Tổng cục Quản lý thị trường: Xử phạt 11 đơn vị vi phạm kinh doanh xăng dầu không ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp

Tổng cục Quản lý thị trường vừa lên tiếng về việc xử phạt 11 doanh nghiệp vi phạm kinh doanh xăng dầu là đúng, không ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp
Chuyên gia Nguyễn Minh Phong: Quyết liệt trong quản lý kinh doanh xăng dầu là rất cần thiết Vụ 7 doanh nghiệp bị tước giấy phép kinh doanh xăng dầu: Doanh nghiệp phản ánh thiếu nguồn cung là không chính xác PGS, TS Ngô Trí Long: Đánh giá cao sự minh bạch của Bộ Công Thương trong công khai thông tin quản lý xăng dầu

Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) vừa chính thức công bố việc xử phạt phạt hành chính và tước quyền kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu với 18 doanh nghiệp đầu mối.

Việc thanh tra được triển khai gồm các nội dung liên quan đến quy định về hoạt động kinh doanh xăng dầu của những doanh nghiệp đầu mối, bao gồm cả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, điều kiện phòng cháy chữa cháy, quy định về sở hữu, đồng sở hữu về phương tiện, tàu, kho bể, hệ thống phân phối...

Theo các quyết định được công bố, Tổng cục Quản lý thị trường đã xử phạt hành chính và tước quyền kinh doanh xuất, nhập khẩu 7 công ty xăng dầu thời hạn từ 1 đến 3 tháng và 11 công ty bị xử phạt hành chính. Các hành vi vi phạm trong kinh doanh xăng dầu chủ yếu là, duy trì mức dự trữ xăng dầu thấp hơn mức tối thiểu theo quy định, nhập khẩu xăng dầu thấp hơn hạn mức tối thiểu về số lượng, chủng loại được phân giao hàng năm, hay không gửi đăng ký hệ thống phân phối xăng dầu định kỳ với Bộ Công Thương trước ngày 31/1 hàng năm và gửi đăng ký điều chỉnh khi có sự thay đổi hệ thống phân phối, không xây dựng biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất mà vẫn đưa dự án vào hoạt động... Với các lỗi vi phạm này, 11 công ty này bị xử phạt hành chính với tổng số tiền nộp vào ngân sách nhà nước là hơn 1,7 tỷ đồng.

Xử phạt hành chính các đầu mối kinh doanh xăng dầu

Căn cứ hồ sơ, tài liệu mà các đối tượng thanh tra; hồ sơ, tài liệu của các đơn vị, cơ quan nhà nước có liên quan đến hoạt động kinh doanh xăng dầu cung cấp, qua quá trình thanh tra, các Trưởng đoàn thanh tra đã tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với các đối tượng thanh tra và thực hiện chuyển cho người có thẩm quyền xử phạt, bao gồm các hành vi vi phạm chủ yếu: “Không đăng ký hệ thống phân phối với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định” quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều 22 Nghị định số 99/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo quy định tại Nghị định số 17/2022/NĐ-CP ngày 31/01/2022 của Chính phủ (viết tắt là Nghị định số 99/2020/NĐ-CP sửa đổi); “Không đáp ứng điều kiện về hệ thống phân phối xăng dầu theo quy định” quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định số 99/2020/NĐ-CP sửa đổi.

“Không duy trì mức dự trữ xăng dầu bắt buộc hoặc duy trì mức dự trữ xăng dầu thấp hơn mức tối thiểu theo quy định” quy định tại khoản 2 Điều 30 Nghị định số 99/2020/NĐ-CP sửa đổi; “Nhập khẩu xăng dầu thấp hơn hạn mức tối thiểu về số lượng, chủng loại được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phân giao hằng năm” quy định tại điểm a khoản 3 Điều 27 Nghị định số 99/2020/NĐ-CPsửa đổi; “Gian lận trong kê khai đăng ký hệ thống phân phối” quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 22 Nghị định số 99/2020/NĐ-CP sửa đổi; “Ký hợp đồng đại lý xăng dầu với thương nhân không đủ điều kiện làm đại lý xăng dầu theo quy định” quy định tại điểm c khoản 4 Điều 23 Nghị định số 99/2020/NĐ-CP sửa đổi.

