TP. Hồ Chí Minh: Chuyển đổi công nghiệp để phát triển bền vững

Thông qua Đối thoại hữu nghị, TP. Hồ Chí Minh có cơ hội hợp tác, thúc đẩy đầu tư, liên kết, liên doanh các ngành công nghiệp công nghệ cao phát triển bền vững.
igus® đẩy nhanh quá trình chuyển đổi công nghiệp 4.0 bền vững Công nghiệp bán dẫn là ngành ưu tiên thu hút đầu tư của TP. Hồ Chí Minh

Sáng 24/9, diễn ra “Đối thoại Hữu nghị TP. Hồ Chí Minh (Ho Chi Minh City Friendship Dialogue - FD) lần thứ 2 năm 2024 với chủ đề “Chuyển đổi công nghiệp: Kinh nghiệm và các ưu tiên trong hợp tác phát triển”.

35 đoàn lãnh đạo đến từ các địa phương quốc tế có quan hệ hợp tác hữu nghị với TP. Hồ Chí Minh, bao gồm: Lào, Campuchia, Trung Quốc, Cuba, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Ấn Độ, Đức, Úc, Ý, Bồ Đào Nha, Belarus, Hungary, Uruguay… tham dự.

TP. Hồ Chí Minh: Chuyển đổi công nghiệp để phát triển bền vững

TP. Hồ Chí Minh: Chuyển đổi công nghiệp để phát triển bền vững
Lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh cùng 35 đoàn lãnh đạo đến từ các địa phương quốc tế có quan hệ hợp tác hữu nghị với TP. Hồ Chí Minh và các Bộ ban ngành và cộng đồng doanh nghiệp tham dự Đối thoại Hữu nghị TP. Hồ Chí Minh năm 2024. Ảnh: Thanh Minh

Phát biểu tại sự kiện, ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh - cho biết, chủ đề của Đối thoại Hữu nghị năm nay "Chuyển đổi công nghiệp: Kinh nghiệm phát triển và ưu tiên hợp tác", là vấn đề thiết yếu và cấp bách của toàn cầu.

Theo Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), chuyển đổi công nghiệp đã trở thành xu hướng toàn cầu, với việc đầu tư vào công nghệ cao và kỹ thuật số dự kiến sẽ đạt khoảng 1,5 nghìn tỷ USD vào năm 2030. Chúng ta đang sống trong thời kỳ chuyển đổi công nghiệp sâu rộng, nơi mà đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững trở thành các yếu tố quyết định cho thành công.

Theo ông Phan Văn Mãi, chuyển đổi công nghiệp không chỉ là một lựa chọn mà còn là một yêu cầu cấp thiết đối với TP. Hồ Chí Minh và các đô thị trên toàn thế giới. Trước áp lực kép từ việc duy trì tăng trưởng kinh tế trong khi đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường và trách nhiệm xã hội ngày càng khắt khe, chúng ta buộc phải đổi mới và thích ứng. Hành trình chuyển đổi công nghiệp của TP. Hồ Chí Minh được thúc đẩy bởi cả động lực nội tại và những xu hướng toàn cầu.

TP. Hồ Chí Minh: Chuyển đổi công nghiệp để phát triển bền vững
Ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh phát biểu tại sự kiện. Ảnh: Thanh Minh

Về khía cạnh nội tại, người đứng đầu chính quyền TP. Hồ Chí Minh cho rằng, để duy trì tính cạnh tranh và phát triển bền vững, TP. Hồ Chí Minh cần phải chuyển đổi từ các ngành công nghiệp truyền thống sang các ngành công nghiệp công nghệ cao và có giá trị gia tăng lớn.

Theo số thống kê, hiện tại tỷ trọng các ngành công nghiệp công nghệ cao chỉ chiếm khoảng 23% trong tổng GDP (tổng sản phẩm nội địa) của thành phố. Mục tiêu của TP. Hồ Chí Minh là nâng tỷ trọng này lên 40% vào năm 2030, qua đó không chỉ duy trì sự đóng góp của thành phố vào nền kinh tế quốc gia mà còn củng cố vị thế dẫn đầu của thành phố trong cả nước và khu vực.

