TP. Hồ Chí Minh hướng tới một trung tâm tài chính toàn cầu

Nếu có những cải cách về tài chính quan trọng, phù hợp, TP. Hồ Chí Minh có tiềm năng phát triển là một trung tâm nổi trội về tài chính mang tính toàn cầu. Đó là khuyến nghị của Chuyên gia cấp cao của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)- Donald Lambert về phát triển khu vực tư nhân.

Tại Diễn đàn Kinh tế TP. Hồ Chí Minh năm 2019, tổ chức mới đây, người ta đã bàn thảo, nhắc nhiều tới việc “phát triển TP. Hồ Chí Minh trở thành một trung tâm tài chính toàn cầu”. Mong muốn này đã đưa TP. Hồ Chí Minh gia nhập vào một danh sách đang kéo dài các thành phố thuộc nhiều quốc gia khác nhau tuyên bố ý định trở thành những nơi trung gian của nguồn vốn toàn cầu. Tuy nhiên, mong muốn là một chuyện, hiện thực hóa nó là một con đường không phải dễ dàng, đòi hỏi phải có những quyết sách thích hợp và một quyết tâm chính trị lớn.

tp ho chi minh huong toi mot trung tam tai chinh toan cau
Ảnh minh họa

Kinh nghiệm cho thấy, đối với rất nhiều thành phố đã từng khao khát trở thành trung tâm tài chính, Dubai (thuộc Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất) là một hình mẫu. Trong thập niên 2000, Dubai đã nổi lên như một trung tâm tài chính toàn cầu. Tại thời điểm chuyển giao Thiên niên kỷ (2001), Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất có GDP mới là 104 tỉ USD. Tuy nhiên, đến năm 2018, nền kinh tế của quốc gia này không chỉ tăng gấp 4 lần về quy mô, mà còn trở nên ít phụ thuộc hơn vào dầu mỏ, trong đó các dịch vụ tài chính đã trở thành một động lực tăng trưởng cơ bản nhờ điểm sáng là từ Dubai.

Dubai đạt được vị thế này chủ yếu là nhờ vào sức mạnh của ý chí. Bởi Dubai không phải là một trong những trụ cột của kinh tế thế giới như New York (Mỹ) hay London (Anh)... Dubai cũng không được hưởng lợi từ di sản thực dân là luật pháp Anh và các kỹ năng ngôn ngữ, hay những ngẫu nhiên của lịch sử như sự chi phối của Chicago (Mỹ) đối với nền nông nghiệp miền Trung Tây Hoa Kỳ dẫn tới thương mại hàng hóa, hay vai trò trung lập chính trị của Thụy Sĩ dẫn tới quản lý tài sản tư nhân chỉ là thứ yếu.

Câu chuyện thành công của Dubai khó lặp lại với các thành phố khác. Thứ nhất, bởi thành phố này có một số lợi thế về mặt địa lý, như là trung tâm vận tải hàng không toàn cầu và có những láng giềng giàu có với nguồn tiền nhàn rỗi từ dầu mỏ sẵn sàng đầu tư vào Dubai.

Thứ hai, Dubai không có bất kỳ đối thủ tương đương rõ rệt nào trong khu vực về phát triển các dịch vụ tài chính có thể lấp vào khoảng trống hiếm hoi còn lại, xét tới sự nở rộ sau đó của các trung tâm tài chính đầy khát vọng.

Thứ ba, ý ​​chí chính trị của Dubai và cao hơn là quốc gia hết sức mạnh mẽ, đã mở rộng tới mức sửa đổi Hiến pháp Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất năm 2004 để cung cấp khuôn khổ pháp lý cần thiết cho một trung tâm tài chính toàn cầu.

Cuối cùng, Dubai cũng là thành phố sẵn sàng chi tiêu. Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất đầu tư cho những thay đổi pháp lý, mức lương cho chuyên gia nước ngoài, cơ sở hạ tầng vật chất và ưu đãi thuế tại đây rất tốt.

