TP. Hồ Chí Minh cần sớm xây dựng chiến lược phát triển du lịch

Đây là nhận định của các chuyên gia, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch trong buổi tọa đàm “Công tác quản lý nhà nước về du lịch của TP. Hồ Chí Minh - 25 năm thành công và thách thức” ngày 16/8, tại TP. Hồ Chí Minh.

Dẫn đầu cả nước về tăng trưởng

tp ho chi minh can som xay dung chien luoc phat trien du lich

TS. Võ Sáng Xuân Lan, Đại học Công nghệ Sài Gòn: TP. Hồ Chí Minh nên nghiên cứu thêm những sản phẩm, hoạt động du lịch mới mẻ, mang bản sắc dân tộc và có dấu ấn riêng của thành phố

Theo bà Nguyễn Thị Ánh Hoa- Phó Giám đốc Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh, 25 năm qua, lượng khách quốc tế đến thành phố (TP) tăng hơn 14 lần, chiếm khoảng 50% lượng khách quốc tế đến cả nước; khách du lịch nội địa đến TP tăng hơn 24 lần, chiếm khoảng 1/3 lượng khách du lịch nội địa của cả nước. Tổng thu du lịch cũng có mức tăng trưởng ấn tượng với hơn 40 lần trong giai đoạn 1997-2017. Nếu như năm 1997 là 2.887 tỷ đồng thì đến năm 2017 đã đạt 115.978 tỷ đồng. Tỷ trọng đóng góp từ doanh thu toàn ngành du lịch trong cơ cấu GRDP của TP hiện chiếm khoảng 11%.

Đặc biệt, doanh nghiệp lữ hành (DNLH) của TP tăng nhanh về số lượng và chất lượng. Nếu như năm 1993, DNLH quốc tế là 23 doanh nghiệp, đến tháng 6 năm 2018, con số này đã đạt 654 doanh nghiệp, tăng 28,4 lần so với năm 1993, chiếm 36,24% số lượng DNLH của cả nước…

Về cơ sở lưu trú, tính đến tháng 6 năm 2018, TP. Hồ Chí Minh có 1.807 cơ sở với 45.688 phòng được phân loại, xếp hạng từ tiêu chuẩn 1 sao đến 5 sao và cao cấp. Số cơ sở tăng 34,75 lần và số phòng tăng 37,45 lần so với thời điểm năm 1993. Loại khách sạn từ 1-5 sao của TP chiếm 30,95% về số cơ sở và 25,74% về số phòng khối khách sạn 1-5 sao của cả nước…

Công tác quản lý chưa đồng bộ, thiếu sự gắn kết

Theo bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, công tác quản lý nhà nước về du lịch của TP đang đứng trước những thuận lợi. Cụ thể: Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách phát triển ngành du lịch, đặc biệt là Nghị quyết số 54/2017/QH14 ngày 24 tháng 11 năm 2017 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù đối với TP. Hồ Chí Minh; Sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã thúc đẩy du lịch thông minh TP phát triển; Việt Nam gia nhập các tổ chức quốc tế và những thay đổi địa chính trị thế giới đã tạo ra nhiều cơ hội trong việc đưa du khách quốc tế đến Việt Nam nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng.

“Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về du lịch của TP còn một số thách thức như: Chưa có Chiến lược phát triển ngành du lịch TP; công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị và DN có lúc có nơi còn chưa đồng bộ, thiếu sự gắn kết để hình thành sản phẩm du lịch có tính liên hoàn; công tác quảng bá, xúc tiến còn thiếu chuyên nghiệp nhất là trong giai đoạn cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Bên cạnh đó, các sản phẩm và các dịch vụ bổ trợ cho du lịch chưa phong phú, đặc biệt là sản phẩm mới khai thác các thế mạnh văn hóa-lịch sử, mua sắm, ẩm thực...”- Phó Giám đốc Sở Du lịch TP cho hay.

Cần sớm xây dựng chiến lược phát triển du lịch

tp ho chi minh can som xay dung chien luoc phat trien du lich
Khách du lịch nội địa TP. Hồ Chí Minh chiếm khoảng 1/3 lượng khách du lịch nội địa của cả nước

Tại buổi tọa đàm nhiều đại biểu là các chuyên gia, nhà khoa học và DN du lịch đã tập trung thảo luận về thực trạng, cơ hội và thách thức công tác quản lý nhà nước về du lịch của TP, đồng thời hiến kế và đưa ra nhiều giải pháp giải pháp thiết thực… cho công tác quản lý nhà nước về du lịch, nhằm đưa ngành du lịch ngày càng phát triển, xứng đáng với vị thế là trung tâm kinh tế của cả nước.

