Tổng Bí thư Tô Lâm: Tầm nhìn và những quyết sách kinh tế chiến lược

Trên cương vị người đứng đầu Đảng ta, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có nhiều chỉ đạo quan trọng, tháo gỡ các điểm nghẽn để phát triển kinh tế.
Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam - Campuchia Tổng Bí thư: Báo chí phải bám sát các nhiệm vụ chính trị, vấn đề lớn của Đảng và đất nước Tổng Bí thư Tô Lâm: Tháo gỡ rào cản về thể chế để phát triển khoa học công nghệ

Khoa học, công nghệ là con đường sống còn

Tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (tháng 1/2025), Tổng Bí thư đã đặt vấn đề xác định phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là nhiệm vụ chiến lược để phát triển đất nước thịnh vượng trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của cả dân tộc.

Chỉ đạo của Tổng Bí thư đặc biệt có ý nghĩa bởi lần đầu tiên sau hơn 60 năm, Đảng ta mới tổ chức một hội nghị mang tính toàn quốc về phát triển khoa học, công nghệ. Trước đó, Đảng ta đã có nhiều văn bản, nghị quyết về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; song việc ra đời của Nghị quyết 57-NQ/TW (ngày 22/12/2024) của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia được kỳ vọng như một nghị quyết “khoán 10” trong khoa học công nghệ.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tầm nhìn và những quyết sách kinh tế chiến lược
Tổng Bí thư Tô Lâm cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước thăm các gian hàng trong khuôn khổ Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Ảnh: VPQH

Trong Nghị quyết mang tính lịch sử này, Đảng ta khẳng định mạnh mẽ việc coi khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đột phá quan trọng hàng đầu, động lực chính để phát triển nhanh lực lượng sản xuất hiện đại, hoàn thiện quan hệ sản xuất, đổi mới phương thức quản trị quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội, ngăn chặn nguy cơ tụt hậu, đưa đất nước phát triển bứt phá, giàu mạnh trong kỷ nguyên mới.

Tinh gọn tổ chức bộ máy: Càng làm sớm càng có lợi cho dân, cho nước

Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII (tháng 12/2024), Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, đây là vấn đề rất cấp bách, bắt buộc phải làm, càng làm sớm càng có lợi cho dân, cho nước.

Theo đó, các cấp, các ngành từ Trung ương tới cơ sở phải xác định quyết tâm chính trị cao nhất trong thực hiện chủ trương này. Đây không chỉ là vấn đề về quy mô hay số lượng, mà sâu xa hơn là phải tạo sự thay đổi về chất trong hoạt động của hệ thống chính trị. Các đồng chí cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu cấp ủy, cơ quan cần gương mẫu, chủ động, quyết liệt trong thực hiện nhiệm vụ được giao theo tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng”; “Trung ương không chờ cấp tỉnh, cấp tỉnh không chờ cấp huyện, cấp huyện không chờ cơ sở”; “Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng”.

Tháo gỡ “điểm nghẽn của các điểm nghẽn”

Vấn đề tháo gỡ thể chế một mặt không để lãng phí nguồn lực, một mặt để các nguồn lực đóng góp tốt cho cho phát triển kinh tế được Tổng Bí thư đặc biệt quan tâm tại nhiều diễn đàn. Tại kỳ họp cuối năm 2024 của Quốc hội khóa XV, Tổng Bí thư chỉ rõ, trong 3 điểm nghẽn lớn nhất hiện nay là thể chế, hạ tầng và nhân lực thì thể chế là điểm nghẽn của điểm nghẽn, chất lượng xây dựng, hoàn thiện pháp luật chưa đáp ứng nhu cầu của thực tiễn, một số luật mới ban hành đã phải sửa đổi, các quy định chưa thực sự đồng bộ còn chồng chéo, nhiều quy định còn khó khăn, cản trở việc thực thi, gây thất thoát, lãng phí các nguồn lực...