Ông Donald Lambert cho rằng, cách tiếp cận tốt hơn cho hầu hết các quốc gia, bao gồm Việt Nam (biến TP. Hồ Chí Minh thành trung tâm tài chính toàn cầu), trước hết cần tập trung vào việc trở thành một trung tâm tài chính quốc gia. Bởi lẽ, hiện Việt Nam đang và vẫn tiếp tục có nhu cầu đầu tư khổng lồ. Riêng về cơ sở hạ tầng, nhu cầu đầu tư hàng năm của Việt Nam ước tính cần khoảng 18 - 20 tỉ USD. Nếu TP. Hồ Chí Minh có thể trở thành một đơn vị trung gian thu hút vốn một cách hiệu quả từ trong nước mà cả vốn quốc tế, không chỉ thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế của Việt Nam, mà còn khiến TP. Hồ Chí Minh tăng cường các kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết để chuyển đổi từ một trung tâm tài chính quốc gia thành toàn cầu.

tp ho chi minh huong toi mot trung tam tai chinh toan cau
Một góc TP. Hồ Chí Minh. Ảnh minh họa

Một trung tâm tài chính quốc gia, sau đó là trung tâm tài chính toàn cầu, đòi hỏi cần phải đầu tư cho cơ sở hạ tầng vật chất cũng như giáo dục và đào tạo, trong đó, những cải cách chính sách vẫn là điều kiện thiết yếu. Kinh nghiệm từ các trung tâm tài chính toàn cầu trên khắp thế giới cho thấy, có một số đặc điểm chung như sau:

  1. Khung pháp lý toàn diện.

Các nhà đầu tư quốc tế cần luật pháp rõ ràng với việc thực thi có thể dự đoán được. Hiện tại, Việt Nam có một số luật quan trọng cần được tăng cường hoặc ban hành, bao gồm Luật Chứng khoán, Luật Các tổ chức tín dụng và Luật về Đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP) để thu hút thêm đầu tư vào chứng khoán, ngân hàng và cơ sở hạ tầng trong nước.

  1. Cơ sở hạ tầng thị trường vững chắc.

Các nhà đầu tư bị hấp dẫn bởi những thị trường nơi họ có thể hoàn tất giao dịch một cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Việt Nam đang tụt hậu trong một số lĩnh vực quan trọng. Các phương thức quyết toán tổng một cách tức thời theo thời gian thực (real time gross settlement) và giao, thanh toán (delivery-versus-payment) chưa phát triển. Cơ chế bù trừ ròng chưa đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, buộc các ngân hàng nước ngoài phải nắm giữ thêm vốn dự phòng rủi ro ở Việt Nam. Việt Nam không có lãi suất tiêu chuẩn ngắn hạn theo thị trường, vốn là nền tảng cho rất nhiều thành tố khác của thị trường vốn hiện đại.

  1. Độc lập về chính sách tiền tệ.

Nhà đầu tư muốn có khả năng dự đoán đối với chính sách, hàm ý ở đây là các quyết sách tiền tệ phải được đưa ra với mức độ độc lập nhất định. Điều này bao gồm tính linh hoạt của tỷ giá hối đoái, sự ổn định lãi suất liên ngân hàng, xác định tỷ lệ lạm phát.

  1. Các cơ chế mạnh mẽ để chống rửa tiền và chống tài trợ cho khủng bố.

Bản thân Việt Nam đã cam kết thực thi các khuyến nghị của Lực lượng Đặc nhiệm hành động tài chính về chống rửa tiền và chống tài trợ cho khủng bố. Đây là những yếu tố then chốt bảo đảm rằng, các ngân hàng và nhà đầu tư nước ngoài có thể giao dịch an toàn tại thị trường trong nước của Việt Nam.

Theo chuyên gia Donald Lambert, quỹ đạo tăng trưởng của Việt Nam chỉ cần khai thác hiệu quả cơ hội phát triển của TP. Hồ Chí Minh, đến năm 2050, Việt Nam có thể nằm trong số 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới. TP. Hồ Chí Minh có thể phối hợp với trung ương thực hiện những cải cách tài chính quan trọng đi theo mô hình của Tokyo (Nhật Bản) hay Thượng Hải (Trung Quốc)..., bởi các thành phố này vốn đã trở thành những trung tâm tài chính toàn cầu, bằng cách trước hết là tài trợ cho sự phát triển của nền kinh tế trong nước.

