Đề xuất thí điểm thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng Sở nào tại TP. Hồ Chí Minh sẽ tổ chức thi tuyển chức danh lãnh đạo? Bàn nhiều nội dung quan trọng phát triển kinh tế - xã hội |
Ngày 13/6, tại Hội nghị lần thứ 31 Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh khóa XI, nhiệm kỳ 2020-2025, bà Lê Thị Huỳnh Mai - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh đã có báo cáo về quy hoạch TP. Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Bà Lê Thị Huỳnh Mai - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh - (Ảnh: Việt Dũng) |
Theo bà Lê Thị Huỳnh Mai, Quy hoạch xây dựng các kịch bản phát triển phát triển TP. Hồ Chí Minh với tốc độ tăng trưởng 8,5% - 9%. GRDP bình quân đầu người đến 2030 dự kiến đạt từ 14.800 - 15.400 USD…
Quy hoạch TP. Hồ Chí Minh cũng xác định rõ các nhiệm vụ trọng tâm và đột phá phát triển. Trong đó, có các định hướng, ưu tiên phát triển các ngành, lĩnh vực quan trọng như đẩy mạnh áp dụng các mô hình kinh tế đổi mới sáng tạo (kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, kinh tế chia sẻ); một số lĩnh vực kinh tế đặc thù như kinh tế đô thị, kinh tế biển...
Về phương hướng phát triển ngành, không gian, bà Lê Thị Huỳnh Mai thông tin: Quy hoạch TP. Hồ Chí Minh xác định 3 tiểu vùng, gồm: Khu vực đô thị trung tâm; TP. Thủ Đức; khu vực ngoại thành. Cùng với đó, xác định 2 hành lang quốc gia gồm: Đông - Tây (TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài); Bắc - Nam; 1 hành lang vùng là sông Đồng Nai - Sài Gòn - Thị Vải – Soài Rạp; 10 trục không gian với 9 trục chủ đạo và 1 trục ven biển.
Phối cảnh dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ - ảnh minh họa (nguồn Portcoast) |
Quy hoạch cũng xác định các khu chức năng về kinh tế, công nghiệp, công nghệ cao… Trong đó, TP. Hồ Chí Minh sẽ hình thành khu thương mại tự do (FTZ) gắn với cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ và vịnh Gành Rái (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) khoảng 1.000-2.000ha…
Để phát triển kinh tế nhanh, bền vững, tiếp tục nâng cao hiệu quả quá trình công nghiệp hóa và thúc đẩy quá trình dịch vụ hóa... Quy hoạch thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050, TP. Hồ Chí Minh ưu tiên đẩy nhanh tiến độ đầu tư và xây dựng kết cấu hạ tầng cấp quốc gia và cấp vùng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Trong đó, hình thành Trung tâm tài chính quốc tế, khu đô thị du lịch biển Cần Giờ; đầu tư và xây dựng trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D)… Cùng với đó, đầu tư nghiên cứu và hỗ trợ chuyển giao công nghệ cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ tự động hóa, công nghệ vật liệu mới, năng lượng sạch; tập trung đầu tư và phát triển theo các dự án trong lĩnh vực công nghiệp mạch tích hợp bán dẫn, công nghệ thiết kế, chế tạo linh kiện, vi mạch điện tử tích hợp (IC), điện tử linh hoạt (PE), chip, pin công nghệ mới, vật liệu mới, công nghiệp năng lượng sạch... Ngoài ra, TP. Hồ Chí Minh đầu tư và xây dựng, phát triển hệ thống các trung tâm chuyên ngành, khẳng định vai trò trung tâm quốc gia, quốc tế của TP. Hồ Chí Minh như: Trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, văn hóa thể thao, giáo dục, khoa học công nghệ… Đồng thời, sắp xếp, tổ chức lại và thu hút đầu tư xây dựng trục không gian chủ đạo sông Sài Gòn gắn với vùng Đông Nam Bộ, đặc biệt đoạn đi qua khu vực nội thành và khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ hướng tới trở thành khu du lịch quốc gia, có ý nghĩa quốc tế. Đáng chú ý, quy hoạch thời kỳ này cũng cho phép nghiên cứu một số đề án có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh như xây dựng Luật Quản lý và Phát triển thành phố đặc biệt; phát triển các dự án nhà máy điện gió ngoài khơi khu vực biển Cần Giờ và dự án vịnh Gành Rái “đầu mối” kết nối khu vực phía Nam TP. Hồ Chí Minh với vùng Đông Nam Bộ… |