TP. Hồ Chí Minh: Doanh nghiệp kêu cứu vì bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Một doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh thời gian qua liên tục bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm kính mắt nhãn hiệu Phoenix.
TP. Hồ Chí Minh: Tập trung giám sát chặt hoạt động kinh doanh vàng TP. Hồ Chí Minh: Xử phạt, tiêu hủy lô mỹ phẩm của Công ty Chi Chi TP. Hồ Chí Minh gỡ khó, tạo điều kiện cho doanh nghiệp vươn lên

Phản ánh tới Báo Công Thương, bà Mai Kiều Uyên, Giám đốc Công ty TNHH Kỳ Uyên (phường Tân Định, quận 1, TP. Hồ Chí Minh) cho biết, dù là doanh nghiệp được phân phối độc quyền và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với dòng sản phẩm mắt kính Phoenix, nhưng thời gian qua doanh nghiệp liên tục bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với mặt hàng này.

Cụ thể, năm 2006, Công ty TNHH Kỳ Uyên được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy chứng nhận Đăng ký nhãn hiệu số 87694 cho sản phẩm Kính chống bụi (bảo vệ mắt), kính chống chói mắt, kính kẹp mũi, kính râm, kính bơi, kính bảo vệ mắt cho các môn thể thao nhãn hiệu Phoenix (xuất xứ Hàn Quốc). Giấy chứng nhận có thời hạn trong thời hạn 10 năm (đến năm 2016).

Đến năm 2016, Công ty này tiếp tục được Cục sở hữu trí tuệ gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá số 87694 đến ngày 27/2/2026, theo Quyết định gia hạn số 50978/QĐ-SHTT, ngày 18/08/2016.

Công ty Kỳ Uyên cũng là nhà phân phối độc quyền đối với nhãn hiệu và thương hiệu kính Phoenix trên thị trường Việt Nam.

TP. Hồ Chí Minh: Doanh nghiệp kêu cứu vì bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Công ty TNHH Kỳ Uyên được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận Đăng ký nhãn hiệu số 87694 cho sản phẩm kính mắt mang thương hiệu Phoenix.

Ghi nhận phóng viên Báo Công Thương, hiện nay trên một số trang mạng xã hội, các sàn thương mại điện tử ngang nhiên tiếp thị, bày bán những sản phẩm kính bơi, kính mắt… và các sản phẩm mang thương hiệu Phoenix. Những sản phẩm này có dấu hiệu nhái kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu và thương hiệu Phoenix rồi bán ra thị trường.

“Đối với sản phẩm kính mắt thương hiệu Phoenix chúng tôi đã đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam và được phân phối độc quyền. Nhưng thời gian qua, trên mạng xã hội tràn lan những sản phẩm này nhái kiểu dáng, nhãn hiệu của chúng tôi. Việc xâm phạm này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, thương hiệu và tình hình kinh doanh của công ty trong suốt thời gian qua”, bà Uyên trình bày.

Cũng theo khảo sát của phóng viên, hiện các sản phẩm kính mắt chính hãng của nhãn hiệu Phoenix đều có xuất xứ từ Hàn Quốc, nhưng các sản phẩm nhái thì đa phần ghi sản xuất tại Trung Quốc. Đặc biệt, các sản phẩm này có mẫu mã giống hệt nhưng chất lượng kém nên được bán ra thị trường với giá rất rẻ. Nhiều người tiêu dùng không biết thực hư nên đã mua phải hàng giả khiến doanh nghiệp không ít lần bị ảnh hưởng.

"Nhiều lần chúng tôi nhận được phản ánh của khách hàng khi mua kính bơi ở trên mạng, lúc họ sử dụng thấy không đúng với quảng cáo, chất lượng sản phẩm kém, nhanh hỏng. Những khách hàng này cũng gọi cho chúng tôi để hỏi về thông tin sản phẩm đó. Sau khi kiểm tra những sản phẩm trên, chúng tôi khẳng định họ đã mua phải hàng giả thương hiệu.”, bà Uyên cho biết thêm.

TP. Hồ Chí Minh: Doanh nghiệp kêu cứu vì bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Nhiều trang mạng xã hội đăng thông tin bán sản phẩm nhái của thương hiệu Phoenix.

