Tổng cục Quản lý thị trường ký kết hợp tác với Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam

Theo Tổng cục Quản lý thị trường, 55/63 Cục QLTT các tỉnh, thành đã xử lý các vụ việc liên quan đến buôn bán, lắp ráp phụ tùng, linh kiện xe máy giả.
Vĩnh Phúc: Sản xuất ô tô, xe máy giảm, công nghiệp khởi sắc nhưng chưa hết khó TP.HCM: Chuyển cơ quan điều tra vụ việc có dấu hiệu sản xuất, buôn bán phụ kiện xe máy giả mạo Phát hiện hàng loạt cơ sở sản xuất, kinh doanh phụ tùng kiện ô tô, xe máy giả mạo nhãn hiệu

Chiều 9/10, tại Hà Nội, nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm xe máy tại Việt Nam, Tổng cục Quản lý thị trường đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM).

Ông Trần Hữu Linh - Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương - cho biết, tình hình kinh doanh phụ tùng xe máy giả mạo nhãn hiệu tại Việt Nam đang trở thành vấn đề nhức nhối của xã hội.

Nhiều đối tượng nhập linh kiện, nguyên liệu, sản phẩm hoàn chỉnh vào Việt Nam sau đó chế biến, lắp ráp, sang chiết, bao gói thành sản phẩm giả các nhãn hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước rồi đưa ra thị trường tiêu thụ là hành vi vi phạm tương đối phổ biến tại nhiều địa phương trên cả nước” - ông Trần Hữu Linh chỉ rõ thực tế và cho rằng, những dòng xe giả, xe xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có giá thành thấp, không có tiêu chuẩn hợp quy do Cục Đăng kiểm Việt Nam cung cấp và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn cho người sử dụng và gây mất an toàn giao thông khi lưu hành.

Tổng cục Quản lý thị trường ký kết hợp tác với Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam
Tổng cục Quản lý thị trường ký kết thỏa thuận hợp tác với Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống hàng giả đối với phụ tùng, linh kiện xe máy

Thực tế, rất nhiều trường hợp tai nạn giao thông do phụ tùng giả, không đảm bảo chất lượng gây ra như cháy nổ xe máy, xe gãy trục, nổ lốp... những tai nạn này đã gây tổn thất lớn cho sức khỏe và tài sản của người tiêu dùng, và ảnh hưởng đến thương hiệu, uy tín của các doanh nghiệp uy tín đang kinh doanh tại thị trường Việt Nam.

Xác định công tác đấu tranh phòng, chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Do vậy, từ đầu năm 2022 đến nay, liên quan đến các sản phẩm phụ tùng, linh kiện xe máy, lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra 384 vụ; số tiền xử phạt vi phạm hành chính trên 3,1 tỷ đồng; trị giá hàng hóa vi phạm trên 538 triệu đồng.

Các hành vi vi phạm chủ yếu là: Kinh doanh, tàng trữ hàng hóa giả mạo, trưng bày để bán tem mang nhãn hiệu giả mạo nhãn hiệu Honda và Yamaha đang được bảo hộ tại Việt Nam...

Đáng chú ý, thống kê nhanh của Tổng cục Quản lý thị trường cũng cho thấy, có đến 55/63 Cục Quản lý thị trường tại các tỉnh thành đã kiểm tra, xử lý các vụ việc liên quan đến hành vi buôn bán, lắp ráp nhiều phụ tùng, linh kiện giả, giả mạo nhãn hiệu “Honda”, “Yamaha” hay “Sym” đang được bảo hộ tại Việt Nam. Các sản phẩm được làm giả nhiều nhất đó là: Bố thắng xe, lá côn xe, ổ khóa xe, ốp bô xe, yên xe, nắp chụp bugi, nắp chụp lốc máy, lượt nhớt, mặt nạ, tấm che bô, đèn pha….

Toàn bộ hàng hóa tịch thu đều là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, hàng hóa vi phạm không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của hàng hóa và đã tiêu hủy đến 18.160 sản phẩm các loại không đảm bảo chất lượng lưu thông trên thị trường, Tổng cục Quản lý thị trường thông tin.