“Bán xăng dầu cho đối tượng ngoài hệ thống phân phối của thương nhân mà không thuộc trường hợp bán cho thương nhân đầu mối khác, thương nhân phân phối xăng dầu, đơn vị trực tiếp sản xuất và bán trực tiếp cho người tiêu dùng” quy định tại điểm b khoản 4 Điều 22 Nghị định số 99/2020/NĐ-CP sửa đổi; “Ký hợp đồng đại lý xăng dầu với thương nhân kinh doanh xăng dầu trong thời gian thương nhân kinh doanh xăng dầu đó đang là đại lý xăng dầu của thương nhân đầu mối khác hoặc thương nhân phân phối xăng dầu khác hoặc tổng đại lý kinh doanh xăng dầu khác” quy định tại điểm b khoản 4 Điều 23 Nghị định số 99/2020/NĐ-CP sửa đổi.

Căn cứ Biên bản vi phạm hành chính của các Trưởng đoàn Thanh tra, người có thẩm quyền xử phạt đã tiến hành xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính và ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hầu hết các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu về các hành vi vi phạm hành chính nêu trên. Bên cạnh hình thức xử phạt chính (phạt tiền) còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung (tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn từ 1,5 - 2 tháng) và biện pháp khắc phục hậu quả (buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính) căn cứ theo quy định của pháp luật.

Đến thời điểm hiện tại, hầu hết các doanh nghiệp đã thực hiện Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, thực hiện nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước, giao Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu để người có thẩm quyền xử phạt làm thủ tục giữ theo thời hạn tương ứng được ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Ông Nguyễn Đức Quyện - Thư kí Đoàn Thanh tra, Bộ Công Thương cho biết, theo quy định của Nghị định 99 năm 2020 của Chính phủ việc tước giấy phép là quy định từ 1 - 3 tháng, căn cứ vào các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường đã ban hành quyết định xử phạt. Trong giấy phép kinh doanh có quy định là được quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, do vậy trong quyết định xử phạt hành chính nếu có hình thức tước giấy phép là tước quyền kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu. "Hình thức xử phạt, theo quan điểm của chúng tôi, cơ quan quản lý nhà nước là đúng quy định và không hề gây ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp" - ông Nguyễn Đức Quyện thông tin.

Theo Tổng cục Quản lý thị trường, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020) về Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn: Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Cụ thể, tại Điều 1 Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu do Bộ Công Thương cấp cho thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có nội dung: “Được kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu”.

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 25 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020) về Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn thì: “Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hoạt động quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này từ 01 tháng đến 24 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành. Người có thẩm quyền xử phạt giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề”. Do đó, hiệu lực thi hành được tính ngay thời điểm nhận Quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Còn theo quy định tại Nghị định 83/2014/NĐ-CP và Nghị định 95/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu, một trong những điều kiện để trở thành thương nhân xuất nhập khẩu xăng dầu là phải đảm bảo có 40 đại lý và 10 cửa hàng sở hữu, đồng sở hữu.

Do đó, khi những thương nhân đầu mối này bị tước giấy phép kinh doanh, các cửa hàng, đại lý phải tìm nguồn cung thay thế nếu không sẽ phải đối diện với việc đóng cửa hàng, ngừng kinh doanh, gây ảnh hưởng lớn đến việc cung cấp, phân phối. Còn theo ý kiến từ các chuyên gia, khi doanh nghiệp đã bị tước giấy phép cần phải rà soát lại một cách kỹ lưỡng, thận trọng xem có đủ điều kiện hay không, nếu không đủ điều kiện thì dứt khoát phải thu hồi, để làm trong sạch, lành mạnh thị trường. Ngoài ra, việc hậu kiểm cần phải được triển khai quyết liệt và sẽ tiếp tục mở rộng trong thời gian tới.

Trang Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quản lý thị trường Miền Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lâm Đồng: Tiêu hủy hơn 4.000 sản phẩm hàng hóa nhập lậu, không rõ nguồn gốc

Lâm Đồng: Tiêu hủy hơn 4.000 sản phẩm hàng hóa nhập lậu, không rõ nguồn gốc

Cục Quản lý thị trường tỉnh Lâm Đồng đã tiến hành tiêu hủy hơn 4.000 sản phẩm hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc.
Quản lý thị trường đồng loạt kiểm tra các “điểm nóng” hàng giả tại Thủ đô

Quản lý thị trường đồng loạt kiểm tra các “điểm nóng” hàng giả tại Thủ đô

Cục Quản lý thị trường TP. Hà Nội đã ra quân kiểm tra, kiểm soát hàng hóa tại các điểm nóng, tụ điểm hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ trên địa bàn Thủ đô.
Tháo gỡ vướng mắc trong chống hàng lậu, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ

