TP. Hồ Chí Minh: Bước tiến dài sau 47 năm thống nhất đất nước

Sau ngày giải phóng 30/4, TP. Hồ Chí Minh đã nỗ lực vượt qua rất nhiều khó khăn để rồi từng bước chuyển mình mạnh mẽ, phát triển nhanh, bền vững, khẳng định vai trò là đầu tàu kinh tế của cả nước.
Vượt qua thách thức

Theo ghi chép của Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh, vào những năm đầu sau giải phóng, tình hình kinh tế của thành phố rất khó khăn, hoạt động sản xuất suy kiệt, nguyên nhiên vật liệu thiếu hụt, dịch vụ xuống dốc, giá cả thị trường tăng liên tục… Song với việc bám sát thực tiễn, năng động, dám làm, dám chịu và trách nhiệm của lãnh đạo thành phố, cũng như sự hỗ trợ của Trung ương, chỉ vài năm sau thành phố đã vượt qua giai đoạn đầy khó khăn và thách thức. Theo đó, từ mức tăng trưởng 2,18%/năm của giai đoạn 1976 - 1980, tốc độ tăng trưởng bình quân của TP. Hồ Chí Minh trong thời kỳ 1980 - 1985 đạt 8,17%/năm; thu ngân sách thành phố năm 1985 gấp 43 lần năm 1980.

TP. Hồ Chí Minh: Bước tiến dài sau 47 năm thống nhất đất nước
Hạ tầng đô thị TP. Hồ Chí Minh ngày càng hoàn thiện theo hướng hiện đại hơn

Trong giai đoạn từ 1991 - 1995, kinh tế thành phố tăng trưởng mạnh, từ 9,8% năm 1991 lên 15,3% năm 1995. Thời kỳ 1996 - 2000, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, tốc độ tăng trưởng GDP có giảm sút nhưng TP. Hồ Chí Minh vẫn có tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước (9,0%).

Bước vào thế kỷ 21, tốc độ tăng trưởng GDP của thành phố tăng liên tục trong 6 năm liền, từ mức 9,5% năm 2001 lên 11,6% năm 2004, 12,2% năm 2006 và 12,6% năm 2007. Đáng chú ý, trong giai đoạn 2008 - 2010, khi Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu thì TP. Hồ Chí Minh là "đầu tàu" kéo cả nước từng bước vượt qua khó khăn, duy trì lại tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Từ năm 2011 đến nay, TP. Hồ Chí Minh đạt mức tăng trưởng kinh tế xấp xỉ từ 9 - 10%/năm, gấp 1,6 lần mức bình quân chung của cả nước. Cùng với đà tăng trưởng kinh tế nhanh, mức sống vật chất của người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao. So sánh cả về con số tuyệt đối và tương đối, quy mô kinh tế, tiềm lực và sự đóng góp của thành phố cho cả nước ngày càng lớn. Ðến nay, thành phố đã đóng góp khoảng 1/3 giá trị sản xuất công nghiệp, 1/5 kim ngạch xuất khẩu và 1/5 quy mô kinh tế của cả nước, 30% trong tổng thu ngân sách quốc gia. Đặc biệt, trong hơn 2 năm qua dù chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19, nhưng bước vào giai đoạn bình thường mới với những quyết sách kịp thời, đúng đắn đã giúp kinh tế thành phố từng bước phục hồi rõ rệt. Theo đó, từ mức âm sâu của năm 2021 thì trong quý I/2022 kinh tế thành phố ghi nhận mức tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm GRDP đạt 1,88%.

Phát huy vị thế dẫn đầu

Nhìn vào chặng đường phát triển của kinh tế thành phố trong suốt chiều dài 47 năm qua, PGS Trần Hoàng Ngân - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TP. Hồ Chí Minh - nhấn mạnh: Thành phố đã có những bước tiến dài và hội tụ đầy đủ những kinh nghiệm cùng bài học sâu sắc về đột phá, đổi mới sáng tạo để tiếp tục vượt lên phía trước. Chính sự năng động cùng tinh thần dám nghĩ, dám làm của các cấp lãnh đạo thành phố, tháng 11/2017, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 54 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển cho TP. Hồ Chí Minh trong thời gian 5 năm.