Ở đây, quan điểm của Tổng Bí thư rất dứt khoát. Theo đó, phải tháo gỡ được “điểm nghẽn của điểm nghẽn”, nâng cao chất lượng cải cách hành chính, dứt khoát từ bỏ tư duy “không quản được thì cấm” để giải phóng toàn bộ sức sản xuất, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước; loại bỏ mọi yếu tố cản trở phát triển, gây lãng phí, bỏ lỡ thời cơ phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương (ngày 9/1/2025), thêm một lần Tổng Bí thư yêu cầu đẩy mạnh đột phá về thể chế, đề cao nguyên tắc thị trường trong huy động và phân bổ nguồn lực, đồng thời loại bỏ cơ chế “xin - cho” và tư duy bao cấp. Cần phát huy sức mạnh từ nhân dân và mọi thành phần kinh tế bằng cách xây dựng một nền hành chính hiệu quả, năng động, môi trường đầu tư kinh doanh an toàn, minh bạch, chi phí thấp, đạt chuẩn quốc tế để thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và làm giàu.

Tập trung giải quyết vấn đề hạ tầng năng lượng

Thực tế đã cho thấy, vấn đề năng lượng không chỉ là bảo đảm cung ứng đủ, ổn định an toàn nguồn điện năng mà quan trọng hơn là phải tạo dựng được các hạ tầng năng lượng ít nhất cũng đáp ứng được giai đoạn 5 -10 năm tới. Đây là mối quan tâm đặc biệt của Tổng Bí thư Tô Lâm. Chính vì vậy, cuối năm 2024 vừa qua, Quốc hội đã thông qua dự án Luật Điện lực (sửa đổi) và khởi động lại dự án điện hạt nhân sau 8 năm tạm ngừng.

Tại thảo luận trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 8 liên quan đến dự án Luật Điện lực (sửa đổi), với cách diễn đạt trực diện, thấu suốt, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đề cập những định hướng quan trọng nhất, căn bản nhất trong việc hoàn thiện những quy định của Luật.

Tổng Bí thư đề nghị làm rõ khó khăn, bất cập hiện nay, từ đó có định hướng và cụ thể hóa các chủ trương của Đảng vào chính sách, pháp luật, đáp ứng yêu cầu đủ điện cho sản xuất, cho tiêu dùng, cho nhu cầu điện của quốc gia. Trong đó, lưu ý có các quy định về phát triển điện, điều hòa điện, quy hoạch điện, đặc biệt có đủ nguồn điện để các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm đầu tư.

Thời gian không chờ đợi ai, chúng ta cần chủ động triển khai nhanh chóng, đồng bộ, song song với việc triển khai sẽ tiếp tục hoàn chỉnh, hoàn thiện”, Tổng Bí thư nêu rõ.

Ngay sau khi Luật Điện lực (sửa đổi) được thông qua, ngày 5/12/2024, Tổng Bí thư đã dẫn đầu đoàn công tác Trung ương trực tiếp kiểm tra khu vực xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại tỉnh Ninh Thuận. Tại đây, Tổng Bí thư yêu cầu sớm thực hiện các trình tự thủ tục dự án, báo cáo Chính phủ xem xét, phê duyệt và bố trí vốn, đảm bảo tiến độ. Đồng thời, Tổng Bí thư cũng đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành, nhất là Bộ Công Thương phải nhanh chóng tháo gỡ các điểm nghẽn về cơ chế, chính sách, vướng mắc, để thúc đẩy sự phát triển các dự án năng lượng của quốc gia nói chung, trong đó có các dự án năng lượng ở Ninh Thuận.

Hà Trang
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tổng Bí thư Tô Lâm

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thủ tướng:Sửa 5 luật, tháo gỡ các vướng mắc về thể chế

Thủ tướng:Sửa 5 luật, tháo gỡ các vướng mắc về thể chế

Cần tiếp tục rà soát, quán triệt, cụ thể hóa, thể chế hóa tất cả chủ trương, đường lối của Đảng, tháo gỡ các vướng mắc về thể chế.
Đề xuất giảm thời gian thực hiện quy trình, thủ tục bầu cử

