Thứ ba 22/04/2025 17:36

Tổng công ty Thép Việt Nam: Cần gỡ khó cho dự án để ổn định sản xuất kinh doanh

Theo dự báo, năm 2023 đầu ra của ngành thép sẽ còn gặp khó khăn. Tổng công ty Thép Việt Nam đưa ra dự kiến với sản lượng thép thành phẩm khoảng 3.435.000 tấn.

Những năm gần đây một số dự án: Dự án 2 Gang thép Thái Nguyên và Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt Trung đang rơi vào tình trạng khó khăn nên cần gỡ khó để ổn định sản xuất kinh doanh.

Đó là ý kiến tâm huyết được đại diện doanh nghiệp và Tổng công ty /chu-de/hiep-hoi-thep-viet-nam.topic (VNSTEEL) đưa ra tại Hội nghị tổng kết năm 2022 và kế hoạch 2023 được diễn ra sáng nay, ngày 09/1/2023 tại Hà Nội do Tổng công ty Thép Việt Nam tổ chức.

Ông Nguyễn Chí Thành - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV SCIC phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị tổng kết Tổng công ty Thép Việt Nam

Chia sẻ về tình hình sản xuất kinh doanh năm 2022, đại diện Tổng công ty Thép Việt Nam cho biết, năm 2022 kinh tế thế giới đã đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức chưa từng có do những tác động tiêu cực từ chiến tranh thương mại trên thế giới, sự khủng hoảng khí đốt ở châu Âu; lãi suất lại tăng cao và thắt chặt chính sách tiền tệ, tài khóa ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Song song với đó thời tiết lại diễn biến bất thường và ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, đặc biệt tác động xấu của thị trường bất động sản gần như đóng băng nên đã tác động mạnh mẽ tới đầu ra cho các sản phẩm thép.

Đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trao cờ thi đua cho đơn vị vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua Lao động giỏi và Xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh năm 2022

Từ những tác động xấu trên đã làm cho thị trường thép năm 2022 phát sinh những biến động bất ngờ thậm chí trái chiều, trái thông lệ. Giá các mặt hàng như: năng lượng (xăng dầu, khí đốt) và các mặt hàng nguyên vật liệu chính dùng cho sản xuất thép(than, quặng sắt, thép phế,…) đột ngột tăng cao trong giai đoạn đầu năm, trong đó một số mặt hàng đã chạm các mốc cao kỷ lục nhưng sau đó bất ngờ giảm giá nhanh và mạnh, chạm mức đáy của hai năm liên tiếp, làm cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các sản phẩm thép không xoay kịp. Từ những yếu tố đó đã tác tộng mạnh mẽ tới doanh thu và hiệu quả của hầu hết các doanh nghiệp không đạt kế hoạch như mong muốn.

Theo dự kiến, năm 2022 nhu cầu thép thành phẩm chỉ đạt 1.796,7 triệu tấn, giảm 2,3% so với năm 2021. Riêng đối với Trung Quốc, nhu cầu thép thành phẩm của quốc gia này chỉ đạt 914 triệu tấn, giảm 4% so với năm 2021. Việc sụt giảm mạnh đó nguyên nhân chính khiến giá cả trên thị trường thép duy trì đà giảm dài trong năm 2022.

Đối với thị trường trong nước, nhu cầu tiêu thụ thấp, sức mua yếu đã buộc các nhà sản xuất thép phải liên tục giảm giá bán. Giá bán bình quân tháng 11 của thép xây dựng đã giảm 22% so với giá bình quân của tháng 4 – là tháng có giá đạt đỉnh trong năm 2022, tương tự giá bình quân phôi thép cũng giảm 28% và giá thép phế nội địa giảm khoảng 36%. Sang tháng 12, thị trường có sự hồi phục với đợt điều chỉnh tăng giá từ 150.000 – 300.000 đồng/tấn, tuy nhiên sức mua của thị trường vẫn duy trì ở mức thấp.

Ông Nguyễn Chí Thành - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV SCIC trao tặng bằng khen của Ủy ban Quản lý Vốn Nhà nước cho các đơn vị có thành tích xuất sắc trong sản xuất kinh doanh năm 2021

Về thị trường thép dẹt cũng biến động mạnh trong năm 2022, giá thép trong nước biến động theo sát với diễn biến của giá thép thế giới. Giá chào HRC của Formosa trong tháng 11 đã giảm 8,21 triệu đồng/tấn so với giá thời điểm tháng 4 – tháng có mức giá đạt đỉnh nội địa trong năm 2022. Giá nguyên liệu HRC giảm mạnh kéo theo giá CRC, giá tôn mạ liên tục giảm, tiêu thụ thị trường tôn mạ rất khó khăn cả thị trường trong nước và xuất khẩu. Tháng 12, thị trường có dấu hiệu khởi sắc, giá tăng nhẹ nhưng nhu cầu tiêu thụ của thị trường vẫn rất chậm.

Không chỉ các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Thép Việt Nam gặp khó mà, các ông lớn như: Hòa Phát, Hoa Sen, Thép Nam Kim, Pomina, Thép SMC,... cũng đều thua lỗ nặng trong quý III và dự kiến hiệu quả năm 2022 sẽ sụt giảm nghiêm trọng.