Theo bà Mai Kiều Uyên, để phân biệt giữa hàng thật và hàng giả đối với sản phẩm này, người tiêu dùng cần chú ý một số điểm về hình dáng và vỏ hộp đựng kính. Ngoài ra, tất cả hàng chính hãng Phoenix đều không tặng kèm nút bịt tai.

Đặc biệt, các sản phẩm kính mắt chính hãng của Phoenix luôn có tem chống hàng giả, người tiêu dùng có thể kiểm tra bằng cách tải phần mềm check mã vạch HiddenTag, sau đó kiểm tra tem, nếu trên màn hình hiện lên logo của Công ty thì đó chính là hàng thật.

Ngoài ra, kính bơi chính hãng của thương hiệu Phoenix thường được chế tạo bằng hợp chất polycacbonat nên sẽ có khả năng chịu được những va chạm lớn và đặc biệt là chống khỏi tác động của tia cực tím. Còn miếng đệm phía trên mặt và dây đeo đều được được làm từ hợp chất silicon, điều này tạo cảm giác thoải mái và ngăn nước hiệu quả đồng thời cũng giúp cho kính không bị trượt ra bên ngoài trong khi bơi hay lặn.

Còn đối với những mặt hàng kinh giả, chất liệu sẽ làm bằng nhựa tạp chất. Những sản phẩm này giả này nếu gặp nhiệt độ cao rất dễ cháy và phát ra khói độc, mùi khó chịu, gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người tiêu dùng.

Trước tình trạng bị xâm phạm này, bà Mai Kiều Uyên cho biết, "Chúng tôi rất mong muốn cơ quan chức năng, cụ thể là lực lượng Quản lý thị trường sớm vào cuộc kiểm tra, xác minh những cơ sở buôn bán hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của thương hiệu kính Phoenix. Qua đó, góp phần đẩy lùi tình trạng buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ lợi ích chính đáng của những doanh nghiệp kinh doanh chân chính", bà Uyên bày tỏ.

Tiến Phòng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Sở hữu trí tuệ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sữa Colos Infant biến mất khỏi website, dùng hình ảnh bác sĩ quảng cáo

Sữa Colos Infant biến mất khỏi website, dùng hình ảnh bác sĩ quảng cáo

Sữa Colos Infant thuộc dòng sản phẩm được vinh danh bất ngờ “biến mất” khỏi website Công ty Blue Diamond Việt Nam.
Choáng với quảng cáo King Fucoidan & Agaricus điều trị 33 loại ung thư

Choáng với quảng cáo King Fucoidan & Agaricus điều trị 33 loại ung thư

King Fucoidan & Agaricus là thực phẩm, song được được nhiều người giới thiệu là bác sĩ, dược sĩ và một số trang web quảng cáo như thuốc chữa 33 loại ung thư.
Sau vụ sữa giả: Zentrum đóng website, âm thầm gỡ bỏ video quảng cáo

Sau vụ sữa giả: Zentrum đóng website, âm thầm gỡ bỏ video quảng cáo

Sau bê bối sữa giả, nhiều sản phẩm từng được quảng cáo rầm rộ đã âm thầm rút khỏi thị trường, khiến người tiêu dùng không khỏi hoang mang và nghi ngại.
Thanh Hương quảng cáo

Thanh Hương quảng cáo 'thần thánh hóa' men sống Bạch Mai Pro

Diễn viên Thanh Hương quảng cáo sản phẩm Men sống Bạch Mai Pro với nội dung thổi phồng công dụng như thuốc, vượt xa bản chất thực phẩm chức năng.
Đoàn Di Băng quảng cáo, giới thiệu mỹ phẩm như thuốc chữa bệnh

Đoàn Di Băng quảng cáo, giới thiệu mỹ phẩm như thuốc chữa bệnh

Một số mỹ phẩm có nhãn hiệu Hanayuki bà Đoàn Di Băng đại diện được quảng cáo, giới thiệu công dụng quá mức, khiến người dùng hiểu nhầm là thuốc điều trị bệnh.