Đề xuất giảm thời gian thực hiện quy trình, thủ tục bầu cử

Sửa đổi các quy định nhằm điều chỉnh giảm thời gian thực hiện quy trình, thủ tục bầu cử (còn 42 ngày so với 70 ngày của Luật hiện hành).
Làm rõ nguyên nhân tai nạn lao động tại Khu công nghiệp Đất Cuốc

Làm rõ nguyên nhân tai nạn lao động tại Khu công nghiệp Đất Cuốc

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo Công an tỉnh Bình Dương khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại KCN Đất Cuốc.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo động lực mới từ cải cách thể chế

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo động lực mới từ cải cách thể chế

Tại Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần thứ 2 trong tháng 4/2025, Thủ tướng yêu cầu khơi thông nguồn lực, tạo động lực mới từ cải cách thể chế.
Sáp nhập tỉnh: Bố trí lãnh đạo tỉnh và các sở ngành như thế nào?

Sáp nhập tỉnh: Bố trí lãnh đạo tỉnh và các sở ngành như thế nào?

Khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính, tại cấp tỉnh, Ban Chỉ đạo của Chính phủ đã có định hướng để sắp xếp nhân sự lãnh đạo, cán bộ, người lao động hợp đồng.

Tin cùng chuyên mục

Những hình thức lấy ý kiến nhân dân về sáp nhập tỉnh

Những hình thức lấy ý kiến nhân dân về sáp nhập tỉnh

Về việc lấy ý kiến nhân dân về sáp nhập tỉnh, xã, UBND cấp tỉnh có thể phát phiếu lấy ý kiến hoặc áp dụng thực hiện qua cổng thông tin điện tử.
Vì sao cần sửa đổi Luật Mặt trận Tổ quốc?

Vì sao cần sửa đổi Luật Mặt trận Tổ quốc?

Việc sửa đổi Luật Mặt trận Tổ quốc được đặt ra trong bối cảnh yêu cầu sắp xếp, tinh gọn cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội...
Thủ tướng: Phong trào thi đua hoàn thành đường dây 500kV mạch 3 mang lại hiệu quả cao

Thủ tướng: Phong trào thi đua hoàn thành đường dây 500kV mạch 3 mang lại hiệu quả cao

Thủ tướng nhấn mạnh phong trào thi đua hoàn thành đường dây 500kV mạch 3 đã mang lại hiệu quả cao.
Pháp sẽ thúc đẩy EC gỡ bỏ Thẻ vàng IUU đối với thủy hải sản của Việt Nam

Pháp sẽ thúc đẩy EC gỡ bỏ Thẻ vàng IUU đối với thủy hải sản của Việt Nam

Pháp sẽ thúc đẩy EC gỡ bỏ Thẻ vàng IUU đối với thủy hải sản của Việt Nam nhằm giúp ngành hàng quan trọng này sớm trở lại đường đua xuất khẩu.

'Thúc' tiến độ Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2

Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu tăng thêm nhân lực thi công 2 dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2; tăng cường hơn nữa năng lực của Ban quản lý dự án.
Đẩy nhanh điều tra, sớm đưa ra kết luận vụ thuốc giả

Đẩy nhanh điều tra, sớm đưa ra kết luận vụ thuốc giả

Bộ Công an tập trung đẩy nhanh tiến độ điều tra, sớm đưa ra kết luận về vụ việc sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả.
Doanh nghiệp nhà nước phải có cơ chế trả lương như tư nhân

Doanh nghiệp nhà nước phải có cơ chế trả lương như tư nhân

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý, chính sách tiền lương tại doanh nghiệp nhà nước phải đảm bảo người lao động đủ sống, cạnh tranh với tư nhân.
Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh điều tra vụ sữa giả

Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh điều tra vụ sữa giả

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 40/CĐ-TTg ngày 17/4/2025 về xử lý vụ việc sản xuất, phân phối sữa giả.

'Lỗ hổng' quản lý thực phẩm sữa: Bài 2 - Tự công bố và hậu kiểm lỏng lẻo - kẽ hở chết người!

