thì cho mở lại. Cái nào chưa chắc chắn làm rộng thì có thể làm thí điểm, cái gì cần thêm sửa đổi thì sửa đổi để cho chính thức”- Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng cũng đề nghị Thành phố phải kêu gọi các nhà máy, xí nghiệp củng cố đội ngũ y tế để thực hiện xử lý tình huống ngay tại cơ sở. Đặc biệt, Thành phố phải phối hợp chặt chẽ với các tỉnh thành để cố gắng giữ nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động phục hồi kinh tế.

Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, ông Phan Văn Mãi cho biết, ngay trong chiều mai (17/9), lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh sẽ họp với 5 địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long để bàn cách đưa công nhân từ các tỉnh về lại TP. Hồ Chí Minh nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn từng bước khôi phục sản xuất.

Theo Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP. Hồ Chí Minh, hiện tại, đối với các địa bàn đã kiểm soát được dịch gồm quận 7, Củ Chi và Cần Giờ; các khu chế xuất, khu công nghiệp trên các quận, huyện này và Khu Công nghệ cao sẽ được thí điểm cơ chế riêng. Cụ thể người dân đi chợ 1 lần/tuần; Được phép bổ sung các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh được hoạt động nhưng phải tuân thủ Bộ tiêu chí an toàn do UBND Thành phố ban hành; Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao chủ động hướng dẫn doanh nghiệp tổ chức thực hiện các phương án sản xuất theo Kế hoạch 2715 của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 và Bộ Tiêu chí an toàn do UBND Thành phố ban hành; Được thí điểm triển khai thực hiện Thẻ xanh Covid-19 gắn với mã QR cá nhân. Việc thí điểm phải đảm bảo thực thiện nguyên tắc 5K, xét nghiệm kháng nguyên định kỳ… Ngoài 3 địa phương trên, từ nay đến ngày 30/9, nếu các quận, huyện, TP. Thủ Đức kiểm soát được dịch thì cũng có thể đề xuất thí điểm mở cửa lại một số hoạt động.

(Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)

Dương - Minh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4: Kinh tế giữ vững đà tăng trưởng

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4: Kinh tế giữ vững đà tăng trưởng

Chiều nay (6/5), Văn phòng Chính phủ tổ chức buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4/2025. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn chủ trì.
Tổng Bí thư: Thành công của doanh nghiệp Kazakhstan là niềm tự hào chung

Tổng Bí thư: Thành công của doanh nghiệp Kazakhstan là niềm tự hào chung

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, Việt Nam cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư Kazakhstan, coi thành công của Kazakhstan là niềm tự hào chung.
Việt Nam - Kazakhstan nâng tầm hợp tác kinh tế, thương mại song phương

Việt Nam - Kazakhstan nâng tầm hợp tác kinh tế, thương mại song phương

Chuyến thăm Kazakhstan của Tổng Bí thư Tô Lâm góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại song phương, đưa quan hệ Việt Nam - Kazakhstan phát triển toàn diện.
Đại biểu Trần Khánh Thu: Không nên nhìn nhận học thêm chỉ từ góc độ tiêu cực

Đại biểu Trần Khánh Thu: Không nên nhìn nhận học thêm chỉ từ góc độ tiêu cực

Đại biểu Trần Khánh Thu nêu quan điểm dạy thêm, học thêm xuất phát từ nhu cầu tự thân của xã hội, học sinh và phụ huynh, không nên quy kết là tiêu cực, ép buộc.

'Giữ chân' giáo viên vùng khó: Không thể 'cào bằng' thiệt thòi cho tất cả

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn khẳng định, không thể để giáo viên vùng khó thiệt thòi, luật phải sửa từ thực tiễn và không thể 'cào bằng'...

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp lớn từ Mỹ, EU tăng đầu tư tại Việt Nam

Doanh nghiệp lớn từ Mỹ, EU tăng đầu tư tại Việt Nam

Nhiều doanh nghiệp Mỹ, EU mở rộng đầu tư tại Việt Nam, cho thấy vị trí quan trọng của nước ta trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Đại diện 85 quốc gia, vùng lãnh thổ tham dự Đại lễ Vesak 2025

Đại diện 85 quốc gia, vùng lãnh thổ tham dự Đại lễ Vesak 2025

Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh từ ngày 6 - 8/5, với hơn 2.700 đại biểu, trong đó có 1.300 khách quốc tế từ 85 quốc gia, lãnh thổ.
Giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành Giáo dục, vì sao?

Giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành Giáo dục, vì sao?