Tháo gỡ vướng mắc trong chống hàng lậu, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ

Hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại vẫn diễn biến phức tạp, vụ việc có dấu hiệu hình sự được phát hiện có xu hướng tăng dần theo từng năm
Phát hiện hàng trăm xe điện vi phạm quy chuẩn tại 4 tỉnh phía Nam

Phát hiện hàng trăm xe điện vi phạm quy chuẩn tại 4 tỉnh phía Nam

Tổng cục Quản lý thị trường vừa mở cuộc tổng kiểm tra trên địa bàn 4 địa phương Bến Tre, Cần Thơ, Tiền Giang, TP. HCM phát hiện hàng trăm xe điện vi phạm.
Quảng Ninh: Tạm giữ 92 bình khí N02 và 300 quả bóng bay bằng cao su màu trắng

Quảng Ninh: Tạm giữ 92 bình khí N02 và 300 quả bóng bay bằng cao su màu trắng

Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh cho biết, đơn vị vừa tạm giữ 92 bình khí N02 và 300 quả bóng bay bằng cao su màu trắng.

Tin cùng chuyên mục

Ban hành quy định về số hiệu công chức trong lực lượng Quản lý thị trường

Ban hành quy định về số hiệu công chức trong lực lượng Quản lý thị trường

Mỗi công chức trong lực lượng Quản lý thị trường được cấp một số hiệu công chức, đồng thời là số hiệu ghi trên biển hiệu và là số Thẻ kiểm tra thị trường.
Lai Châu: Bắt giữ 350 kg quả quýt không rõ nguồn gốc xuất xứ

Lai Châu: Bắt giữ 350 kg quả quýt không rõ nguồn gốc xuất xứ

Cục Quản lý thị trường tỉnh Lai Châu vừa tiến hành xử phạt 8 triệu đồng một cá nhân vận chuyển, kinh doanh 350 kg quả quýt không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Hà Nội: Thu giữ số lượng lớn "kẹo hình mắt người” tại huyện Đông Anh

Hà Nội: Thu giữ số lượng lớn "kẹo hình mắt người” tại huyện Đông Anh

Một cơ sở kinh doanh kẹo hình mắt người không rõ nguồn gốc ở Đông Anh vừa bị lực lượng chức năng phát hiện, thu giữ số lượng lớn sản phẩm
Gia Lai: Tổ chức tiêu hủy 5,5 tấn cá tầm nhập lậu

Gia Lai: Tổ chức tiêu hủy 5,5 tấn cá tầm nhập lậu

Vừa qua, Công an tỉnh Gia Lai đã phát hiện thu giữ hơn 5,5 tấn cá tầm được định giá trên 1,6 tỷ đồng vận chuyển trái phép qua biên giới.
Quảng Bình: Phát hiện hơn 1.000 sản phẩm đèn led nhập lậu

Quảng Bình: Phát hiện hơn 1.000 sản phẩm đèn led nhập lậu

Hơn 1.000 sản phẩm gồm khung đèn led và đèn led tấm có xuất xứ từ Trung Quốc, không có hóa đơn chứng từ hợp pháp, được xác định là hàng nhập lậu.
An Giang: Bắt giữ 2 đối tượng buôn lậu thuốc lá và đường cát qua biên giới

An Giang: Bắt giữ 2 đối tượng buôn lậu thuốc lá và đường cát qua biên giới

Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang thông tin, vừa qua lực lượng chức năng đã phát hiện, bắt giữ 2 đối tượng vận chuyển hàng cấm và hàng hóa qua khu vực biên giới.
Hà Tĩnh: Bắt đối tượng vận chuyển trái phép 60kg pháo hoa nổ qua biên giới

Hà Tĩnh: Bắt đối tượng vận chuyển trái phép 60kg pháo hoa nổ qua biên giới

Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Tĩnh thông tin, vừa qua lực lượng chức năng đã bắt giữ đối tượng Võ Trọng Dũng vận chuyển trái phép pháo hoa nổ qua khu vực biên giới.
Ninh Bình: Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về kinh doanh xăng dầu

Ninh Bình: Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về kinh doanh xăng dầu

Cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình sẽ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và cương quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về kinh doanh xăng dầu.
Nam Định: Tạm giữ hàng nghìn sản phẩm văn phòng phẩm không rõ nguồn gốc

