TP. Hồ Chí Minh kiến nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết mới thay thế Nghị quyết 54
Phát triển kinh tế Thứ tư, 18/05/2022 - 17:11 Theo dõi Congthuong.vn trên
TP. Hồ Chí Minh cần kiên quyết hủy bỏ dự án chậm triển khai Chủ tịch TP. Hồ Chí Minh chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc 38 dự án bất động sản |
Nghị quyết 54 tạo động lực mới, tăng tốc phát triển
Báo cáo về tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết 54 của Quốc hội tại buổi giám sát Đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Hồ Chí Minh chiều ngày 17/5, ông Võ Văn Hoan - Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh - cho biết, Nghị quyết 54 đã trao một số cơ chế chính sách đặc thù cho thành phố với nhóm 4 lĩnh vực: Quản lý đất đai; quản lý đầu tư; quản lý tài chính-ngân sách và cơ chế phân cấp, ủy quyền; chế độ, chính sách cho cán bộ công chức, viên chức. Nghị quyết 54 có hiệu lực từ tháng 1/2018 đến hết năm 2022. Trên cơ sở đó, Thành ủy TP. Hồ Chí Minh cũng ban hành Nghị quyết 08, HĐND ban hành Nghị quyết 25, UBND Thành phố đã ban hành kế hoạch để cụ thể hóa nội dung trong quá trình tổ chức triển khai, thực hiện Nghị quyết 54.
![]() |
TP. Hồ Chí Minh kiến nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết mới thay thế Nghị quyết 54, nhằm tiếp tục tạo động lực mới cho thành phố tăng tốc và phát triển kinh tế - xã hội |
Theo Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh, nội dung đầu tiên được triển khai về chế độ, chính sách cho cán bộ công chức, viên chức là chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức tối đa là 1,8 lần mức lương theo ngạch, bậc. Qua đó, tạo động lực, cải thiện đời sống, khuyến khích cán bộ, công chức gắn bó lâu dài. Đồng thời, thúc đẩy cán bộ, công chức và người lao động làm việc tích cực hơn, hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Về quản lý đất đai, Nghị quyết 54 trao quyền cho thành phố quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa từ 10ha trở lên, giúp rút gọn quy trình, tiết kiệm thời gian. Trước đây phải mất khoảng 6 tháng để chờ ý kiến Thủ tướng như trước.
Về cơ chế phân cấp, ủy quyền TP. Hồ Chí Minh triển khai cho cấp huyện đạt được nhiều hiệu quả tích cực. Đặc biệt, việc thực hiện ủy quyền đã giúp rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính về các lĩnh vực được ủy quyền ở một số cơ quan, đơn vị…
Nhì chung, những chính sách đặc thù của Nghị Quyết 54 đã tạo động lực mới, tích cực để một đô thị đặc biệt, là đầu tàu kinh tế - xã hội tăng tốc và phát triển.
Kiến nghị ban hành Nghị quyết mới thay thế Nghị quyết 54
Bên cạnh những kết quả đạt được, Phó Chủ tịch Võ Văn Hoan cũng nhìn nhận một số hạn chế trong việc triển khai Nghị quyết 54. Cụ thể, trong quá trình thực hiện Nghị quyết 54, thành phố đã nhìn thấy còn nhiều việc chưa làm được, thậm chí có thể chưa tận dụng hết 50% cơ chế mà Nghị quyết 54 đề ra.
Ngoài ra, một số cơ chế, chính sách đặc thù chưa phát huy, triển khai đầy đủ, kịp thời như mong đợi. Đặc biệt, trong lĩnh vực quản lý đất đai và đầu tư, dù đã rút ngắn được thời gian lập hồ sơ, nhưng các quy trình, thủ tục tiếp theo còn chậm, nên tất cả các dự án đều chưa hoàn thành tiến độ; thành phố chưa có đủ nguồn vốn đáp ứng nhu cầu đầu tư hạ tầng...
Từ thực tiễn trong quá trình triển khai Nghị quyết 54, TP. Hồ Chí Minh kiến nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết mới thay thế Nghị quyết số 54/2017 theo hướng kế thừa và tích hợp tất cả cơ chế, chính sách mà thành phố cần Trung ương hỗ trợ để phát triển tương xứng với vị trí đầu tàu về kinh tế - xã hội của cả nước. Trong đó có cơ chế, chính sách đặc thù đối với Đề án xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh; cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Thủ Đức và phân cấp quản lý một số lĩnh vực cho thành phố. Đồng thời tiếp tục áp dụng những cơ chế, chính sách đặc thù trong lĩnh vực tài chính - ngân sách…
“Dự kiến trong tháng 6, TP. Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị lấy ý kiến về dự thảo báo cáo thực hiện Nghị quyết 54 và dự thảo nghị quyết thay thế Nghị quyết 54. Đồng thời, TP. Hồ Chí Minh kỳ vọng Quốc hội sẽ ban hành nghị quyết mới vào cuối năm 2022” - ông Võ Văn Hoan thông tin.
Bà Văn Thị Bạch Tuyết - Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Hồ Chí Minh, khẳng định mặc dù cơ chế, chính sách đặc thù của Nghị quyết 54 đã tạo động lực mới, tích cực để một đô thị đặc biệt, đầu tàu về kinh tế - xã hội của cả nước tăng tốc phát triển thời gian qua, nhưng việc thực hiện Nghị quyết 54 thời gian qua chưa mang lại kết quả như mong đợi. Do đó, đề nghị UBND TP. Hồ Chí Minh cần phân tích sâu các nguyên nhân, tiếp thu các ý kiến góp ý để xây dựng dự thảo Nghị quyết mới thay thế Nghị quyết 54 trình Quốc hội.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Thành phố Đà Nẵng cần làm gì để thu hút các “đại bàng” đến đầu tư?

