6 người ngộ độc botulinum sau ăn chả lụa: Công an vào cuộc điều tra Vụ ngộ độc botulinum: Tiếp tục mở rộng điều tra, truy tìm các mối liên quan |
Thông tin mới nhất từ Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh, sau kỳ nghỉ Tết đơn vị này nhận được báo cáo của Bệnh viện Nhi đồng 2 về hai trường hợp bệnh nhi nghi ngờ ngộ độc botulinum toxin (nhập viện ngày 6/2/2024 và ngày 7/2/2024).
“Cả hai nhập viện trong tình trạng buồn nôn và nôn ra thức ăn, đau đầu. Sau khi khai thác bệnh sử, thăm khám lâm sàng, chụp CT-scan, MRI não, đo điện cơ và các xét nghiệm cần thiết khác, các bác sĩ của Bệnh viện Nhi đồng 2 đã hội chẩn và không loại trừ trẻ bị ngộ độc botulinum toxin, các bác sĩ thống nhất sử dụng giải độc tố botulinum”, Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh cho biết.
Bệnh nhi đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2. |
Hiện tại, tình trạng hai bệnh nhi đã cải thiện, một trẻ đã cai máy thở và theo dõi tại khoa Tiêu hóa; một trẻ tiếp tục được chăm sóc - theo dõi tại khoa Hồi sức và có dấu hiệu lâm sàng cải thiện tốt. Bệnh viện Nhi đồng 2 đã lấy mẫu phân của bệnh nhân và gửi đến Viện Y tế công cộng TP. Hồ Chí Minh để xét nghiệm, chẩn đoán xác định.
“Sở Y tế ghi nhận những nỗ lực chẩn đoán và can thiệp điều trị kịp thời cho 2 bệnh nhi nghi ngộ độc botulinum toxin. Cho đến thời điểm hiện tại, chúng tôi chưa ghi nhận thêm trường hợp nào được báo cáo có triệu chứng tương tự”, Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh thông tin.
Botulinum được biết là chất độc gây chết người mạnh. |
Theo tìm hiểu của phóng viên, độc tố botulinum là một loại protein do vi khuẩn Clostridium botulinum tạo ra. Đây là chất độc gây chết người mạnh nhất từng được biết đến, liều lượng gây chết người khi tiêm vào khoảng 1,2-1,3 ng/kg và 10-13 ng/kg khi hít vào. Ở điều kiện thiếu oxy, vi khuẩn C. botulinum sinh ra bào tử rồi bài tiết độc tố. Có 7 loại độc tố botulinum chính, được ký hiệu: A, B, C, D, E ,F, G; trong đó 4 nhóm A, B, E và F (hiếm gặp) gây bệnh ở người.
Độc tố botulinum đã được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, bao gồm các loại rau củ được bảo quản trong môi trường ít axit như đậu xanh, rau, nấm và củ cải đường, thực phẩm đóng hộp, cá lên men, cá muối và hun khói, và các sản phẩm từ thịt như giăm bông và xúc xích.
The các bác sĩ, ngộ độc botulinum là một bệnh lý nặng, với các triệu chứng có thể bao gồm: Sụp mí mắt và các dấu hiệu bất thường liên quan đến cơ mặt, mắt và cổ họng. Vi khuẩn tạo ra chất độc (độc tố) tấn công hệ thần kinh gây yếu và tê liệt các cơ. Nếu không được điều trị, ngộ độc botulinum dễ gây tử vong.