TP. Hồ Chí Minh: Dồn lực chống buôn lậu, hàng giả
Quản lý thị trường Thứ năm, 31/12/2020 - 17:29 Theo dõi Congthuong.vn trên
Thu giữ hàng triệu sản phẩm hàng hóa dởm
Trong năm 2020, Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh tích cực kiểm tra và phát hiện nhiều vụ buôn lậu lớn, thu giữ nhiều hàng hóa vi phạm. Cụ thể, lực lượng Hải quan thành phố đã xử lý 1.428 vụ vi phạm trong năm 2020, trị giá hàng hóa vi phạm hơn 1.285 tỷ đồng. Cục Hải quan thành phố đã ra quyết định khởi tố hình sự 8 vụ buôn lậu, chuyển cơ quan công an đề nghị khởi tố 25 vụ án.
Đặc biệt, trong năm 2020, lực lượng Hải quan đã bắt giữ 38 vụ vận chuyển trái phép các chất ma túy lớn và thu giữ hơn 51,1kg ma túy các loại. Đơn cử, tại cảng Cát Lái vào tháng 7/2020, Cục Hải quan thành phố phối hợp với cơ quan chức năng bắt giữ 40kg ma túy đá cất giấu trong ruột các khối đá xây dựng trước khi xuất khẩu sang Hàn Quốc. Trước đó, Hải quan thành phố đã triệt phá vụ buôn lậu 9,2kg ma túy được gửi hàng từ các nước châu Âu cất giấu trong các kiện hàng dưới dạng quà biếu.
![]() |
Lực lượng QLTT TP. Hồ Chí Minh kiểm tra một cửa hàng kinh doanh hàng tiêu dùng tại một trung tâm thương mại và phát hiệu nhiều sản phẩm có dấu hiệu giả mạo thương hiệu |
Năm 2020, Cục Quản lý thị trường (QLTT) TP. Hồ Chí Minh đã triệt xóa được nhiều vụ buôn lậu, chứa trữ, kinh doanh hàng giả, hàng nhái nhãn hiệu, hàng không rõ nguồn gốc, thu giữ hàng triệu sản phẩm. Từ đầu năm đến nay, Cục QLTT thành phố đã kiểm tra 3.419 vụ, 2.582 vụ vi phạm. Hàng hóa thu giữ chủ yếu là thuốc lá, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, trang thiết bị y tế, quần áo, giày dép, đò chơi trẻ em, phụ tùng xe máy, đồng hồ, mắt kính…
Đối với hàng nhập lậu, các đội QLTT đã phát hiện 575 vụ, tạm giữ hơn 3,1 triệu đơn vị sản phẩm và 141.876kg là thực phẩm, mỹ phẩm, đồ chơi trẻ em… Hàng giả phát hiện 860 vụ, tạm giữ hơn 1,4 triệu đơn vị sản phẩm. Hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ phát hiện 458 vụ, tạm giữ 9,4 triệu đơn vị sản phẩm và 76.815kg. Chỉ riêng mặt hàng thuốc lá nhập lậu, các đội QLTT đã phát hiện 141 vụ, tạm giữ 110.005 bao và 3.944 đơn vị sản phẩm thuốc lá điện tử, phụ kiện, tinh dầu. Ngoài ra lực lượng QLTT thành phố còn phát hiện 548 vụ vi phạm về nhãn hàng hóa, lập website bán hàng mà không thông báo, không niêm yết giá, không đăng ký kinh doanh…
Ông Trương Văn Ba - Cục trưởng Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh - cho biết, nhờ triển khai quyết liệt sự chỉ đạo của Bộ Công Thương, Tổng cục QLTT, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia và UBND TP. Hồ Chí Minh về công tác chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại…Cục QLTT thành phố trong năm 2020 đã triệt phá được một số kho hàng quy mô lớn chứa trữ hàng nhập lậu, thu giữ nhiều hàng hóa kinh doanh ở một số chợ, trung tâm thương mại, chặn đứng một số đường dây buôn lậu, sản xuất và kinh doanh hàng giả, hàng nhái co quy mô lớn và hoạt động có tính chất chuyên nghiệp.
Tăng cường kiểm soát thị trường
UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành Kế hoạch triển khai về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn. Theo đó, từ nay đến hết năm 2021, chính quyền thành phố yêu cầu các lực lượng 389 có kế hoạch cụ thể để tăng cường kiểm tra, xử lý tình trạng buôn lậu, sản xuất và kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại trên địa bàn. Các đơn vị cần phải thực hiện kế hoạch có trọng tâm, trọng điểm từng lĩnh lực, nhóm hàng, địa bàn; thực hiện kiểm soát, điều tra xử lý nghiêm đối tượng vi phạm thường xuyên, quyết liệt.
Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, ngoài hàng hóa nhập lậu, tình hình hàng hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong thời gian tới sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp trên địa bàn thành phố. Nguyên nhân do buôn bán hàng giả có lợi nhuận cao, người tiêu dùng thích sử dụng hàng có gắn thương hiệu nổi tiếng nhưng giá rẻ. Lợi nhuận thu được từ hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại đã dẫn đến tình trạng vận chuyển, chứa trữ, kinh doanh hàng lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng không nguồn gốc xuất xứ đưa vào thành phố gia tăng.
![]() |
Lực lượng QLTT TP. Hồ Chí Minh kiểm tra một cửa hàng bán hàng thời trang cao cấp và phát hiệu nhiều sản phẩm có dấu hiệu vi phạm về nhãn mác |
Trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2021, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa tăng mạnh, kéo theo gia tăng hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng giả nhãn hiệu. Ông Trương Văn Ba nhận định, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa tăng cao vào dịp cuối năm, đây cũng là cơ hội để các đối tượng sản xuất, buôn bán hàng gian, hàng giả, thực phẩm kém chất lượng lũng đoạn thị trường, thu lợi bất chính. Trước thực tế này, Cục QLTT thành phố đã đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường đồng loạt, mạnh mẽ trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2021.
Để đẩy lùi hàng lậu, hàng giả, ông Trương Văn Ba cho hay, lượng QLTT sẽ chủ động tăng cường quản lý địa bàn, bám điểm, xây dựng cơ sở cung cấp thông tin nhằm phục vụ công tác kiểm tra, kiểm soát đạt hiệu quả cao nhất; thường xuyên tuyên truyền phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức và nhân dân về công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với nội dung, hình thức đa dạng, phù hợp, có sức lan tỏa sâu, rộng để mỗi người thấy được quyền lợi, nghĩa vụ, tích cực tham gia công tác này.
Ông Đinh Ngọc Thắng - Cục trưởng Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh - cho biết, trong thời điểm trước, trong và sau Tết Tân Sửu, lực lượng hải quan thành phố sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp như nắm bắt, phát hiện phương thức, thủ đoạn buôn lậu, gian lận thương mại mới; tổ chức tuyên truyền cho các công ty dịch vụ thủ tục hải quan cần tìm hiểu kỹ về đối tác thuê dịch vụ, nguồn gốc lô hàng. Mặt khác, lực lượng hải quan thành phố sẽ tăng cường công tác phối hợp với các lực lượng công an, bộ đội biên phòng, QLTT để bảo đảm hiệu quả các công tác điều tra, phòng chống hàng lậu, gian lận thương mại có hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Quản lý thị trường Thừa Thiên Huế liên tiếp xứ lý cửa hàng kinh doanh điện thoại nhập lậu