Nghệ An: Nông dân phấn khởi khi giá hành lá tăng 4 lần

Tỉnh Đắk Nông: Sản xuất công nghiệp và thương mại tăng trưởng khá

Hà Giang: Thu hút đầu tư hạ tầng để phát triển thương mại - dịch vụ

Tỉnh Gia Lai: Hàng loạt cây thông tại dự án "khủng" của FLC có nguy cơ chết khô
Tin cùng chuyên mục

Đắk Nông: Đấu giá chợ nông sản sau gần 10 năm bỏ hoang

Quảng Nam xin chuyển 25ha rừng tự nhiên để làm đường đến vùng sâm Ngọc Linh

Tỉnh Quảng Ninh: Công tác giải ngân vốn đầu tư công đang bị chậm tiến độ

Thừa Thiên Huế: Công tác xúc tiến, thu hút đầu tư khởi sắc

Phát huy tối đa tiềm năng vùng kinh tế Đông Bắc bộ

Nghệ An: Nhức nhối khai thác hải sản kiểu tận diệt

Bình Dương được vinh danh Top 7 cộng đồng thông minh tiêu biểu thế giới lần thứ 2 liên tiếp

Yên Bái tăng cường cải cách hành chính toàn diện

Đồng Tháp tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số

Tỉnh Quảng Ninh tìm cách gỡ khó cho các chủ tàu thuyền khi giá nhiên liệu tăng cao

Thu hút đầu tư tại tỉnh Bắc Giang 6 tháng đầu năm: Đạt gần 610 triệu USD

Khoa học - công nghệ: Lực đẩy để tỉnh Hà Giang hoàn thành các mục tiêu lớn

Đắk Nông thống nhất thực hiện Dự án đường cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành (Bình Phước)

Quảng Trị: Không đưa vật liệu xây dựng chưa công nhận hợp quy vào công trình

TP. Hồ Chí Minh: Gần 100% người dân thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt

Thành phố Hà Nội: Vốn FDI chảy mạnh vào khu công nghiệp

Vì sao Dĩ An và Dầu Tiếng 10 năm không có sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu?

Doanh nghiệp sản xuất miền Trung - Tây Nguyên khôi phục sau dịch Covid-19: Bài 3- Tận dụng lợi thế các FTA đẩy mạnh xuất khẩu

Nghề lái đò du lịch Tràng An: Hồi sinh sau đại dịch