Tin cùng chuyên mục

Đoàn Di Băng bị tố

Đoàn Di Băng bị tố 'thổi phồng' công dụng dung dịch vệ sinh Hanayuki

Bạn đọc phản ánh tới Báo Công Thương, bà Đoàn Di Băng quảng cáo dung dịch vệ sinh nhãn hiệu Hanayuki sai sự thật, thổi phồng công dụng, thậm chí phản khoa học.
PQA Nhuận Tràng: Thực phẩm chức năng đội lốt bài thuốc

PQA Nhuận Tràng: Thực phẩm chức năng đội lốt bài thuốc

Quảng cáo sản phẩm PQA Nhuận Tràng như một bài thuốc, website www.dsthuphuongpqa.vn có dấu hiệu vi phạm pháp luật, như cảnh báo của Cục An toàn thực phẩm.
Loạt trung tâm đăng kiểm bị tố vòi vĩnh, nhũng nhiễu

Loạt trung tâm đăng kiểm bị tố vòi vĩnh, nhũng nhiễu

Hàng loạt trung tâm đăng kiểm bị tố vòi vĩnh, nhũng nhiễu, móc nối “cò”, bán tem kiểm định, ép sửa xe, từ chối hồ sơ miễn kiểm… khiến người dân bức xúc.
Báo Công Thương liên tiếp nhận được phản ánh Võ Hà Linh quảng cáo sản phẩm sai sự thật

Báo Công Thương liên tiếp nhận được phản ánh Võ Hà Linh quảng cáo sản phẩm sai sự thật

Nhiều bạn đọc liên tiếp phản ánh đến Báo Công Thương việc Tiktoker Võ Hà Linh và người có sức ảnh hưởng khác quảng bá hàng hóa sai sự thật.
Hộp thư bạn đọc ngày 19/4: Phản ánh Võ Hà Linh quảng cáo lố; sản phẩm cai thuốc lá mập mờ nguồn gốc

Hộp thư bạn đọc ngày 19/4: Phản ánh Võ Hà Linh quảng cáo lố; sản phẩm cai thuốc lá mập mờ nguồn gốc

Hộp thư nhận được phản ánh về việc TikToker Võ Hà Linh quảng cáo lố thu lợi rồi sửa và ẩn; bán sản phẩm cai thuốc lá trái phép
Tra cứu thông tin thực phẩm bảo vệ sức khỏe ở đâu?

Tra cứu thông tin thực phẩm bảo vệ sức khỏe ở đâu?

Bạn đọc băn khoăn việc tra cứu thông tin về các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe ở đâu? Cục An toàn thực phẩm đã có hướng dẫn và cảnh báo cụ thể.
Quản lý thị trường chỉ ra 3 khó khăn trong kiểm tra, xử lý thực phẩm vi phạm

Quản lý thị trường chỉ ra 3 khó khăn trong kiểm tra, xử lý thực phẩm vi phạm

Công tác tiền kiểm đối với hàng hóa trước khi đưa ra thị trường cần được quy định chặt chẽ hơn và được phân công cho một cơ quan chịu trách nhiệm thống nhất.
Ký túc xá Mỹ Đình thiếu minh bạch, đẩy gánh nặng lên vai sinh viên nghèo?

Ký túc xá Mỹ Đình thiếu minh bạch, đẩy gánh nặng lên vai sinh viên nghèo?

Nhiều sinh viên nghèo ở ký túc xá Mỹ Đình, TP. Hà Nội bức xúc vì phải đóng tiền sử dụng điều hòa dưới hình thức “tự nguyện” nhưng dường như... không có lựa chọn
Kháng cáo xin án treo dây chuyền vụ

Kháng cáo xin án treo dây chuyền vụ 'Bà Nhàn trị nám': Liệu có quá nhẹ tay?

Sau bản án sơ thẩm, nhiều bị cáo trong vụ “Bà Nhàn trị nám” đồng loạt kháng cáo xin giảm nhẹ và hưởng án treo, đặt ra lo ngại về tính răn đe của pháp luật.
Từ sữa, thuốc giả nhìn lại vụ “Bà Nhàn trị nám” lừa đảo gần 500 tỷ

Từ sữa, thuốc giả nhìn lại vụ “Bà Nhàn trị nám” lừa đảo gần 500 tỷ

Chiếm đoạt hàng trăm tỷ qua mạng, vụ “Bà Nhàn trị nám” là một đại án lừa đảo. Người dân vẫn chờ kết quả xử lý cuối cùng để làm mẫu cho những vụ việc tương tự.
Quản lý thị trường Hà Nội vào cuộc xử lý đơn tố cáo Chu Thanh Huyền bán mỹ phẩm không tem nhãn

