Thứ sáu 16/05/2025 12:05

Tội phạm an ninh mạng đứng đầu các mối đe dọa doanh nghiệp

Tội phạm an ninh mạng, gian lận bởi người tiêu dùng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản là những loại hình tội phạm phổ biến gây ảnh hưởng tới doanh nghiệp nhiều nhất.

Theo khảo sát tội phạm kinh tế và gian lận toàn cầu năm 2022 của Công ty Tư vấn PwC Việt Nam (PwC), doanh nghiệp có nguy cơ dễ bị tổn thương hơn và những kẻ lừa đảo đến từ bên ngoài ngày càng trở thành mối đe dọa lớn khi các cuộc tấn công không ngừng gia tăng dưới nhiều hình thức tinh vi hơn.

Tội phạm an ninh mạng đứng đầu các mối đe dọa doanh nghiệp

Cuộc khảo sát với sự tham gia của 1.296 nhà lãnh đạo doanh nghiệp đến từ 53 quốc gia cho thấy, tội phạm an ninh mạng, gian lận bởi người tiêu dùng và lừa đảo chiếm đoạt tài sản là những loại hình tội phạm phổ biến gây ảnh hưởng tới doanh nghiệp nhiều nhất, bất kể doanh nghiệp ở quy mô nào.

Công ty càng lớn, rủi ro về gian lận càng cao, chưa đến một nửa số công ty được khảo sát (46%) báo cáo đã gặp phải sự cố gian lận hoặc tội phạm kinh tế trong vòng 24 tháng qua, thiệt hại do những hành vi này mang lại ngày càng đáng kể hơn. Trong số các công ty có doanh thu toàn cầu hàng năm trên 10 tỷ USD, 52% đã gặp phải sự cố về gian lận trong 24 tháng qua.

Trong nhóm này, gần 1/5 báo cáo rằng, sự cố gây gián đoạn nhất đã gây thiệt hại tài chính lên đến hơn 50 triệu USD. Tỷ lệ của các công ty nhỏ hơn (những công ty có doanh thu dưới 100 triệu USD) bị ảnh hưởng thấp hơn với 38% công ty từng bị gian lận, trong đó 1/4 đối mặt với tổng số tiền bị ảnh hưởng hơn 1 triệu USD.

Sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của lĩnh vực công nghệ, truyền thông và viễn thông đã giúp xác định được sự gia tăng đáng kể của hoạt động gian lận kể từ năm 2020, với gần 2/3 số công ty trong ngành này gặp phải một số hình thức gian lận, tỷ lệ cao nhất trong tất cả các ngành tham gia khảo sát. Tội phạm an ninh mạng đứng đầu danh sách các mối đe dọa. Tội phạm an ninh mạng đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với các doanh nghiệp ở tất cả quy mô, sau khi những thiệt hại do tin tặc gây ra đã gia tăng đáng kể trong hai năm qua.

Sự phát triển của các nền tảng kỹ thuật tiềm ẩn vô số cơ hội cho tội phạm tài chính và 40% trong số những người được khảo sát gặp phải gian lận đã trải qua một số hình thức gian lận nền tảng.

Trong kết quả khảo sát năm nay, tội phạm an ninh mạng đứng vị trí cao hơn gian lận thực hiện bởi người tiêu dùng, loại tội phạm phổ biến nhất trong năm 2020 với một tỷ lệ đáng kể. 42% doanh nghiệp lớn cho biết đã trải qua tội phạm an ninh mạng trong giai đoạn này, trong khi chỉ 34% doanh nghiệp gặp phải gian lận thực hiện bởi người tiêu dùng.

Ông Võ Tấn Long - Tổng giám đốc PwC nhận định: Gian lận kinh tế vẫn là mối quan ngại lớn của nhiều doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần tiếp tục cảnh giác, phản ứng kịp thời và nhất quán đối với những cáo buộc gian lận. Bằng việc lập kế hoạch, đưa ra chính sách, thủ tục và biện pháp kiểm soát phù hợp, doanh nghiệp có thể phần nào giảm thiểu rủi ro gian lận, phát hiện sớm và hạn chế tổn thất gây ảnh hưởng đến tài chính, danh tiếng công ty.

Nếu không có cách tiếp cận đúng đắn, rủi ro do các hành vi gian lận gây ra có thể khiến doanh nghiệp trả giá “đắt” không chỉ về mặt tài chính mà còn là nỗ lực của ban quản trị để tái thiết lại hoạt động kinh doanh”, ông Võ Tấn Long nhấn mạnh.

Còn theo bà Kristin Rivera - Lãnh đạo điều tra gian lận toàn cầu của PwC: “Hơn bao giờ hết, các tổ chức cần phải linh hoạt ứng phó với những mối đe dọa này, đồng thời áp dụng phương pháp tiếp cận và công nghệ mới để dự đoán, ngăn chặn gian lận. Hiểu được vòng đời từ đầu đến cuối của sản phẩm với tâm thế hướng tới khách hàng, cân bằng được giữa trải nghiệm 2 người dùng và các biện pháp kiểm soát gian lận, cũng như có cái nhìn tổng thể về dữ liệu sẽ giúp hỗ trợ doanh nghiệp trong cuộc chiến không ngừng nghỉ chống lại gian lận”.

Thanh Tâm
Bài viết cùng chủ đề: An toàn thông tin

Tin cùng chuyên mục

Lý do Nissan đóng cửa 7 nhà máy, cắt giảm 11 nghìn nhân sự

Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là điểm nhấn trong ‘bộ tứ chiến lược’

Doanh số thị trường ô tô chững lại, xe nhập khẩu chiếm ưu thế

Trí tuệ nhân tạo bùng nổ: Nhu cầu vàng ra sao?

Xe điện VinFast tăng tốc chiếm lĩnh thị trường ô tô nội

Điều ít người biết về quảng cáo tái chế nhựa 'tiên tiến'

Microsoft sẵn sàng “nhả cổ phần”, mở đường IPO cho OpenAI

Triệu hồi gần 600 xe Nissan Kicks e-POWER: E & V lỗi pin

Xe điện giúp doanh số tại Trung Quốc tăng mạnh

Giải thưởng Bảo Sơn lần đầu vinh danh nhà khoa học nước ngoài

Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2025 có gì hấp dẫn?

Hyundai Thành Công triển khai chương trình ưu đãi sản phẩm

Bảo vệ hệ thống điện hiệu quả với ống thép luồn dây IMC Vietconduit

An ninh mạng đối mặt làn sóng tấn công tự động

Sản lượng ô tô tăng vọt, thị trường vào đà hồi phục?

Hướng dẫn xử lý lỗi hệ thống không tiếp nhận chứng từ hải quan

Xây dựng mạng Blockchain ‘Make in Việt Nam’ đầu tiên

Nhu cầu vàng trong ngành công nghệ ra sao?

Có gì tại triển lãm công nghệ thế giới tại Việt Nam?

Chất lượng sản phẩm: Tăng tính minh bạch, đáp ứng hội nhập