Tại buổi ký kết, chia sẻ thêm về các hành vi kinh doanh hàng hóa giả mạo các thương hiệu xe máy đã được bảo hộ tại thị trường Việt Nam, ông Koji Sugita - Chủ tịch VAMM, Tổng Giám đốc Công ty Honda Việt Nam - cho biết, qua khảo sát thực tế của Honda cũng như các thành viên của VAMM, nhiều cửa hàng đã trộn lẫn các phụ tùng, linh kiện giả mạo nhãn hiệu, không rõ nguồn gốc xuất xứ với hàng chính hãng để bán ra thị trường nhằm đánh lừa người tiêu dùng và gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp, các cơ quan chức năng trong quá trình xác minh kiểm tra, xử lý.

Do vậy, Chủ tịch VAMM kỳ vọng, thông qua thỏa thuận hợp tác với Tổng cục Quản lý thị trường, các thành viên của VAMM nói chung và Honda nói riêng mong muốn thị trường phụ tùng, linh kiện xe máy sẽ được trong sạch, lành mạnh, từ đó bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng như các doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại thị trường Việt Nam.

Nhất trí với kiến nghị này, Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh cho biết, thỏa thuận hợp tác sẽ giúp lực lượng Quản lý thị trường có thêm thông tin về tình hình thị trường xe máy và phụ tùng xe máy trong nước, từ đó, nâng cao hiệu quả quản lý địa bàn, giúp VAMM nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý hệ thống các nhà sản xuất xe máy trên toàn quốc.

Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh khẳng định, lực lượng Quản lý thị trường sẽ tiếp tục tăng cường quản lý tất cả các địa bàn, thực hiện tốt các biện pháp nghiệp vụ để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm liên quan đến mặt hàng xe máy và phụ tùng xe gắn máy.

Xe máy, phụ tùng, linh kiện xe máy giả, giả mạo nhãn hiệu là một trong nhiều mặt hàng trọng điểm mà lực lượng Quản lý thị trường sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát trong thời gian tới. Công tác này không chỉ giúp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong nước mà còn hỗ trợ, tạo động lực, xây dựng niềm tin, kiến tạo một môi trường kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp nước ngoài đang kinh doanh tại Việt Nam” - Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh nhấn mạnh và kỳ vọng, thỏa thuận hợp tác này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng, chống hàng giả, hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và doanh nghiệp kinh doanh chân chính.

Khánh An
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tổng cục Quản lý thị trường

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nhiều kết quả nổi bật của Công đoàn Cục Quản lý thị trường Hà Tĩnh trong năm 2024

Nhiều kết quả nổi bật của Công đoàn Cục Quản lý thị trường Hà Tĩnh trong năm 2024

Trong năm 2024, Công đoàn Cục Quản lý thị trường Hà Tĩnh được xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và nhận cờ thi đua của Liên đoàn lao động tỉnh.
Lâm Đồng: Xử phạt Công ty Như Linh hơn 584 triệu đồng vì kinh doanh phân bón vi phạm chất lượng

Lâm Đồng: Xử phạt Công ty Như Linh hơn 584 triệu đồng vì kinh doanh phân bón vi phạm chất lượng

Công ty TNHH Như Linh vừa bị UBND tỉnh Lâm Đồng xử phạt số tiền hơn 584 triệu đồng, do công ty này đã kinh doanh vi phạm các quy định về chất lượng phân bón.
Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang tiêu hủy lượng lớn hàng hóa vi phạm

Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang tiêu hủy lượng lớn hàng hóa vi phạm

Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang vừa tiến hành tiêu hủy số lượng lớn hàng hóa vi phạm, gồm thực phẩm, mỹ phẩm, thuốc lá, xe điện...
Ninh Bình: Một cơ sở kinh doanh điện thoại bị phạt 25 triệu đồng

Ninh Bình: Một cơ sở kinh doanh điện thoại bị phạt 25 triệu đồng

Lực lượng Quản lý thị trường Ninh Bình vừa xử phạt một cơ sở kinh doanh điện thoại 25 triệu đồng do bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và hàng nhập lậu.
Thừa Thiên Huế: Thu giữ số lượng lớn hàng hoá giả nhãn hiệu

Thừa Thiên Huế: Thu giữ số lượng lớn hàng hoá giả nhãn hiệu

Lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế khám xét cơ sở kinh doanh hàng hoá, đồng thời phát hiện và thu giữ số lượng lớn hàng hoá giả nhãn hiệu.