Với những khó khăn chồng chất đó đã tác động mạnh mẽ tới doanh thu và lợi nhuận của Tổng công ty Thép Việt Nam sụt giảm mạnh.

Theo đó, doanh thu thuần năm 2022 của VNSTEEL được 3.767,7 tỷ đồng, đạt 82% kế hoạch năm; doanh thu hợp nhất là 40.000 tỷ đồng, đạt 105% kế hoạch năm. Nhưng riêng về lợi nhuận năm 2022 lại đạt được những con số đáng mơ ước, cụ thể, trước thuế được 298,8 tỷ đồng, đạt 149% kế hoạch năm- có được con số sinh động đó phải kể tới sự vào cuộc, chỉ đạo sát sao và sự nỗ lực mạnh mẽ của đội ngũ lãnh đạo, cán bộ công nhân viên- người lao động trong toàn tổng công ty nói chung.

Dù khó khăn nhưng VNSTEEL vẫn tìm mọi giải pháp để duy trì và đảm bảo việc làm trong toàn hệ thống Tổng công ty là 9.741 người đảm bảo thu nhập bình quân đạt trên 14 triệu đồng/người/tháng, bằng 102,5% so với năm 2021.

Đại diện Đoàn Khối Doanh nghiệp Trung ương Phó Bí thư Đỗ Khắc Dũng trao Bằng khen của Đoàn Khối cho các tập thể đạt thành tích năm 2022

Bên cạnh đó, công tác tái cơ cấu, đổi mới doanh nghiệp cũng được Tổng công ty đặc biệt quan tâm đẩy mạnh triển khai, trong đó đẩy mạnh đề án tái cơ cấu Tisco, VTM.

Khó khăn chung đã tác động mạnh mẽ đến hiệu quả của ngành thép. Nhưng, đối với Tổng công ty Thép Việt Nam lại vướng 2 dự án như: Tisco và VTM - đây là 2 dự án đang rất khó khăn nên rất cần được Chính phủ, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước, SCIC cùng các bộ,ngành liên quan tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ Tổng công có các phương án tối ưu nhất để xử lý dứt điểm. Chỉ khi 2 dự án đó xử lý xong thì mới ổn định tâm lý người lao động và yên tâm sản xuất kinh doanh, đem lại hiệu quả chung.

Song song với đó, Tổng công ty Thép Việt Nam cũng kiến nghị Bộ Công Thương và các cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét, tạo điều kiện và sớm giải quyết vấn đề liên quan tới quyết toán cổ phần hóa giúp Tổng công ty hoàn thành nhiệm vụ.

Theo dự báo, năm 2023 đầu ra của ngành thép sẽ còn gặp nhiều khó khăn. Nắm bắt được dự báo đó, Tổng công ty Thép Việt Nam đưa ra dự kiến trên tinh thần thận trọng với sản lượng thép thành phẩm khoảng 3.435.000 tấn. Tổng doanh thu hợp nhất khoảng 35.800 tỷ đồng; Lợi nhuận hợp nhất trước thuế khoảng 50 tỷ đồng; Tổng doanh thu công ty mẹ khoảng 1.899 tỷ đồng và phấn đấu có lãi.

Để đạt được những con số đó lãnh đạo Tổng công ty Thép Việt Nam tiếp tục chỉ đạo sát sao và đoàn kết nhưng rất cần sự vào cuộc của các cấp lãnh đạo giải quyết để tháo gỡ những vướng mắc tồn tại để toàn thể người lao động trong toàn tổng công ty ổn định tâm lý và sản xuất kinh doanh đem lại hiệu quả cao hơn.

Kim Tuyến

Tin cùng chuyên mục

Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đạt 100 triệu tấn sản phẩm

PVOIL đặt mục tiêu tăng trưởng 8%, kinh doanh xăng Jet A1

PC Huế đảm bảo cấp điện Lễ 30/04 và 01/05

Trải nghiệm vượt kỳ vọng: BYD Sealion 6 khuấy đảo tại Bình Dương

EVNHCMC đẩy mạnh ứng dụng AI nâng cao trải nghiệm khách hàng

Điện lực TKV đẩy mạnh số hóa và sáng kiến kỹ thuật

Nestlé Việt Nam 30 năm khẳng định niềm tin với thị trường

Đại hội Đảng bộ Tổng Công ty Điện lực miền Trung

PVFCCo-Phú Mỹ tăng vốn điều lệ, đầu tư mạnh để phát triển

PV Drilling tổng kết phong trào thi đua yêu nước 2020 - 2025

Không chỉ đường sắt cao tốc, Hòa Phát sẽ tham gia các dự án ngoài khơi

PVOIL quyết tâm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025

Tổng công ty Điện lực miền Trung diễn tập phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại Quảng Trị

Phân bón Cà Mau tiếp tục hành trình kết nối nhà nông

Petrovietnam-Vinachem: Hợp tác toàn diện, hướng tới tương lai công nghệ cao

Masan Consumer - Doanh nghiệp tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh

Hơn cả tiết kiệm: EVNHANOI xây dựng văn hóa sử dụng điện

Đảng bộ Nhiệt điện Quảng Ninh thực hiện tốt học tập, làm theo Bác

Flamingo Heritage Onsen & Resort: Thiên đường nghỉ dưỡng sắp ra mắt tại Tân Trào

Lazada ‘mở khóa’ sức mạnh AI cho mọi nhà bán hàng