TP. Hồ Chí Minh: Bước tiến dài sau 47 năm thống nhất đất nước
Thương mại - dịch vụ của thành phố phục hồi tích cực sau đại dịch

Với 18 nội dung thuộc 5 lĩnh vực (quản lý đất đai, quản lý đầu tư, quản lý tài chính - ngân sách, cơ chế phân cấp ủy quyền và chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức), Nghị quyết 54 được đánh giá là động lực mới để thành phố giải phóng mọi tiềm năng, tháo gỡ các điểm nghẽn, giải quyết các thách thức trong bối cảnh sự vượt trội của thành phố so với cả nước ở một số mặt đã chậm lại. Tới nay, sau 5 năm thực thi, Nghị quyết 54 đã góp phần tạo cơ chế, chính sách để thành phố mạnh dạn đưa ra những quyết sách mới, góp phần đưa thành phố phát triển hơn. Trong đó có thể kể tới như việc đưa ra chính sách để đưa thành phố trở thành đô thị sáng tạo hay thành lập TP. Thủ Đức - mô hình "thành phố trong thành phố" đầu tiên của cả nước…

Cũng nhờ được giao quyền tự chủ trong nhiều lĩnh vực mà trong giai đoạn dịch bệnh vừa qua khi phải đối mặt với khó khăn chưa có tiền lệ nhưng TP. Hồ Chí Minh vẫn chứng tỏ bản lĩnh kiên cường, từng bước vượt qua. Tới nay, sau hơn 6 tháng trở lại bình thường mới, TP. Hồ Chí Minh đã dành lại vị trí số 1 cả nước về xuất khẩu với kim ngạch trên 11,8 tỷ USD trong quý I/2022, tăng 3,5% so với cùng kỳ. Các hoạt động khác như thương mại, dịch vụ, du lịch của thành phố cũng đang trong giai đoạn phục hồi.

Những nỗ lực phục hồi kinh tế của thành phố đã và đang thuyết phục các nhà đầu tư nước ngoài, tạo sự tin tưởng và giúp họ yên tâm đầu tư. Theo đó, trong quý I/2022, bất chấp những ảnh hưởng của xung đột Nga - Ukraine cũng như dịch bệnh chưa thực sự được kiểm soát trên thế giới song vốn đầu tư nước ngoài "đổ" vào TP. Hồ Chí Minh vẫn đạt hơn 406 triệu USD. Chia sẻ về kế hoạch đầu tư sắp tới của các nhà đầu tư Hoa Kỳ vào thành phố, ông Alex Tatsis - Trưởng phòng Kinh tế - Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP. Hồ Chí Minh - cho biết, các doanh nghiệp Hoa Kỳ nói riêng và các nhà đầu tư nước ngoài nói chung vẫn quan tâm đến đầu tư hoặc mở rộng sản xuất tại TP. Hồ Chí Minh, trong đó có lĩnh vực công nghệ cao. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ cũng có kế hoạch xây dựng trụ sở chính của Đại học Fulbright tại Khu Công nghệ cao Sài Gòn.