Nhiều ý kiến tán thành quy định giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành Giáo dục; có ý kiến đề nghị phân cấp mạnh mẽ thẩm quyền tuyển dụng.
Thủ tướng

Thủ tướng 'giao KPI' mỗi Bộ, ngành, địa phương phấn đấu có 2 công trình chào mừng 2/9

Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ, ngành, địa phương, tập đoàn phấn đấu có ít nhất 2 công trình đủ điều kiện khởi công hoặc khánh thành, chào mừng 80 năm Quốc khánh 2/9.
Sửa Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa: Tăng hiệu lực, thống nhất trong quản lý

Sửa Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa: Tăng hiệu lực, thống nhất trong quản lý

Sửa đổi luật nhằm thống nhất hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu lực hậu kiểm và gỡ nút thắt quản lý chất lượng hàng hóa nhóm 2, đặc biệt trong môi trường số hóa.
Doanh nghiệp là trung tâm của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo

Doanh nghiệp là trung tâm của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo

Ngày 6/5, tiếp tục chương trình kỳ họp, Quốc hội nghe báo cáo thẩm tra Luật đổi mới sáng tạo, nhấn mạnh cơ chế đột phá và vai trò trung tâm của doanh nghiệp.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Quan hệ Việt Nam - Kazakhstan chắc chắn sẽ nâng lên tầm cao mới

Tổng Bí thư Tô Lâm: Quan hệ Việt Nam - Kazakhstan chắc chắn sẽ nâng lên tầm cao mới

Tổng Bí thư khẳng định với khát vọng và mục tiêu phát triển chung, tiềm năng rộng mở, quan hệ hai nước chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển hiệu quả, thực chất.
Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2025

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2025

Ngày 6/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2025.
Tổng Bí thư Tô Lâm mong Hội đoàn người Việt tại Kazakhstan là cầu nối vững chắc kiều bào với quê hương

Tổng Bí thư Tô Lâm mong Hội đoàn người Việt tại Kazakhstan là cầu nối vững chắc kiều bào với quê hương

Tổng Bí thư Tô Lâm mong muốn các tổ chức hội đoàn người Việt tại Kazakhstan trở thành cầu nối vững chắc giữa cộng đồng kiều bào và quê hương.
Sửa đổi Hiến pháp: Bước đi lịch sử, mang tính kiến tạo thể chế sâu rộng

Sửa đổi Hiến pháp: Bước đi lịch sử, mang tính kiến tạo thể chế sâu rộng

Theo Đại biểu Quốc hội, việc sửa đổi Hiến pháp là một bước đi lịch sử, mang tính kiến tạo, thể chế sâu rộng, đặt nền móng pháp lý cho đổi mới tổ chức bộ máy.
Từ 6/5/2025, tổ chức lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp

Từ 6/5/2025, tổ chức lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp

Chủ tịch Quốc hội chỉ đạo bắt đầu từ 6/5 sẽ tổ chức công bố lấy ý kiến nhân dân về toàn văn dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013.
Giám đốc Công an TP.HCM Lê Hồng Nam kiểm tra, chỉ đạo an ninh Đại lễ Vesak 2025

Giám đốc Công an TP.HCM Lê Hồng Nam kiểm tra, chỉ đạo an ninh Đại lễ Vesak 2025

Trung tướng Lê Hồng Nam chỉ đạo Công an TP.HCM sẵn sàng bảo vệ tuyệt đối an toàn Đại lễ Vesak 2025, diễn ra từ ngày 6 - 8/5/2025.
Tạo cơ chế linh hoạt triển khai nhà máy điện hạt nhân

Tạo cơ chế linh hoạt triển khai nhà máy điện hạt nhân

Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) quy định Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
Bộ Quốc phòng lấy ý kiến sửa đổi 11 luật về lĩnh vực quân sự, quốc phòng

Bộ Quốc phòng lấy ý kiến sửa đổi 11 luật về lĩnh vực quân sự, quốc phòng

Ngày 5/5, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật về lĩnh vực quân sự, quốc phòng.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đất nước phát triển thì người dân phải được hưởng thành quả

Tổng Bí thư Tô Lâm: Đất nước phát triển thì người dân phải được hưởng thành quả

Theo Tổng Bí thư, “đất nước phát triển thì người dân phải được thụ hưởng những thành quả đó”, đây là tiền đề quan trọng để bước vào giai đoạn phát triển.
Quốc hội thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013

Quốc hội thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013

Chiều 5/5, Quốc hội thống nhất tuyệt đối việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013, đặt nền pháp lý mới cho bộ máy nhà nước tinh gọn, hiệu quả, phát triển đất nước.
Việt Nam tuân thủ Luật Biển để phát triển kinh tế biển bền vững

Việt Nam tuân thủ Luật Biển để phát triển kinh tế biển bền vững

Có đường bờ biển dài, Việt Nam tuân thủ luật pháp quốc tế hướng đến mục tiêu đưa đất nước thành quốc gia mạnh về biển, phát triển kinh tế bền vững dựa vào biển.
Chủ tịch nước: Việt Nam - Sri Lanka phấn đấu kim ngạch song phương đạt 1 tỷ USD

Chủ tịch nước: Việt Nam - Sri Lanka phấn đấu kim ngạch song phương đạt 1 tỷ USD

Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Sri Lanka nhất trí thúc đẩy ký kết các thỏa thuận hợp tác kinh tế, phấn đấu đạt kim ngạch song phương đạt 1 tỷ USD.
Nghị quyết 68:

Nghị quyết 68: 'Kim chỉ nam' tạo động lực phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68 xác định kinh tế tư nhân là động lực chiến lược, tiên phong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, thúc đẩy tăng trưởng và hội nhập quốc tế.
Chú trọng việc sắp xếp các tổ chức vào Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khi sửa đổi, bổ sung Hiến pháp

Chú trọng việc sắp xếp các tổ chức vào Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khi sửa đổi, bổ sung Hiến pháp

Tờ trình đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 với trọng tâm là hai nhóm nội dung.
Mobile VerionPhiên bản di động