Về xu hướng toàn cầu, Việt Nam đang chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ trong thị trường quốc tế, hướng tới các phương thức sản xuất bền vững và có trách nhiệm hơn. Theo báo cáo của McKinsey & Company, khoảng 70% các công ty đa quốc gia đã cam kết cắt giảm ít nhất 25% lượng khí thải carbon của mình vào năm 2030. Các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, như: Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), đặt ra những tiêu chuẩn cao hơn, gắn kết thương mại với phát triển bền vững. Do đó, để duy trì sự hiện diện vững chắc trên thị trường toàn cầu, TP. Hồ Chí Minh cần phải đáp ứng những tiêu chuẩn này.

Để ứng phó với những thách thức này, ông Phan Văn Mãi cho rằng, TP. Hồ Chí Minh đã áp dụng một chiến lược kép, kết hợp chuyển đổi xanh và chuyển đổi số. Theo báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ, đầu tư vào công nghệ số như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), và dữ liệu lớn (Big Data) có thể giúp tiết kiệm chi phí sản xuất lên đến 20% và giảm lượng khí thải carbon đến 15% trên mỗi đơn vị sản phẩm. Mục tiêu của TP. Hồ Chí Minh là xây dựng một nền kinh tế bền vững, bao trùm và có khả năng phục hồi, trở thành mô hình có thể tham khảo đối với các địa phương.

Bên cạnh đó, TP. Hồ Chí Minh cũng đang tập trung phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, đầu tư vào tự động hóa, nhà máy thông minh, và công nghệ sản xuất tiên tiến nhằm nâng cấp chuỗi giá trị. Theo báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), việc tăng cường tự động hóa và ứng dụng công nghệ cao có thể tăng năng suất lao động lên đến 30% trong vòng 10 năm tới, đồng thời giảm sự phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên và tăng cường khả năng cạnh tranh.

Chuyển đổi công nghiệp là một hành trình không thể thực hiện đơn lẻ. Theo nghiên cứu của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), khoảng 60% các sáng kiến chuyển đổi công nghiệp thành công là kết quả của sự hợp tác giữa các chính phủ, doanh nghiệp và người dân, cả trong và ngoài nước. Đây chính là lý do tại sao hội nghị hôm nay có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

“Đây là cơ hội để chúng ta học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, chia sẻ các thực tiễn tốt nhất và khám phá các cơ hội hợp tác mới. Tôi tin rằng, thông qua những nỗ lực chung, chúng ta có thể phát triển các giải pháp sáng tạo cho những thách thức trong quá trình chuyển đổi công nghiệp. Dù đó là việc chuyển giao công nghệ, đầu tư vào hạ tầng xanh và kỹ thuật số, hay thúc đẩy liên kết, liên doanh trong các ngành công nghiệp công nghệ cao, chúng ta đều có rất nhiều cơ hội để hợp tác và thúc đẩy phát triển bền vững, Chủ tịch Phan Văn Mãi bày tỏ.

Hướng tới tương lai, TP. Hồ Chí Minh cam kết sẽ tiếp tục là một đối tác năng động, cởi mở và chân thành với các địa phương trên thế giới. Lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh cũng tin rằng, thông qua việc thúc đẩy tinh thần hữu nghị và hợp tác, TP. Hồ Chí Minh không chỉ đạt được các mục tiêu chung mà còn xây dựng một tương lai tốt đẹp cho nhân loại. “Thông qua Đối thoại Hữu nghị 2024, các địa phương, doanh nghiệp và người dân sẽ có thêm cơ hội trao đổi và hợp tác để cùng nhau phát triển mạnh mẽ hơn”, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh kỳ vọng.

Tại Hội nghị Thị trưởng, các đại biểu cùng nhau thảo luận quá trình chuyển đổi công nghiệp của các địa phương quốc tế, bao gồm kinh nghiệm xây dựng chính sách thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp ở địa phương; những đổi mới về công nghệ; huy động nguồn lực (đối tác công, tài chính, nhân lực…). Đồng thời đánh giá những khó khăn, thách thức của TP. Hồ Chí Minh trong quá trình chuyển đổi công nghiệp và đề xuất các nhóm lĩnh vực có thể hợp tác với thành phố trong thời gian tới.