PGS.TS. Phạm Trung Lương, Hiệp hội Đào tạo Du lịch Việt Nam, chỉ ra những điểm hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về du lịch của TP: Mặc dù được xác định là trung tâm du lịch lớn nhất trong cả nước, tuy nhiên cho đến nay TP.HCM lại là địa phương đi sau nhiều địa phương thực hiện xây dựng chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch. Cho đến nay TP.HCM vẫn đang trong quá trình xây dựng Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch TP.HCM giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trong bối cảnh sắp kết thúc giai đoạn phát triển đến năm 2020 và Luật Quy hoạch có hiệu lực từ ngày 1/1/2019, theo đó sẽ không còn quy hoạch ngành ở cấp tỉnh.

Sở Du lịch TP, chưa nỗ lực trong việc tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành chính sách tạo đột phá cho du lịch TP để TP. Hồ Chí Minh trở thành điểm đến “du lịch không ngủ” và tạo những sản phẩm du lịch đặc thù của thành phố như du lịch mua sắm, du lịch sinh thái cộng đồng Cần Giờ…

Theo PGS.TS Phạm Trung Lương, trong thời gian tới, công tác quản lý nhà nước về du lịch phải có được nhận thức đầy đủ và sự đồng thuận của xã hội đối với phát triển du lịch như một ngành kinh tế mũi nhọn. TP cần sớm xây dựng và thông qua chiến lược phát triển du lịch của TP đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Ngoài ra, TP cần sớm rà soát lại hệ thống sản phẩm du lịch và có chiến lược về phát triển sản phẩm du lịch phù hợp với đặc điểm, tiềm năng về tài nguyên du lịch và vị trí của TP trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam nói chung và ở vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long nói riêng.

Cùng mạch suy nghị đó, ông Nguyễn Quốc Kỳ Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Du lịch Vietravel cho rằng, hiện nay, chính sách cho du lịch có nhưng chưa nhiều. Do đó, Sở Du lịch TP cần tham mưu cho TP ban hành chính sách mạnh hơn nữa để cởi trói, giải phóng năng lượng của TP về du lịch, kết nối du lịch vùng. Cụ thể, có chính sách ưu đãi về thuế, ưu đãi về cơ chế chính sách điện, nước, liên doanh, liên kết, về hạ tầng giao thông, điện tử… Đồng thời, tính toán phân bố cơ cấu, tổ chức nguồn lực du lịch của TP một cách hợp lý, qua đó tạo môi trường kinh doanh thuận lợi trong lĩnh vực du lịch.

Bên cạnh đó, với sản phẩm vùng TP phải xác định đâu là hướng tuyến và liên kết vùng về sản phẩm du lịch, tính toán trên hướng tuyến chính để định vị lại các sản phẩm du lịch vùng… TP cũng phải ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý du lịch.

Gợi ý một số giải và khuyến nghị thúc đẩy ngành du lịch TP phát triển bền vững TS. Võ Sáng Xuân Lan, Đại học Công nghệ Sài Gòn cho rằng, TP. Hồ Chí Minh nên nghiên cứu thêm những sản phẩm, hoạt động du lịch mới mẻ, mang bản sắc dân tộc và có dấu ấn riêng của TP để thu hút du khách đến và ở lại lâu hơn, chi tiêu nhiều hơn…

Rõ ràng việc phát triển TP.Hồ Chí Minh trở thành Trung tâm du lịch lớn không chỉ của Việt Nam mà còn của khu vực và quốc tế, cần sự chung tay của nhiều sở ngành khác nhưng đơn vi chủ động trong sự phát triển này vẫn là Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh.

Thanh Minh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hà Nội thu hơn 25.487 tỷ đồng từ du lịch trong quý I/2024

Hà Nội thu hơn 25.487 tỷ đồng từ du lịch trong quý I/2024

Theo Sở Du lịch Hà Nội, quý I/2024, tổng khách du lịch đến Thủ đô ước đạt 6,54 triệu lượt khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2023.
Michelin Guide vinh danh khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc

Michelin Guide vinh danh khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc

Michelin Guide vừa giới thiệu danh sách 11 khách sạn giữa thiên nhiên ấn tượng nhất châu Á với những cái tên như The Ritz-Carlton Hong Kong, Capella Singapore…
Thanh Hóa: Biển Hải Tiến "khoác áo mới" đón khách du lịch

Thanh Hóa: Biển Hải Tiến "khoác áo mới" đón khách du lịch

Các khách sạn ở biển Hải Tiến (Thanh Hóa) đang chỉnh trang để đón khách du lịch. Đặc biệt, chợ du lịch Hải Tiến cũng đi vào hoạt động phục vụ du khách.
Ngày hội Du lịch TP. Hồ Chí Minh lần thứ 20 có gì đặc sắc?