Hành trang sau 47 năm của TP. Hồ Chí Minh là những trang sử hào hùng, những kinh nghiệm và bài học sâu sắc về tìm tòi, thử nghiệm mô hình mới, đề ra những giải pháp phát triển kinh tế - xã hội theo quy luật của nền kinh tế hàng hóa thị trường.
Thanh Thanh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quốc khánh 2/9

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hà Giang: Quyết tâm hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công

Hà Giang: Quyết tâm hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công

Giải ngân vốn đầu tư công xác định là nhiệm vụ trọng tâm, tuy nhiên việc giải ngân nguồn vốn này năm 2024 của Hà Giang còn chậm, chưa đạt theo kế hoạch đề ra.
Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ninh lần thứ IV: Đoàn kết, đổi mới

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ninh lần thứ IV: Đoàn kết, đổi mới

Ngày 8/11, trong không khí trang trọng và phấn khởi, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ninh lần thứ IV chính thức khai mạc tại thành phố Hạ Long.
Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt 4 địa phương

Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt 4 địa phương

Trong tuần này (từ 4/11 - 8/11), các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Tiền Giang, Hậu Giang đã triển khai quyết định điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt.
Quảng Ninh vượt khó khăn, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Quảng Ninh vượt khó khăn, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Tỉnh Quảng Ninh đang nỗ lực vừa tập trung khắc phục hậu quả sau bão số 3, phục hồi kinh tế, vừa đẩy mạnh hơn nữa việc giải ngân vốn đầu tư công.
Nam Định công bố quyết định chủ trương đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp Trung Thành

Nam Định công bố quyết định chủ trương đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp Trung Thành

Sáng 8/11, UBND tỉnh Nam Định tổ chức Lễ công bố quyết định chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trung Thành.

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh thông qua 11 Nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế, xã hội

Quảng Ninh thông qua 11 Nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế, xã hội

11 Nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế, xã hội đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh với sự thống nhất của 100% đại biểu tại Kỳ họp thứ 22.
Thừa Thiên Huế: Chủ động ứng phó với bão Yinxing

Thừa Thiên Huế: Chủ động ứng phó với bão Yinxing

Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Thừa Thiên Huế phát đi công văn gửi các cơ quan, địa phương, chủ hồ chứa nước về việc chủ động ứng phó với bão Yinxing gần biển Đông.
Quảng Ninh phát triển du lịch cộng đồng từ bản sắc văn hóa độc đáo

Quảng Ninh phát triển du lịch cộng đồng từ bản sắc văn hóa độc đáo

Những năm qua, mô hình du lịch cộng đồng tại tỉnh Quảng Ninh có bước phát triển mạnh mẽ, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
Nam Định công nhận thêm 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu

Nam Định công nhận thêm 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu

Ngày 7/11/2024, UBND tỉnh Nam Định đã ban hành Quyết định số 2441/QĐ-UBND về việc công nhận 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Xây dựng Quảng Ninh thành trung tâm nhân lực hàng đầu phía Bắc

Xây dựng Quảng Ninh thành trung tâm nhân lực hàng đầu phía Bắc

Những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Cầu ở Hà Giang bất ngờ đổ sập trong lúc đang thi công

Cầu ở Hà Giang bất ngờ đổ sập trong lúc đang thi công

Chiều tối ngày 6/11, cây cầu dài 44 m, rộng 3,5 m, bắc qua con suối ở xã Thuận Hòa, huyện Vị Xuyên bất ngờ đổ sập trong lúc đang thi công.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Chi tiết lịch cắt điện từ ngày 7/11 đến ngày 9/11

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chi tiết lịch cắt điện từ ngày 7/11 đến ngày 9/11

Lịch dự kiến cắt điện tại các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong các ngày 7/11, 8/11 và 9/11, theo Điện lực Miền Nam.
Bắc Ninh: Số doanh nghiệp thành lập mới và ‘hồi sinh’ tăng mạnh

Bắc Ninh: Số doanh nghiệp thành lập mới và ‘hồi sinh’ tăng mạnh

Tính riêng tháng 10/2024, Bắc Ninh có 307 doanh nghiệp thành lập mới, so với tháng trước tăng 20,9%; vốn đăng ký bổ sung đạt 1.472 tỷ đồng, tăng 30,2%.
Nam Định: Chứng nhận đăng ký đầu tư mới và điều chỉnh tăng vốn cho 29 dự án FDI