Minh Khuê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tăng trưởng kinh tế (GDP)

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thúc đẩy du lịch xanh: Cần đổi mới tư duy, hành động

Thúc đẩy du lịch xanh: Cần đổi mới tư duy, hành động

Du lịch xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu tất yếu. Việt Nam cần đổi mới tư duy, hành động thực chất để phát triển du lịch bền vững.
EVNSPC hỗ trợ 900 triệu đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát

EVNSPC hỗ trợ 900 triệu đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSP) hỗ trợ kinh phí 900 triệu đồng thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Hà Nội: Toàn cảnh nút giao ùn ứ triền miên sắp có cầu vượt

Hà Nội: Toàn cảnh nút giao ùn ứ triền miên sắp có cầu vượt

UBND TP. Hà Nội phê duyệt chủ trương đầu tư cầu vượt tại nút giao Lê Trọng Tấn - Quốc lộ 6, nhằm cải thiện hạ tầng giao thông Thủ đô.
Tiêu dùng xanh: Thúc đẩy du lịch bền vững

Tiêu dùng xanh: Thúc đẩy du lịch bền vững

Từ một chiếc bàn chải đánh răng được sản xuất từ lõi ngô tới tour không rác thải, tiêu dùng xanh đang làm nên sức sống mới cho du lịch bền vững tại Việt Nam.
Sân bay Cam Ranh có gì để học hỏi?

Sân bay Cam Ranh có gì để học hỏi?

Cam Ranh - sân bay sạch top 10 thế giới, minh chứng cho tiềm năng xây dựng hệ thống sân bay xanh và bền vững tại Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Sàn giao dịch tín chỉ carbon: Kỳ vọng thị trường tỷ đô

Sàn giao dịch tín chỉ carbon: Kỳ vọng thị trường tỷ đô

Được kỳ vọng mang lại giá trị giao dịch hàng tỷ USD, hiện hành lang pháp lý cho hoạt động sàn giao dịch tín chỉ carbon đang được gấp rút hoàn thiện.
Tác chiến trong thời bình: Bản lĩnh Bộ đội Cụ Hồ cứu hộ động đất ở Myanmar

Tác chiến trong thời bình: Bản lĩnh Bộ đội Cụ Hồ cứu hộ động đất ở Myanmar

Đại tá Nguyễn Duy Minh - Phó trưởng đoàn công tác tại Myanmar đã có những chia sẻ đầy xúc động với Báo Công Thương về chuyến cứu hộ, cứu nạn động đất ở Myanmar.
Tham gia thị trường carbon: Doanh nghiệp mong muốn gì?

Tham gia thị trường carbon: Doanh nghiệp mong muốn gì?

Nhiều doanh nghiệp khẳng định, thị trường carbon tại Việt Nam tuy mới nhưng có tiềm năng rất lớn, để khai thác được cần phải có khung pháp lý hoàn chỉnh.
Bàn giải pháp phát triển thị trường carbon Việt Nam

Bàn giải pháp phát triển thị trường carbon Việt Nam

Tại Diễn đàn thị trường carbon Việt Nam tổ chức sáng 10/4, các chuyên gia công bố nhiều thông tin và bàn giải pháp nhằm phát triển thị trường quan trọng này.
Thấy gì từ việc xây cầu đường bộ xuyên biên giới?

Thấy gì từ việc xây cầu đường bộ xuyên biên giới?

Việc xây cầu đường bộ giữa các quốc gia láng giềng mang lại những tiềm năng gì để tăng cường kết nối giao thông, thúc đẩy thương mại, du lịch?
Lan tỏa văn hóa xanh từ sản xuất đến tiêu dùng

Lan tỏa văn hóa xanh từ sản xuất đến tiêu dùng

Trong 11 năm qua, AEON Việt Nam không ngừng đẩy mạnh các hoạt động nhằm khuyến khích các nhà sản xuất đổi mới bao bì, khuyến khích tiêu dùng xanh.
Long An thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, công nhân

Long An thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, công nhân

Trước nhu cầu về nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân ngày càng lớn, UBND tỉnh Long An đã chỉ đạo sớm đưa các dự án này vào khởi công.
TP. Hồ Chí Minh: Đồng loạt vỉa hè được thay

TP. Hồ Chí Minh: Đồng loạt vỉa hè được thay 'áo mới'

Chào mừng 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, vỉa hè ở nhiều tuyến đường tại TP. Hồ Chí Minh đang được thay “áo mới”.
Google Maps: Công cụ thật hay ảo trong kinh doanh F&B?