Ngày hội Du lịch TP. Hồ Chí Minh lần thứ 20 có gì đặc sắc?

Ngoài sự “bùng nổ” các chương trình kích cầu du lịch, người dân và du khách sẽ được thưởng thức các chương trình văn nghệ đặc sắc, hấp dẫn từ nghệ sỹ nổi tiếng.
Khai trương đoàn tàu “Kết nối di sản miền Trung” Huế - Đà Nẵng

Khai trương đoàn tàu “Kết nối di sản miền Trung” Huế - Đà Nẵng

Tỉnh Thừa Thiên Huế và Thành phố Đà Nẵng tổ chức khai trương đoàn tàu chạy tuyến Huế – Đà Nẵng và ngược lại với tên gọi “Kết nối di sản miền Trung”.

Tin cùng chuyên mục

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam thúc đẩy triển khai tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam thúc đẩy triển khai tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Trong quý I/2024, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã triển khai đồng bộ, thống nhất công tác cải cách hành chính, trong đó thúc đẩy cung cấp dịch vụ công trực tuyến.
Mộc Châu - Sầm Nưa: Một cung đường hai điểm đến

Mộc Châu - Sầm Nưa: Một cung đường hai điểm đến

Năm 2023, Việt Nam đã trở thành thị trường lớn nhất của du lịch Hủa Phăn (CHDCND Lào) với điểm đến Sầm Nưa với trên 21 nghìn du khách Việt.
Ngày mai (23/3) ra mắt video clip quảng bá du lịch “Cô Tô - Điểm hẹn hòn ngọc xanh”

Ngày mai (23/3) ra mắt video clip quảng bá du lịch “Cô Tô - Điểm hẹn hòn ngọc xanh”

Video clip với chủ đề “Cô Tô - Điểm hẹn hòn ngọc xanh” dự kiến ra mắt vào ngày mai (23/3/2024) mang tới những trải nghiệm thú vị dành cho du khách.
Quảng Ninh đẩy mạnh thu hút khách du lịch tàu biển

Quảng Ninh đẩy mạnh thu hút khách du lịch tàu biển

Năm 2024, Quảng Ninh xác định du lịch tàu biển mang lại nguồn khách lớn cho địa phương.
Tổ chức Xúc tiến du lịch các thành phố toàn cầu: Quảng bá, xây dựng thương hiệu điểm đến

Tổ chức Xúc tiến du lịch các thành phố toàn cầu: Quảng bá, xây dựng thương hiệu điểm đến

Tổ chức Xúc tiến du lịch các thành phố toàn cầu vừa tổ chức hội nghị có chủ đề tăng cường quảng bá và xây dựng thương hiệu điểm đến tại TP. Đà Lạt.
Quảng Ninh sẽ khai thác du thuyền cao cấp tại vịnh Bái Tử Long

Quảng Ninh sẽ khai thác du thuyền cao cấp tại vịnh Bái Tử Long

Dự kiến vào đầu tháng 5/2024, tỉnh Quảng Ninh sẽ đưa vào khai thác dịch vụ du thuyền tham quan, lưu trú cao cấp tại vịnh Bái Tử Long.
Điện Biên: Tổ chức Triển lãm Du lịch qua các miền di sản và danh thắng Việt Nam

Điện Biên: Tổ chức Triển lãm Du lịch qua các miền di sản và danh thắng Việt Nam

Từ ngày 20-25/4, tại Điện Biên sẽ diễn ra Triển lãm Du lịch qua các miền di sản và danh thắng Việt Nam nhằm giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa Việt Nam.
VITM Hà Nội 2024: Hội chợ xúc tiến du lịch lớn nhất năm diễn ra từ ngày 11-14/4

VITM Hà Nội 2024: Hội chợ xúc tiến du lịch lớn nhất năm diễn ra từ ngày 11-14/4

Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2024, sự kiện xúc tiến du lịch lớn nhất năm sẽ được tổ chức từ ngày 11-14/4, thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia.
Phát triển du lịch xanh ở Ninh Bình