Ngọc Quỳnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Cơn bão giá vật liệu xây dựng đang càn quét Thanh Hóa

Cơn bão giá vật liệu xây dựng đang càn quét Thanh Hóa

Một cơn bão giá vật liệu xây dựng đang càn quét tại tỉnh Thanh Hóa, người dân, doanh nghiệp lao đao, chính quyền căng não tìm giải pháp.
Vĩnh Phúc: Phát động phong trào thi đua

Vĩnh Phúc: Phát động phong trào thi đua 'Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Bình dân học vụ số'

Chiều 9/5, tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức lễ phát động phong trào thi đua “Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Bình dân học vụ số”, kết nối 13 điểm cầu cấp huyện, xã.
TP. Hồ Chí Minh phát triển thêm 14 khu công nghiệp mới

TP. Hồ Chí Minh phát triển thêm 14 khu công nghiệp mới

TP. Hồ Chí Minh sẽ đầu tư 14 khu công nghiệp mới 3.833 ha, chia làm 3 giai đoạn từ nay đến năm 2033, nhằm mở rộng không gian sản xuất gắn với tăng trưởng xanh.
70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng: Thành tựu và khát vọng vươn mình

70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng: Thành tựu và khát vọng vươn mình

Ngày 9/5, TP. Hải Phòng tổ chức hội thảo “70 năm xây dựng và phát triển Hải Phòng - Thành tựu và khát vọng vươn mình”, nhân kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng.
Đà Nẵng

Đà Nẵng 'bắt tay' Vingroup thúc đẩy chuyển đổi xanh, chuyển đổi số

Sở Khoa học và Công nghệ Đà Nẵng và Tập đoàn Vingroup hợp tác thúc đẩy chuyển đổi xanh trong khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Tin cùng chuyên mục

Hải Phòng: Tưng bừng hợp luyện duyệt đội ngũ và diễu hành

Hải Phòng: Tưng bừng hợp luyện duyệt đội ngũ và diễu hành

Sáng 9/5, tại Quảng trường Nhà hát TP. Hải Phòng và các tuyến đường dải trung tâm thành phố, diễn ra chương trình duyệt đội ngũ và diễu hành quần chúng lần 3.
Quảng Bình: Phát động phong trào “Bình dân học vụ số”

Quảng Bình: Phát động phong trào “Bình dân học vụ số”

Sáng 9/5, tỉnh Quảng Bình đã phát động phong trào “Bình dân học vụ số”, thúc đẩy chính quyền điện tử, đô thị thông minh và hạ tầng số.
Trí tuệ nhân tạo: Động lực mới phát triển Đà Nẵng

Trí tuệ nhân tạo: Động lực mới phát triển Đà Nẵng

Sáng 9/5, UBND thành phố Đà Nẵng tổ chức hội thảo 'Trí tuệ nhân tạo - Động lực mới phát triển Đà Nẵng'.
Doanh nghiệp Đắk Nông nỗ lực đa dạng hoá thị trường xuất khẩu

Doanh nghiệp Đắk Nông nỗ lực đa dạng hoá thị trường xuất khẩu

Trong bối cảnh thị trường xuất khẩu toàn cầu đối mặt với nhiều biến động, các doanh nghiệp tại Đắk Nông đang nỗ lực tìm kiếm hướng đi mới.
Thái Bình: Bắt giữ 671 vụ buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Thái Bình: Bắt giữ 671 vụ buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

4 tháng đầu năm 2025, lực lượng chức năng tỉnh Thái Bình đã phát hiện, bắt giữ 671 vụ với 756 đối tượng vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Thanh Hóa:

Thanh Hóa: 'Tái sinh' Trung tâm Hội nghị Hàm Rồng

Sau nhiều năm bị bỏ hoang, UBND tỉnh Thanh Hóa đã đưa ra phương án để “tái sinh” Trung tâm Hội nghị Hàm Rồng tại phường Hàm Rồng, TP. Thanh Hóa.
TP. Hồ Chí Minh: Công nghiệp, xuất khẩu tăng mạnh trong tháng 4

TP. Hồ Chí Minh: Công nghiệp, xuất khẩu tăng mạnh trong tháng 4

Kinh tế TP. Hồ Chí Minh tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2025 tiếp tục phục hồi vững chắc, đặc biệt lĩnh vực công nghiệp, thương mại dịch vụ, xuất khẩu và đầu tư.
Mai một nghề muối Sa Huỳnh giữa vùng di sản văn hóa

Mai một nghề muối Sa Huỳnh giữa vùng di sản văn hóa

Nghề làm muối Sa Huỳnh được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, nhưng trong lòng không gian di sản ấy, diêm dân vẫn vật lộn mưu sinh giữ nghề.
Thanh Hóa phát động phong trào