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Tạm giữ nhiều thực phẩm nghi nhập lậu tại 2 cơ sở ở La Phù

Hà Nội: Tạm giữ nhiều thực phẩm nghi nhập lậu tại 2 cơ sở ở La Phù

Qua kiểm tra 2 cơ sở kinh doanh tại xã La Phù, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội, lực lượng chức năng đã tạm giữ nhiều hàng hóa vi phạm.
Bắc Giang: Chuyển công an điều tra vụ Nguyễn Hữu Điện sản xuất thực phẩm giả

Bắc Giang: Chuyển công an điều tra vụ Nguyễn Hữu Điện sản xuất thực phẩm giả

Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang đã chuyển hồ sơ vụ hộ kinh doanh Nguyễn Hữu Điện sản xuất hàng giả sang Công an tỉnh để truy cứu trách nhiệm hình sự.
Bắc Giang: Kiểm tra hộ kinh doanh Lan Quý, tạm giữ hơn 27.000 sản phẩm mỹ phẩm

Bắc Giang: Kiểm tra hộ kinh doanh Lan Quý, tạm giữ hơn 27.000 sản phẩm mỹ phẩm

Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang tạm giữ hơn 27 nghìn sản phẩm mỹ phẩm vi phạm tại kho hàng của hộ kinh doanh Lan Quý, địa chỉ số 36 đường Nguyễn Du.
Ninh Bình: Kinh doanh thực phẩm nhập lậu, bị phạt 34,5 triệu đồng

Ninh Bình: Kinh doanh thực phẩm nhập lậu, bị phạt 34,5 triệu đồng

Hộ kinh doanh Dư Văn Hưng (TP. Tam Điệp, Ninh Bình) bị lực lượng chức năng xử phạt 34,5 triệu đồng do kinh doanh thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc.
Hà Nội: Đột kích kho hàng, tạm giữ hàng nghìn túi xách có dấu hiệu giả nhãn hiệu

Hà Nội: Đột kích kho hàng, tạm giữ hàng nghìn túi xách có dấu hiệu giả nhãn hiệu

Lực lượng chức năng TP. Hà Nội vừa phát hiện hàng nghìn túi xách, ví da có dấu hiệu giả nhãn hiệu tại một cơ sở ở phường Đại Mỗ.
Phú Thọ: Tạm giữ gần 6.000 đôi giày có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu NIKE, Adidas

Phú Thọ: Tạm giữ gần 6.000 đôi giày có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu NIKE, Adidas

Lực lượng chức năng tỉnh Phú Thọ vừa phát hiện và tạm giữ gần 6.000 đôi giày có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu NIKE, Adidas của hộ kinh doanh ở huyện Thanh Thủy.
Tiền Giang: Quyết liệt kiểm tra thuốc lá lậu cuối năm

Tiền Giang: Quyết liệt kiểm tra thuốc lá lậu cuối năm

Lực lượng Quản lý thị trường Tiền Giang đang đẩy mạnh công tác phòng chống thuốc lá lậu cuối năm 2024.
Hòa Bình: Tiêu hủy gần 1 tấn nội tạng không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Hòa Bình: Tiêu hủy gần 1 tấn nội tạng không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Đội Quản lý thị trường số 1 (Cục Quản lý thị trường Hòa Bình) đã xử phạt chủ hàng và buộc tiêu hủy gần 1 tấn nội tạng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Năm 2024, lực lượng quản lý thị trường cả nước kiểm tra 68.280 vụ việc