Phát triển du lịch xanh ở Ninh Bình

Hiện du lịch xanh đang là xu hướng nhận được sự quan tâm của đông đảo du khách. Nhiều địa phương đã xây dựng những điểm đến xanh nhằm thu hút du khách.
Hội thảo trực tuyến “Tiếp thị số cho doanh nghiệp du lịch xanh” diễn ra ngày 27/3/2024

Hội thảo trực tuyến “Tiếp thị số cho doanh nghiệp du lịch xanh” diễn ra ngày 27/3/2024

Hội thảo trực tuyến Tiếp thị số cho doanh nghiệp du lịch xanh sẽ diễn ra vào ngày 27/3 nhằm đào tạo kỹ năng sử dụng các công cụ tiếp thị số dành cho DN.
Ninh Bình tổ chức hội thi chọi dê tại Tuần du lịch "Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An" 2024

Ninh Bình tổ chức hội thi chọi dê tại Tuần du lịch "Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An" 2024

Dự kiến, Tuần Du lịch Ninh Bình "Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An” sẽ diễn ra vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6 năm 2024.
Hội thảo khoa học quốc gia Điện Biên phát huy tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch bền vững

Hội thảo khoa học quốc gia Điện Biên phát huy tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch bền vững

Sáng ngày 17/3/2024, tại Điện Biên diễn ra Hội thảo khoa học quốc gia Điện Biên phát huy tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch bền vững.
Hà Giang: Lễ hội Văn hóa, du lịch ẩm thực quốc tế lần thứ I sẽ diễn ra vào cuối tháng 3/2024

Hà Giang: Lễ hội Văn hóa, du lịch ẩm thực quốc tế lần thứ I sẽ diễn ra vào cuối tháng 3/2024

Lễ hội Văn hóa, du lịch ẩm thực quốc tế Hà Giang lần thứ I, năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 29-31/3, tại Quảng Trường 26/3 thành phố Hà Giang.
Doanh nghiệp du lịch tăng nhanh sau đại dịch Covid-19

Doanh nghiệp du lịch tăng nhanh sau đại dịch Covid-19

Sau khủng hoảng vì đại dịch Covid-19, đến nay, ghi nhận cho thấy số lượng doanh nghiệp tham gia vào thị trường kinh doanh dịch vụ du lịch tăng nhanh.
Sắp khai trương tuyến tàu du lịch kết nối di sản miền Trung

Sắp khai trương tuyến tàu du lịch kết nối di sản miền Trung

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thống nhất sẽ khai trương tuyến tàu mang tên “Kết nối di sản miền Trung” tại ga Huế vào cuối 3/2024.
Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19

Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19

Sau khi mở cửa trở lại từ 15/3/2022, nhờ thuận lợi về thị thực, chất lượng sản phẩm, dịch vụ lượng khách quốc tế đến Việt Nam phục hồi ngày càng nhanh.
Sau show BlackPink, kỳ vọng Hàn Quốc tăng cường đưa các nhóm nhạc sang biểu diễn tại Việt Nam

Sau show BlackPink, kỳ vọng Hàn Quốc tăng cường đưa các nhóm nhạc sang biểu diễn tại Việt Nam

Sau show BlackPink, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch kỳ vọng Hàn Quốc sẽ tăng cường đưa các nhóm nhạc nổi tiếng của nước này sang biểu diễn tại Việt Nam.
Lạc giữa mùa Hoa ban Tây Bắc

Lạc giữa mùa Hoa ban Tây Bắc

Tháng 3, dọc cung đường từ Sơn La lên Điện Biên, du khách thỏa sức đắm chìm vào vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của thiên nhiên với điểm nhấn là màu trắng của hoa ban.
Đà Nẵng: Sản phẩm OCOP du lịch "hút" du khách

Đà Nẵng: Sản phẩm OCOP du lịch "hút" du khách

Việc Đà Nẵng có sản phẩm OCOP du lịch đầu tiên đã góp phần đa dạng sản phẩm đặc trưng của địa phương, tạo thêm điểm du lịch hấp dẫn cho người dân và du khách.
7 nhóm giải pháp tạo đột phá để thu hút khách du lịch trong năm 2024

7 nhóm giải pháp tạo đột phá để thu hút khách du lịch trong năm 2024

Năm 2024, ngành du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón 17-18 triệu lượt khách quốc tế và khoảng 110 triệu lượt khách nội địa. Con số này là một thách thức.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động