Google Maps: Công cụ thật hay ảo trong kinh doanh F&B?

Google Maps đang được xem là một công cụ đắc lực trong việc tiếp cận khách hàng trong kinh doanh F&B, song độ bền vững và hiệu quả của nó là một câu hỏi lớn.
Thành phố Huế ký hợp tác giải quyết thủ tục hành chính với Bưu điện Việt Nam

Thành phố Huế ký hợp tác giải quyết thủ tục hành chính với Bưu điện Việt Nam

Thành phố Huế và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam ký thoả thuận hợp tác hướng dẫn, tiếp nhận, số hoá hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính.
Quản trị công hiệu quả: Kinh nghiệm từ Bắc Âu

Quản trị công hiệu quả: Kinh nghiệm từ Bắc Âu

Ngày 18/3, tại Hà Nội đã diễn ra Toạ đàm “Lãnh đạo và quản trị công hiệu quả, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Kinh nghiệm Bắc Âu và Việt Nam”.
Giải mã ngành kinh tế chăm sóc

Giải mã ngành kinh tế chăm sóc

Kinh tế chăm sóc là khái niệm mới tại Việt Nam, nếu được khai thác hợp lý sẽ có tiềm năng về tài chính và gián tiếp mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Kinh tế chăm sóc: Giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới

Kinh tế chăm sóc: Giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới

Sáng 14/3, Hội thảo "Đầu tư vào Kinh tế Chăm sóc: Giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới và tăng trưởng bền vững" đã được tổ chức tại Hà Nội.
Kiến trúc sư hiến kế cải tạo cảnh quan sau khi phá bỏ Hàm Cá Mập

Kiến trúc sư hiến kế cải tạo cảnh quan sau khi phá bỏ Hàm Cá Mập

Theo kiến trúc sư, khi cải tạo tòa Hàm Cá Mập, cần lưu ý về vấn đề gìn giữ giá trị văn hóa, tạo không gian di sản, hạn chế biển quảng cáo, kinh doanh.
Công điện của Thủ tướng về sản xuất và tiêu dùng bền vững

Công điện của Thủ tướng về sản xuất và tiêu dùng bền vững

Thủ tướng Chính phủ vừa ký công điện về tích cực, chủ động triển khai các giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững đáp ứng các chính sách xanh của EU.
LSP và 38 đối tác hướng đến sự phát triển bền vững

LSP và 38 đối tác hướng đến sự phát triển bền vững

Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn (LSP) cùng 38 đối tác đã ký kết biên bản ghi nhớ nhằm hỗ trợ các hoạt động phát triển cộng đồng tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Nhiều tỉnh phía Nam đẩy nhanh phát triển nhà ở xã hội

Nhiều tỉnh phía Nam đẩy nhanh phát triển nhà ở xã hội

Đầu năm 2025, hàng loạt các dự án nhà ở xã hội tại Bình Dương, Đồng Nai, Long An... được chấp thuận chủ trương và tìm nhà đầu tư.
Đà Nẵng phát động Tết Trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025

Đà Nẵng phát động Tết Trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025

Sáng 8/2, Khối các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội TP. Đà Nẵng tổ chức Lễ ra quân, phát động Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ năm 2025.
Năng suất xanh giúp doanh nghiệp phát triển bền vững

Năng suất xanh giúp doanh nghiệp phát triển bền vững

Năng suất xanh được coi là công cụ giúp doanh nghiệp phát triển và tạo ra những giá trị về chất lượng sản phẩm hàng hóa, nâng cao vị thế và thương hiệu.
Quảng Nam phát động Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025

Quảng Nam phát động Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025

Sáng 4/2, tại khu vực núi Cấm (TP. Tam Kỳ), UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025.
Mobile VerionPhiên bản di động