Nam Định: Chứng nhận đăng ký đầu tư mới và điều chỉnh tăng vốn cho 29 dự án FDI

Tính đến ngày 25/10/2024, tỉnh Nam Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới và điều chỉnh tăng vốn cho 29 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký 228,9 triệu USD.
Đường Trường Sơn Đông đoạn qua tỉnh Kon Tum sạt lở gây ách tắc giao thông

Đường Trường Sơn Đông đoạn qua tỉnh Kon Tum sạt lở gây ách tắc giao thông

Đường Trường Sơn Đông đoạn qua xã Ngọc Tem (huyện Kon Plông, Kon Tum) tiếp tục sạt lở, đây là lần thứ 2 trong 1 tuần tuyến đường này bị sạt lở tại 1 vị trí.
Chuyển đổi số nâng cao chất lượng dạy và học ở Quảng Ninh

Chuyển đổi số nâng cao chất lượng dạy và học ở Quảng Ninh

Những năm qua, Quảng Ninh được đánh giá là một trong những địa phương đi đầu cả nước về chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn Nguyễn Ngọc Lương làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai

Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn Nguyễn Ngọc Lương làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai

Ông Nguyễn Ngọc Lương được điều động, chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai nhiệm kỳ 2020-2025.
Vì sao chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10/2024 của Bắc Ninh giảm mạnh?

Vì sao chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10/2024 của Bắc Ninh giảm mạnh?

Sau nhiều tháng tăng liên tiếp, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10/2024 của tỉnh Bắc Ninh giảm mạnh.
Nam Định có về đích năm 2024 với 1 tỷ USD xuất siêu?

Nam Định có về đích năm 2024 với 1 tỷ USD xuất siêu?

10 tháng, xuất siêu của Nam Định đạt 913 triệu USD, liệu địa phương có về đích năm 2024 với 1 tỷ USD?
Ông Nguyễn Ngọc Thiện giữ chức Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên

Ông Nguyễn Ngọc Thiện giữ chức Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên

Chiều 4/11, Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Nguyên tổ chức Hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ.
Vĩnh Phúc: Công bố quyết định bổ nhiệm Bí thư Huyện ủy Bình Xuyên

Vĩnh Phúc: Công bố quyết định bổ nhiệm Bí thư Huyện ủy Bình Xuyên

Tỉnh Vĩnh Phúc công bố quyết định bổ nhiệm Bí thư Huyện ủy Bình Xuyên, nhiệm kỳ 2020-2025, cho ông Nguyễn Mạnh Hùng.
Thừa Thiên Huế: Diễn tập cứu nạn hàng hải trong vùng nước cảng biển

Thừa Thiên Huế: Diễn tập cứu nạn hàng hải trong vùng nước cảng biển

Cảng vụ Hàng hải Thừa Thiên Huế tổ chức Diễn tập phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải trong vùng nước cảng biển Thừa Thiên Huế năm 2024.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Dừng thí điểm cho doanh nghiệp quản lý, khai thác chợ truyền thống

Bà Rịa - Vũng Tàu: Dừng thí điểm cho doanh nghiệp quản lý, khai thác chợ truyền thống

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho phép các doanh nghiệp đã trúng thầu thực hiện quản lý chợ theo hợp đồng đã ký, hết thời hạn thì bàn giao lại cho địa phương.
Nam Định: Vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý đạt 67,4%

Nam Định: Vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý đạt 67,4%

Vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý 10 tháng năm 2024 ước đạt 67,4% kế hoạch năm.
Đến tháng 6/2025, Bắc Ninh sẽ có tối thiểu 30 điểm sạc xe điện

Đến tháng 6/2025, Bắc Ninh sẽ có tối thiểu 30 điểm sạc xe điện

Dự kiến đến ngày 30/6/2025, sẽ có tối thiểu 30 điểm sạc nhượng quyền thương hiệu V-GREEN được Vasia đầu tư và đưa vào hoạt động trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động