Năm 2024, lực lượng quản lý thị trường cả nước kiểm tra 68.280 vụ việc

Năm 2024, lực lượng quản lý thị trường đã thanh tra, kiểm tra 68.280 vụ việc; phát hiện, xử lý 47.135 vụ vi phạm, nộp ngân sách trên 541 tỷ đồng (tăng 8%).
Tổng cục Quản lý thị trường tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Tổng cục Quản lý thị trường tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Sáng ngày 17/12, tại trụ sở Bộ Công Thương, Tổng cục Quản lý thị trường đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Bắc Giang: Thu nộp ngân sách trên 900 triệu đồng từ xử lý vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử

Bắc Giang: Thu nộp ngân sách trên 900 triệu đồng từ xử lý vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử

Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang thu nộp ngân sách nhà nước trên 900 triệu đồng qua xử lý vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử.
Đến hẹn lại lên, buôn lậu thuốc lá lại

Đến hẹn lại lên, buôn lậu thuốc lá lại 'nóng' dịp cuối năm

Lợi dụng thương mại điện tử, đối tượng buôn lậu thuốc lá trong nội địa đã móc nối với các đầu nậu để đặt hàng, vận chuyển, giao nhận tại các địa điểm khác nhau.
Hoà Bình: Thu giữ gần 1 tấn nội tạng hôi thối khi đang đi tiêu thụ

Hoà Bình: Thu giữ gần 1 tấn nội tạng hôi thối khi đang đi tiêu thụ

Công an huyện Lương Sơn (Hòa Bình) vừa thu giữ gần 1 tấn nội tạng động vật không rõ nguồn gốc, bốc mùi hôi thối khi đang trên đường đi tiêu thụ.
Cục Quản lý thị trường Đà Nẵng: Năm 2024, xử lý 81 đơn vị vi phạm trong kinh doanh thuốc lá

Cục Quản lý thị trường Đà Nẵng: Năm 2024, xử lý 81 đơn vị vi phạm trong kinh doanh thuốc lá

Năm 2024, Cục Quản lý thị trường Đà Nẵng đã kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính đối với 81 đơn vị kinh doanh thuốc lá, thu nộp ngân sách hơn 251 triệu đồng.
Buôn lậu, gian lận thương mại: Giảm số vụ nhưng tăng trị giá hàng hóa

Buôn lậu, gian lận thương mại: Giảm số vụ nhưng tăng trị giá hàng hóa

Theo Tổng cục Hải quan, trong tháng 11/2024, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới tiếp tục diễn biến phức tạp.
TP. Hồ Chí Minh: Quản lý thị trường tiêu hủy hơn 19.000 đơn vị sản phẩm vi phạm

TP. Hồ Chí Minh: Quản lý thị trường tiêu hủy hơn 19.000 đơn vị sản phẩm vi phạm

Cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức tiêu hủy 19.321 đơn vị sản phẩm vi phạm gồm hàng giả, hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Lạng Sơn: Tiêu hủy hơn 1 tấn thực phẩm nhập lậu là tang vật vi phạm

Lạng Sơn: Tiêu hủy hơn 1 tấn thực phẩm nhập lậu là tang vật vi phạm

Quản lý thị trường Lạng Sơn vừa tiến hành tiêu hủy hơn 1 tấn thực phẩm nhập lậu không đảm bảo an toàn sử dụng của 2 cá nhân trên địa bàn đã bị xử phạt.
Hải Phòng: Tăng cường kiểm soát thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025

Hải Phòng: Tăng cường kiểm soát thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025

Cục Quản lý thị trường TP. Hải Phòng tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, ngăn chặn gian lận thương mại, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật cuối năm....
Đà Nẵng: Quý IV/2024, xử lý 28 vụ buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu

Đà Nẵng: Quý IV/2024, xử lý 28 vụ buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu

Trong đợi cao điểm quý IV/2024, Cục Quản lý thị trường TP. Đà Nẵng đã kiểm tra, xử lý vi phạm 28 vụ việc buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu.
Quảng Ninh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xử lý vi phạm pháp luật trong kinh doanh thương mại

Quảng Ninh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xử lý vi phạm pháp luật trong kinh doanh thương mại

Qua công tác tuyên truyền pháp luật về kinh doanh thương mại, Quản lý thị trường Quảng Ninh đã kiểm soát tốt thị trường, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động