Thứ bảy 10/05/2025 08:00

TP Hồ Chí Minh: Lập khu công nghiệp y dược tập trung đầu tiên của cả nước ở đâu?

Khu Công nghiệp Lê Minh Xuân 2 (huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh) với diện tích 338 ha sẽ là khu công nghiệp chuyên về y dược tập trung đầu tiên của cả nước.

Đầu tháng 3 vừa qua, UBND TP. Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định số 657/QĐ-UBND phê duyệt Đề án “Phát triển công nghiệp dược TP. Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Đề án phát triển công nghiệp dược của TP. Hồ Chí Minh đã quy hoạch Khu công nghiệp chuyên ngành y dược tập trung đầu tiên trên cả nước tại Khu Công nghiệp Lê Minh Xuân 2 với diện tích 338 ha (xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh).

Đây được xem như là một chương trình hành động có tính chiến lược để đáp ứng yêu cầu hội nhập về phát triển kinh tế và khoa học kỹ thuật, đồng thời thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về nâng cao sức khỏe cho nhân dân và tăng cường quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực y dược trên địa bàn Thành phố.

TP. Hồ Chí Minh sẽ có khu công nghiệp chuyên về y dược đầu tiên cả nước. (ảnh minh hoạ)

Đề án này với 2 mục tiêu tổng quát gồm: Chú trọng chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc và thiết bị y tế, đặc biệt ưu tiên sản xuất thiết bị y tế kỹ thuật cao, sản xuất vắc xin, sinh phẩm, các thuốc mới, thuốc phát minh để đáp ứng nhu cầu phòng, chữa bệnh trong nước, từng bước thay thế thuốc nhập khẩu, hướng tới xuất khẩu với lợi thế cạnh tranh về chất lượng và giá và hình thành và phát triển khu công nghiệp chuyên ngành y dược tại TP. Hồ Chí Minh.

Theo chương trình phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 của Chính phủ, danh mục các dự án trọng điểm kêu gọi đầu tư bao gồm 1 dự án Khu công nghiệp tại miền Bắc và 1 dự án Khu công nghiệp tại miền Nam hoặc miền Trung với mục tiêu xây dựng mới cơ sở hạ tầng khu công nghiệp thu hút các nhà đầu tư FIE chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc phát minh, thuốc generic có dạng bào chế công nghệ cao, vắc xin, sinh phẩm y tế, thuốc sinh học giá trị kinh tế cao.

Khu Công nghiệp Lê Minh Xuân 2 được lựa chọn là nơi đặt khu công nghiệp tập trung về y dược đầu tiên của cả nước.

Có thể khẳng định, việc phát triển khu công nghiệp chuyên ngành y, dược là một chủ trương mang tính đột phá của TP. Hồ Chí Minh.

Khu công nghiệp này sẽ có các chức năng chính là trung tâm nghiên cứu phát triển và đổi mới sáng tạo về lĩnh vực y dược; tập trung các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm chuyên ngành y dược và sản phẩm phụ trợ thuộc phân khúc kỹ thuật cao; trung tâm giao dịch về các sản phẩm chuyên ngành y dược và sản phẩm phụ trợ.

Cũng trong thời gian qua, TP. Hồ Chí Minh đã có các buổi làm việc với Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế và Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Chương trình 376 để đạt được sự đồng thuận và đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án trên thuộc các Dự án trọng điểm kêu gọi đầu tư quy định tại Quyết định số 376/QĐ-TTg.

Dự kiến Khu công nghiệp chuyên ngành y dược sẽ hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đưa vào hoạt động từ năm 2030 với các chính sách hỗ trợ đặc biệt từ Chính phủ và TP. Hồ Chí Minh để thúc đẩy, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đưa sản phẩm ra thị trường trong thời gian sớm nhất.

Tiến Phòng
Bài viết cùng chủ đề: Công nghiệp dược

Tin cùng chuyên mục

Cơ hội lớn cho ngành giao thông và công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương lấy ý kiến Thông tư hướng dẫn thiết kế cơ sở dự án khai thác khoáng sản

PMI ngành sản xuất của Việt Nam tháng 4 giảm còn 45,6 điểm

Số hoá trong ngành công nghiệp: Doanh nghiệp sản xuất đã sẵn sàng?

Phát triển công nghiệp thời chiến: Xây nền kinh tế, chi viện tiền tuyến

Ninh Bình công bố quy hoạch mới, xác định các động lực tăng trưởng trong tình hình mới

5 giải pháp ‘kích hoạt’ tiềm năng ngành công nghiệp hóa chất

Vượt sóng kinh tế thế giới, Việt Nam chủ động bứt phá

Chuẩn hóa thiết kế mỏ: Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo thông tư mới

Ninh Bình: Chủ động thích ứng chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, sát cánh cùng doanh nghiệp xuất khẩu

Tổng hội Cơ khí: Đổi mới tư duy, chủ động hội nhập

Kinh tế tư nhân - lực đẩy cho ngành thép chuyển mình

Hải Phòng: Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Tiên Thanh

Động lực tăng trưởng mới từ công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình

Tăng trưởng kinh tế lan tỏa từ các ‘trụ cột’ công nghiệp địa phương

Quảng Ngãi tính chuyện lấn biển làm sân bay Lý Sơn

Việt Nam sắp có ray thép cho đường sắt tốc độ cao và công nghiệp quốc phòng

Doanh nghiệp cơ khí trong nước có thể chế tạo được đầu máy, toa xe

Tăng trưởng công nghiệp quý I: Địa phương nào giữ 'ngôi vương'?

Quý I/2025: Công nghiệp bứt phá, xác lập kỷ lục 5 năm