Quản lý thị trường Hà Nội vào cuộc xử lý đơn tố cáo Chu Thanh Huyền bán mỹ phẩm không tem nhãn

Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội đang thẩm tra, xác minh nội dung tố cáo liên quan đến việc bà Chu Thanh Huyền bán mỹ phẩm không tem nhãn, không hóa đơn.
Sữa Fucoidan Nano

Sữa Fucoidan Nano 'nổ' chữa được ung thư: Công ty nói do đại lý

Website fucoidannano.com ngừng hoạt động sau phản ánh của Báo Công Thương, nhưng trách nhiệm về sai phạm quảng cáo và dấu hiệu trục lợi vẫn cần được làm rõ.
Cục Quản lý Dược chuyển đơn tố cáo Chu Thanh Huyền đề nghị QLTT xử lý

Cục Quản lý Dược chuyển đơn tố cáo Chu Thanh Huyền đề nghị QLTT xử lý

Cục Quản lý Dược đã chuyển đơn tố cáo bà Chu Thanh Huyền tới Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội, đề nghị xử lý theo quy định pháp luật.
Hộp thư bạn đọc ngày 17/4: Phản ánh việc lấp hồ Đầm; Ốc Sên bán hàng thiếu tem nhãn

Hộp thư bạn đọc ngày 17/4: Phản ánh việc lấp hồ Đầm; Ốc Sên bán hàng thiếu tem nhãn

Hộp thư bạn đọc Báo Công Thương nhận được phản ánh về việc lấp hồ Đầm; Công ty Song Anh xâm phạm sở hữu trí tuệ; cửa hàng Ốc Sên bán hàng thiếu tem nhãn.
Công ty phân phối Hikid phản hồi sau bài viết Báo Công Thương

Công ty phân phối Hikid phản hồi sau bài viết Báo Công Thương

Sau bài phản ánh nội dung quảng cáo sản phẩm Hikid, Công ty TNHH XNK & TM Phương Linh đã có văn bản chính thức gửi Báo Công Thương để làm rõ thông tin.
Doanh nghiệp phân phối Hikid nói gì sau khi Báo Công Thương phản ánh?

Doanh nghiệp phân phối Hikid nói gì sau khi Báo Công Thương phản ánh?

Sau khi Báo Công Thương phản ánh, đơn vị phân phối Hikid tại Việt Nam bất ngờ có thông cáo thừa nhận sai sót gửi nhiều cơ quan báo chí
Mailystyle quảng cáo kiểu Kera:NMN, dầu thông đỏ

Mailystyle quảng cáo kiểu Kera:NMN, dầu thông đỏ 'cải tử hoàn đồng', chữa bách bệnh

Những phát ngôn, chiêu trò quảng cáo thực phẩm của Nguyễn Hoàng Mai Ly có dấu hiệu liều lĩnh và nguy hiểm không kém Hằng Du Mục và Quang Linh Vlogs.
Hà Nội: Nhà dân nứt toác cạnh công trường thi công dự án Trường THCS Huy Văn

Hà Nội: Nhà dân nứt toác cạnh công trường thi công dự án Trường THCS Huy Văn

Theo phản ánh, đơn vị thi công Trường THCS Huy Văn (quận Đống Đa, TP. Hà Nội) trong quá trình phá dỡ đã làm nứt một số nhà dân lân cận.
Thanh Hóa: Cải thiện

Thanh Hóa: Cải thiện 'bữa ăn thiếu chất' tại trường nội trú Quan Hóa

Sau lùm xùm 'bữa ăn thiếu chất' tại Trường phổ thông dân tộc nội trú THCS Quan Hóa (Thanh Hóa), bữa ăn của các học sinh tại đây đã được cải thiện.
‘Ăn Cùng Bà Tuyết

‘Ăn Cùng Bà Tuyết' lên tiếng sau phản ánh về sản phẩm chân gà chưa chín

Mới đây, sau những phản ánh về sản phẩm chân gà còn sống, thương hiệu 'Ăn Cùng Bà Tuyết' đã lên tiếng chính thức.
Mobile VerionPhiên bản di động