Nam Định: Tạm giữ hàng nghìn sản phẩm văn phòng phẩm không rõ nguồn gốc

Thông tin từ Cục Quản lý thị trường tỉnh Nam Định, đơn vị vừa tạm giữ 21.000 sản phẩm văn phòng phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ trị giá gần 50 triệu đồng.
Quảng Bình: Tiêu hủy hàng hóa vi phạm hành chính trị giá hơn 2,4 tỷ đồng

Quảng Bình: Tiêu hủy hàng hóa vi phạm hành chính trị giá hơn 2,4 tỷ đồng

Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình vừa thực hiện việc tiêu hủy tài sản là tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu theo Quyết định số 1226/QĐ-QLTTQB.
Siết chặt kiểm tra, kiểm soát thuốc lá lậu ngay từ biên giới

Siết chặt kiểm tra, kiểm soát thuốc lá lậu ngay từ biên giới

Dù các lực lượng chức năng vào cuộc quyết liệt, nhưng với thủ đoạn tinh vi, các đối tượng buôn lậu vẫn tìm mọi cách để đưa thuốc lá điếu vào thị trường nội địa.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát thị trường dịp cuối năm

Bà Rịa - Vũng Tàu: Đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát thị trường dịp cuối năm

Cục Quản lý thị trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, từ đầu năm đến nay, đơn vị đã phát hiện 2.235 vụ vi phạm, xử lý 2.121 vụ, truy thu hơn 1.300 tỷ đồng.
Quảng Bình: Tạm giữ lô hàng máy móc có dấu hiệu nhập lậu trị giá 450 triệu đồng

Quảng Bình: Tạm giữ lô hàng máy móc có dấu hiệu nhập lậu trị giá 450 triệu đồng

Ngày 1/12 thông tin từ Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Quảng Bình, lực lượng chức năng tỉnh vừa phối hợp kiểm tra, phát hiện lô hàng máy móc các loại, có dấu hiệu nhập lậu
Hải Dương: Xử phạt và tịch thu lô hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ

Hải Dương: Xử phạt và tịch thu lô hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ

Cục Quản lý thị trường tỉnh Hải Dương vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Đoàn Thị Hồng (thường trú Khu An Thái, Yên Thành, Hải Dương)
Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội: Xử lý 2.626 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách 361 tỷ đồng trong tháng 11

Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội: Xử lý 2.626 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách 361 tỷ đồng trong tháng 11

Trong tháng 11, các lực lượng chức năng Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội đã kiểm tra 2.925 vụ; xử lý 2.626 vụ; thu nộp ngân sách hơn 361 tỷ đồng.
Tuyên Quang: Tạm giữ 3 tấn đường cát nhập lậu không rõ nguồn gốc

Tuyên Quang: Tạm giữ 3 tấn đường cát nhập lậu không rõ nguồn gốc

Thông tin từ Cục Quản lý thị trường tỉnh Tuyên Quang, đơn vị vừa phát hiện và tạm giữ 3 tấn đường cát nhập lậu trên phương tiện khi lưu thông qua địa bàn.
Lạng Sơn: Tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính trị giá hơn 7 tỷ đồng

Lạng Sơn: Tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính trị giá hơn 7 tỷ đồng

Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn phối hợp với các đơn vị chức năng liên quan thực hiện tiêu hủy toàn bộ tang vật vi phạm hành chính trị giá hơn 7 tỷ đồng.
Nhận diện mánh khóe của các đối tượng buôn bán hàng giả, hàng nhái

Nhận diện mánh khóe của các đối tượng buôn bán hàng giả, hàng nhái

Cùng với sự phát triển của công nghệ, tình trạng hàng giả, hàng nhái ngày càng gia tăng với các hình thức tinh vi, phức tạp, xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng.
Bốn giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chống hàng giả trên thương mại điện tử

Bốn giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chống hàng giả trên thương mại điện tử

Lãnh đạo Tổng cục Quản lý thị trường đưa ra 4 giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống hàng giả trên thương mại điện tử.
TP. Hồ Chí Minh: Buôn bán hàng giả, hàng lậu vẫn phức tạp

TP. Hồ Chí Minh: Buôn bán hàng giả, hàng lậu vẫn phức tạp

Thống kê của Cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh trong 11 tháng 2023 cho thấy, tình hình buôn bán hàng giả, hàng lậu trên địa bàn vẫn phức tạp.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động