Thứ sáu 16/05/2025 06:16

TP. Hồ Chí Minh đã đủ điều kiện công bố dịch sởi?

TP. Hồ Chí Minh hiện đang là địa phương có số ca mắc sởi cao nhất cả nước với hơn 500 trường hợp mắc và 3 ca tử vong.

Từ đầu năm, Việt Nam ghi nhận hơn 2.000 trường hợp mắc bệnh sởi. Riêng TP. Hồ Chí Minh ghi nhận hơn 500 trường hợp mắc, trong đó 3 trường hợp trẻ có bệnh nền đã tử vong.

Nguy cơ vào mùa tựu trường, số ca mắc sởi có khả năng lây lan nhanh. Do đó, Bộ Y tế đã tổ chức tuần lễ tiêm chủng và đã ban hành quyết định Chiến dịch tiêm sởi. Chiến dịch này khác với hoạt động tiêm theo kế hoạch với việc mở rộng đối tượng, độ tuổi tiêm chủng. Đối tượng tiêm là trẻ 1 - 10 tuổi, trừ trẻ đã tiêm đủ 2 mũi.

TS.BS Hoàng Minh Đức - Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng - (Ảnh: Bộ Y tế).

Các vùng nguy cơ cũng đã được Bộ Y tế phối hợp các đơn vị đánh giá từ đầu năm. Trên bộ công cụ do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cung cấp, hiện có 18 tỉnh, thành phố với hơn 100 huyện được đánh giá có nguy cơ bùng phát bệnh.

Liên quan đến tình hình bệnh sởi, trước thông tin Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh đã có đề nghị UBND TP. Hồ Chí Minh công bố dịch sởi, bên lề hội nghị hưởng ứng "Tuần lễ tiêm chủng thế giới năm 2024" với chủ đề "Chung tay tiêm chủng phòng, chống dịch bệnh vì một Việt Nam khỏe mạnh" và phát động triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi do Bộ Y tế; WHO và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNICEF) phối hợp tổ chức, TS. Hoàng Minh Đức - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng - cho rằng, việc công bố dịch cần tuân thủ theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm và theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

"Theo đánh giá của chúng tôi, TP. Hồ Chí Minh mặc dù có số ca mắc cao nhưng ngay từ đầu đã chuẩn bị rất tốt, có kế hoạch tiêm chủng vaccine sởi để chuẩn bị cho đợt dịch này", TS Đức nói và cho biết thêm: Đối với việc công bố dịch, sẽ phụ thuộc vào hai yếu tố chính đó là theo quy định của Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm và khả năng đáp ứng của địa phương.

Cụ thể hơn, về mặt chuyên môn, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho rằng, TP. Hồ Chí Minh đã đủ điều kiện công bố dịch. Tuy nhiên, theo Luật Phòng thủ dân sự và quy định có liên quan, vẫn phải căn cứ vào khả năng đáp ứng của địa phương.

Việc tuyên bố có dịch hay không là do địa phương cảm thấy năng lực của mình cần phải huy động nguồn lực hơn nữa, cần tổ chức biện pháp chặt chẽ hơn. Đó là quyết định của địa phương.

Đặc biệt, ông Hoàng Minh Đức lưu ý, khi công bố dịch, nguồn lực và vaccine phải do địa phương sử dụng 4 tại chỗ. Trung ương không hỗ trợ được vaccine, mà chỉ hỗ trợ cho chương trình tiêm chủng mở rộng thường xuyên.

Chí Tâm
Bài viết cùng chủ đề: TP. Hồ Chí Minh

Tin cùng chuyên mục

Quy định mới về chế độ trả lương dạy thêm

Hướng dẫn mới về quản lý tài sản công sau sáp nhập

Đông đảo người dân về thăm nơi Bác Hồ từng sinh sống tại TP. Hồ Chí Minh

Bộ Y tế thông tin kiểm tra nhà nước về thực phẩm

Xã cấp sổ đỏ, bước tiến cải cách phục vụ người dân

Khu vực nào của Lào Cai không đấu giá quyền khai thác khoáng sản?

Điện an toàn, ổn định: Động lực phát triển nông thôn mới

Trà Vinh: Hơn 10.000 thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Bạch Đằng Giang tái hiện 3 trận thủy chiến lừng danh

Đề xuất chính sách mới về hướng nghiệp, phân luồng giáo dục

Lai Châu: Hơn 4.400 thí sinh sẵn sàng thi tốt nghiệp

Thành phố Huế: 300 học sinh được hướng nghiệp theo chuẩn Đức

OCOP nâng tầm thương hiệu, xây dựng nông thôn mới bền vững

Thời tiết hôm nay 15/5: Nam Bộ dự báo có mưa đá

Thời tiết biển hôm nay 15/5/2025: Gió hoạt động cường độ yếu

Đến 30/5, phải nộp kết quả lấy ý kiến về Hiến pháp năm 2013

Hải đội 211 tổ chức tuyên truyền kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sốt vé, săn phòng sớm vì 'concert Quốc gia' dịp 2/9

Doanh nghiệp hưởng lợi khi đưa sản phẩm công nghệ lên Cổng 57

Quân chủng Hải quân kiểm tra công tác huấn luyện tại Vùng 5 Hải quân