Tỉnh Vĩnh Long: Phát hiện 1.240 bao thuốc lá nhập lậu

Buôn lậu đường cát tiếp tục tăng ở các tỉnh biên giới

Quản lý thị trường Lạng Sơn: Tăng cường phối hợp kiểm tra, kiểm soát thị trường

Tây Ninh: Xử phạt cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu trên mạng
Tin cùng chuyên mục

Quản lý thị trường Lào Cai: Phát hiện 750 gói bánh quy không rõ nguồn gốc xuất xứ

Quản lý thị trường Gia Lai phát hiện 36 lít thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu

Tây Ninh: Vận chuyển đường cát nhập lậu, 1 đối tượng bị phạt 16 triệu

Cục Quản lý thị trường Lai Châu: Góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình: Xử lý nghiêm hành vi găm hàng, thổi giá

Quản lý thị trường Hà Nội: Tạm giữ hàng nghìn thùng bánh bông lan nghi nhập lậu

Quản lý thị trường Hà Nội: Tăng cường kiểm tra, kiểm soát dịp SEA Games 31

QLTT Hà Nội: Quyết tâm "dẹp loạn" vi phạm trong kinh doanh xăng dầu

Quản lý thị trường Hà Nội: Thu giữ gần 2.000 đồ chơi trẻ em bạo lực

Quản lý thị trường Hà Nội: Kiểm soát hoạt động kinh doanh xăng dầu

Bình Thuận: Phát hiện cơ sở kinh doanh xăng dầu hoạt động không có giấy phép

Quản lý thị trường Quảng Ninh thực hiện tốt xử lý vi phạm hành chính

Quản lý thị trường Hà Nội: Kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm

Quản lý thị trường Hà Nội: Phát hiện điểm chiết, nạp LPG trái phép

Gian lận trong thương mại điện tử với nhiều thủ đoạn mới, tinh vi

Bà Rịa - Vũng Tàu: Buôn lậu, gian lận thương mại qua các cảng biển giảm

An Giang: Một cơ sở kinh doanh phân bón tiếp tục tái phạm chỉ sau 5 ngày kết thúc đình chỉ

Hà Nội: Tạm giữ 2.000 lít xăng dầu không rõ nguồn gốc

Quảng Trị: Thu giữ gần 2.000 chai bia Heineken và 1,5 tấn đường nhập lậu