Thanh Hóa phát động phong trào 'Bình dân học vụ số'

Tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức Lễ phát động phong trào “Bình dân học vụ số” với gần 52 nghìn cán bộ, đảng viên, người dân tham dự tại 1.018 điểm cầu trực tuyến.
Hải Phòng: "Thành phố Anh hùng" vươn mình bứt phá

Hải Phòng: "Thành phố Anh hùng" vươn mình bứt phá

Hải Phòng - "Thành phố Anh hùng", những ngày này Đảng bộ, chính quyền, nhân dân TP. Hải Phòng tự hào hướng về mốc son lịch sử kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng.
Hà Nội truy quét thuốc giả, sữa giả và thực phẩm bẩn

Hà Nội truy quét thuốc giả, sữa giả và thực phẩm bẩn

UBND TP. Hà Nội vừa có văn bản yêu các ngành chức năng tăng cường phối hợp, xử lý nghiêm các trường hợp sản xuất, buôn bán thuốc, sữa giả...
Đà Nẵng: Vùng dưa nức tiếng Trường Định được mùa

Đà Nẵng: Vùng dưa nức tiếng Trường Định được mùa

Vùng dưa Trường Định (thành phố Đà Nẵng) đang vào cao điểm thu hoạch với năng suất tốt, tuy nhiên, giá bán thấp hơn và sức tiêu thụ chậm hơn so với cùng kỳ.
Lịch cúp điện Tiền Giang từ ngày 8-10/5/2025 mới nhất

Lịch cúp điện Tiền Giang từ ngày 8-10/5/2025 mới nhất

Cập nhật lịch cúp điện (cắt điện) trên địa bàn tỉnh Tiền Giang từ ngày 8/5 đến 10/5/2025, thông tin từ Công ty Điện lực Tiền Giang
Ông Hoàng Nam làm Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị

Ông Hoàng Nam làm Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 868/QĐ-TTg về việc giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Hoàng Nam.
Hà Nội định hướng phát triển sản phẩm du lịch mới

Hà Nội định hướng phát triển sản phẩm du lịch mới

Hà Nội triển khai quy hoạch du lịch đến năm 2045, tập trung phát triển hạ tầng, sản phẩm đặc sắc, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thủ đô.
Trên 99% cử tri Cà Mau và Bạc Liêu đồng thuận sáp nhập tỉnh

Trên 99% cử tri Cà Mau và Bạc Liêu đồng thuận sáp nhập tỉnh

Theo UBND tỉnh Cà Mau, có tới 455.779 cử tri trên địa bàn hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu đã bỏ phiếu đồng thuận với đề án sắp xếp tỉnh, đạt tỉ lệ 99,15%.
Sản vật cao nguyên Lâm Đồng sắp hội tụ tại Hà Nội

Sản vật cao nguyên Lâm Đồng sắp hội tụ tại Hà Nội

Từ ngày 16-18/5, tỉnh Lâm Đồng sẽ tổ chức chuỗi hoạt động quảng bá văn hoá, du lịch, thương mại, đầu tư, đặc biệt là các sản vật cao nguyên tại Hà Nội.
Sáp nhập Đà Nẵng – Quảng Nam: Hình thành vùng kinh tế trọng điểm

Sáp nhập Đà Nẵng – Quảng Nam: Hình thành vùng kinh tế trọng điểm

Việc sáp nhập Đà Nẵng và Quảng Nam mở ra cơ hội tái cấu trúc không gian phát triển, định hình trung tâm kinh tế mới cho khu vực Trung Trung Bộ.
Thành phố Huế: Lập đội liên ngành xử lý vấn nạn môi trường du lịch

Thành phố Huế: Lập đội liên ngành xử lý vấn nạn môi trường du lịch

Chủ tịch UBND thành phố Huế yêu cầu các sở, ban, ngành xây dựng đề án thành lập đội liên ngành cấp thành phố để xử lý các vấn nạn về môi trường du lịch.
Đồn Biên phòng Cát Bà cứu nạn thành công 6 thuyền viên bị nạn trên biển

Đồn Biên phòng Cát Bà cứu nạn thành công 6 thuyền viên bị nạn trên biển

Đồn Biên phòng Cát Bà, TP. Hải Phòng vừa cứu nạn thành công 6 thuyền viên bị nạn trên vùng biển Cát Bà, do sóng to, sương mùa dày đặc.
Mobile VerionPhiên bản di động