Cơ chế tự công bố sản phẩm cùng hậu kiểm lỏng lẻo đang trở thành kẽ hở chết người, tạo điều kiện hợp pháp hóa sản phẩm giả, kém chất lượng trên thị trường.
Chính sách tiền lương cán bộ cấp xã, hoàn thành trước 30/7

Chính sách tiền lương cán bộ cấp xã, hoàn thành trước 30/7

Bộ Nội vụ chủ trì xây dựng Nghị định của Chính phủ về chính sách tiền lương đối với cán bộ cấp xã sau sắp xếp, hoàn thành trước ngày 30/7/2025.
Việt Nam sở hữu nhiều lợi thế phát triển trung tâm tài chính quốc tế

Việt Nam sở hữu nhiều lợi thế phát triển trung tâm tài chính quốc tế

Việc xây dựng, vận hành và phát triển trung tâm tài chính quốc tế có tính cạnh tranh tại Việt Nam sẽ góp phần đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.
Thêm lĩnh vực cần nhà nước

Thêm lĩnh vực cần nhà nước 'rót' vốn để thành lập doanh nghiệp

Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp bổ sung lĩnh vực mà nhà nước cần đầu tư vốn để thành lập doanh nghiệp và đầu tư bổ sung vốn nhà nước.
Tổng Bí thư Tô Lâm và ba chữ

Tổng Bí thư Tô Lâm và ba chữ 'miễn' chạm tới triệu niềm tin

Từ bữa ăn đến viện phí, học phí và bộ máy hành chính, Tổng Bí thư Tô Lâm không chỉ nói chính sách, mà đang cụ thể hóa hình mẫu Nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Vĩnh Phúc triển khai lấy ý kiến nhân dân về sáp nhập tỉnh, sắp xếp cấp xã

Vĩnh Phúc triển khai lấy ý kiến nhân dân về sáp nhập tỉnh, sắp xếp cấp xã

Vĩnh Phúc lấy ý kiến cử tri về đề án sáp nhập tỉnh và sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, hoàn tất trước ngày 20/4/2025, đảm bảo đúng quy định, dân chủ.
Hội nghị thượng đỉnh P4G thông qua 2 tuyên bố và đạt 5 đồng thuận lớn

Hội nghị thượng đỉnh P4G thông qua 2 tuyên bố và đạt 5 đồng thuận lớn

Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) Việt Nam năm 2025 đã thông qua 2 tuyên bố và đạt 5 kết quả đồng thuận.
Sửa luật để phù hợp với bộ máy Mặt trận Tổ quốc

Sửa luật để phù hợp với bộ máy Mặt trận Tổ quốc

Việc sửa đổi, bổ sung một số quy định nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc tổ chức bộ máy, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sau khi được sắp xếp.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ thông tin về cải cách tiền lương

Bộ trưởng Bộ Nội vụ thông tin về cải cách tiền lương

Việc triển khai thực hiện cải cách tiền lương đã góp phần cơ bản nâng cao thu nhập, cải thiện đáng kể đời sống cho cán bộ, công chức, viên chức...
Đề xuất chi hơn 116 nghìn tỷ đồng phổ cập giáo dục mầm non

Đề xuất chi hơn 116 nghìn tỷ đồng phổ cập giáo dục mầm non

Theo Ủy ban Văn hóa và Xã hội, tổng dự toán kinh phí để thực hiện phổ cập giáo dục mầm non 3 đến 5 tuổi (giai đoạn 2026 - 2030) là 116.314,1 tỷ đồng.
Luật Báo chí (sửa đổi) sẽ khắc phục những vấn đề nào?

Luật Báo chí (sửa đổi) sẽ khắc phục những vấn đề nào?

Sáng 17/4, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng có buổi làm việc về dự án Luật Báo chí (sửa đổi) nêu bật một số vấn đề cần giải quyết.
Đề xuất chính sách đặc thù cho khu thương mại tự do Hải Phòng

Đề xuất chính sách đặc thù cho khu thương mại tự do Hải Phòng

Khu thương mại tự do Hải Phòng được tổ chức thành các khu chức năng: Khu sản xuất, khu cảng và hậu cần cảng - logistics, khu thương mại - dịch vụ...
Mobile VerionPhiên bản di động