Thứ tư 14/05/2025 05:33

TP. Hồ Chí Minh kiến nghị tăng thu thuế nhà đất thứ hai trở lên

TP. Hồ Chí Minh vừa đề xuất hai phương án tăng mức thu thuế liên quan đến nhà và đất thứ hai trở lên cho Bộ Kế hoạch Đầu tư thẩm định trước khi trình Chính phủ.

Trong dự thảo nghị quyết thay thế Nghị quyết 54 vừa gửi lên Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định trước khi trình Chính phủ, UBND TP. Hồ Chí Minh kiến nghị tăng thu thuế nhà, đất mà người sở hữu không trực tiếp sử dụng hoặc có nhà, đất thứ hai trở lên.

TP. Hồ Chí Minh đề xuất hai phương án tăng thu thuế liên quan đễn nhà đất thứ hai trở lên

Cụ thể, UBND TP. Hồ Chí Minh đề xuất 2 phương án thu thuế nhà, đất thứ hai. Theo đó, phương án một, TP. Hồ Chí Minh kiến nghị thí điểm thu thuế nhà và đất ở mà người sở hữu không trực tiếp sử dụng. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ quy định mức thuế, phương pháp tính và thời gian áp dụng.

Còn phương án thứ hai, TP. Hồ Chí Minh đề xuất tăng mức thu liên quan đến nhà, đất thứ hai trở lên. Trong đó, thu lệ phí trước bạ khi mua, nhận chuyển nhượng; thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động chuyển nhượng nhà, đất thứ hai trở lên.

Mức tăng thu thuế nhà, đất thứ hai trở lên do HĐND TP. Hồ Chí Minh quyết định, gồm: Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đối với đất ở (không quá 5 lần mức hiện hành), còn thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động chuyển nhượng nhà đất thứ hai trở lên (không quá 2 lần mức hiện hành). Ngoài ra, tăng tỷ lệ thu lệ phí trước bạ khi mua, nhận chuyển nhượng nhà đất thứ hai trở lên từ mức 0,5% giá trị chuyển nhượng lên mức 2%. Trong đó, mức tối đa chuyển nhượng một hồ sơ từ mức 500 triệu đồng lên một tỷ đồng.

Theo UBND TP. Hồ Chí Minh, hai phương án trên nếu được chấp thuận thực hiện sẽ hạn chế đầu cơ bỏ hoang nhà, đất trong dự án bất động sản, gây lãng phí nguồn lực xã hội. Ngoài ra, đây cũng là cơ sở để xây dựng chính sách chung sau này.

Bên cạnh kiến nghị tăng thu thuế liên quan đến nhà đất, dự thảo này cũng đề xuất cơ chế, chính sách trên 7 lĩnh vực, gồm: Tài chính ngân sách; quản lý đầu tư; đô thị, tài nguyên môi trường; ngành, nghề ưu tiên thu hút nhà đầu tư chiến lược; quản lý khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; tổ chức bộ máy, phân cấp, phân quyền…; cơ chế phân cấp, phân quyền, ủy quyền và tổ chức bộ máy TP. Thủ Đức... Theo quy trình, sau khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét và cho ý kiến, dự thảo sẽ được gửi lên Chính phủ để trình Quốc hội.

Trước đó nhằm tạo động lực mới để TP. Hồ Chí Minh bứt phá, năm 2017 Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 54 với nhiều cơ chế đặc thù cho TP. Hồ Chí Minh. Song, sau 4 năm thực hiện, hầu hết chính sách đặc thù về quản lý tài chính như cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, nguồn thu từ đấu giá tài sản công nhằm tăng nguồn thu chưa thể thực hiện...

Minh Khuê

Tin cùng chuyên mục

Góc khuất doanh nghiệp bất động sản chưa đăng ký hợp đồng mẫu - Bài 3: Chiêu trò 'lách luật' huy động vốn

Mua nhà ở xã hội: Hiểu sai một dòng, lỡ cả giấc mơ

Góc khuất doanh nghiệp bất động sản chưa đăng ký hợp đồng mẫu - Bài 2: Chủ đầu tư coi thường luật

Hà Nam, Ninh Bình 'nóng' đất nền đấu giá

Góc khuất doanh nghiệp bất động sản chưa đăng ký hợp đồng mẫu- Bài 1: Tràn lan ‘cài cắm' điều khoản trái luật

Izumi City: Kênh tích sản an toàn trong bối cảnh kinh tế 2025

Giá biệt thự, liền kề Hà Nội tăng: Nhà đầu tư cẩn trọng

Thị trường căn hộ chung cư 2025 chuyển mình mạnh mẽ

Bất động sản Đan Phượng: Điểm sáng vùng ven Hà Nội

Du lịch sôi động, bất động sản nghỉ dưỡng đón cơ hội

Thanh Hóa đón sóng đầu tư, bất động sản tăng tốc

Van Phuc City - Công trình tiêu biểu của TP. Hồ Chí Minh

Giải mã công thức “3T bất bại” của quỹ căn Boutique Gate

Gia Lâm: Từ 'cửa ngõ' thành 'tâm điểm' đầu tư mới

Căn hộ giá 2 tỷ ở Hà Nội: "Tưởng không dễ mà dễ không tưởng"

Giao dịch đất thổ cư Hà Nội giảm, thị trường giằng co kéo dài

Đi tìm không gian sống cho những gia đình đa thế hệ

Ruby Tree Golf Villas – thiên đường nghỉ dưỡng tại Đồ Sơn

Chung cư Hà Nội đang trên đà giảm giá?

Bất động sản ven Hà Nội bứt phá nhờ đại đô thị