Toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai

.

.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tham dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến New York dự tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt nhóm trí thức Houston

Theo đặc phái viên TTXVN, ngày 22/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tham dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh tương lai trong khuôn khổ Tuần lễ cấp cao khóa 79 Đại hội đồng Liên hợp quốc.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)

Báo Công Thương xin trân trọng giới thiệu bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước:

Thưa Ngài Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc,

Thưa Ngài Tổng Thư ký Liên hợp quốc,

Thưa các Quý vị,

Lịch sử phát triển của loài người đến nay đã chứng kiến những tiến bộ to lớn. Trí tuệ con người đã giúp thay đổi thế giới, giúp cho cuộc sống nhân loại tốt đẹp hơn, phát triển hơn, hoàn thiện hơn về mọi mặt. Song cũng chính con người là tác nhân gây ra những khó khăn, thách thức mà nhân loại đang phải đối mặt.

Cụ thể, đó là nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu, dịch bệnh, sự suy kiệt tài nguyên hay chế tạo các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt... Ngay lúc này đây, sự lựa chọn ở hiện tại sẽ định hình tương lai của chúng ta.

Trước sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, mục tiêu phát triển bền vững của thế giới và lợi ích của con người phải được đặt ở vị trí trung tâm, là mục tiêu cao nhất của chúng ta.

Thành tựu khoa học, công nghệ phải phục vụ tiến bộ xã hội, hướng về con người, giải phóng con người, phát triển con người toàn diện, không ngừng cải thiện đời sống, bảo đảm lợi ích và hạnh phúc của nhân loại và vì thế hệ tương lai.

Thành tựu khoa học công nghệ cần thúc đẩy hợp tác, không trở thành công cụ chống lại các quốc gia, đi ngược lại khát vọng hòa bình, phát triển, công bằng và công lý của các dân tộc.

Thành tựu của trí tuệ con người phải tập trung vào phát triển kinh tế, xây dựng xã hội công bằng, văn minh, nâng cao chất lượng sống người dân, xóa đói giảm nghèo. Theo đó chúng tôi đề nghị tăng cường đẩy mạnh đầu tư nghiên cứu y học, giáo dục đào tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và các giải pháp để phục vụ quảng đại quần chúng nhân dân, giảm thiểu đầu tư nghiên cứu chế tạo các loại vũ khí hủy diệt với mục tiêu hòa bình, ổn định, phát triển bền vững, bình đẳng giữa các quốc gia, các dân tộc trên toàn thế giới.

Trong giai đoạn mang tính bước ngoặt này, chúng ta càng cần phải tăng cường đoàn kết, hợp tác và tôn trọng lẫn nhau, tuân thủ luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc và giải quyết các bất đồng, tranh chấp bằng biện pháp hoà bình.

Các nước lớn cần hành xử có trách nhiệm, phải chia sẻ thành tựu chung trong nghiên cứu khoa học công nghệ để cùng phát triển.

Liên hợp quốc, các tổ chức khu vực, trong đó có ASEAN cần phải đi đầu với sứ mệnh thúc đẩy hợp tác, phối hợp hành động trong ứng phó với các thách thức toàn cầu và tận dụng những cơ hội có được từ tiến bộ khoa học công nghệ.

Chúng ta đang đứng trước cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới tốt đẹp hơn, vì sự phát triển tiến bộ, công bằng xã hội, vì cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc của người dân khi chúng ta thống nhất nhận thức cùng hành động, cùng nỗ lực và hợp tác chặt chẽ hiệu quả.

Việt Nam hoan nghênh những văn kiện được thông qua tại Hội nghị và hy vọng những nội dung văn kiện sẽ được triển khai quyết liệt, hiệu quả. Chúng tôi mong muốn Liên hợp quốc với vai trò trung tâm, điều phối và các tổ chức quốc tế tiếp tục có những đóng góp thiết thực hơn, hiệu quả hơn, mạnh mẽ hơn trong mục tiêu ngăn ngừa hiểm họa đối với sự phát triển nhanh, bền vững của thế giới ngay từ ngày hôm nay.

Việt Nam cam kết sẽ đóng góp tích cực, hiệu quả vào các nỗ lực chung nhằm xây dựng thế giới hòa bình, phát triển bình đẳng vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân loại.

Xin trân trọng cảm ơn.

Tô Lâm

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Tham gia đoàn công tác Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới Hoa Kỳ và sau đó là thăm Cuba, đoàn công tác Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn, đi cùng Bộ trưởng có đại diện Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ và một số đơn vị.
.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tổng Bí thư Tô Lâm

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chống lãng phí: Yêu cầu cấp bách để phát triển kinh tế

Chống lãng phí: Yêu cầu cấp bách để phát triển kinh tế

Chống lãng phí là một “cuộc chiến” gian nan, đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.
Đẩy mạnh chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển thương mại nội địa

Đẩy mạnh chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển thương mại nội địa

Đẩy mạnh phòng chống lãng phí, tháo gỡ điểm nghẽn cơ chế, chính sách, khơi thông các nguồn lực sẽ tạo sự phát triển đột phá lĩnh vực thương mại nội địa.
Chống lãng phí ở nơi trụ cột của nền kinh tế

Chống lãng phí ở nơi trụ cột của nền kinh tế

Những năm qua, Bộ Công Thương đã chủ động, quyết liệt triển khai thực hành tiết kiệm, chống lãng phí bằng nhiều biện pháp thiết thực, hiệu quả.
Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương luôn chú trọng triển khai giải pháp khơi thông thị trường ngoài nước nhằm chống lãng phí nguồn lực, nâng cao kết quả xuất nhập khẩu.
Hiện thực hóa 4 quy hoạch ngành quốc gia: Khơi thông nguồn lực phát triển đất nước

Hiện thực hóa 4 quy hoạch ngành quốc gia: Khơi thông nguồn lực phát triển đất nước

Việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và hiện thực hóa hiệu quả 4 quy hoạch ngành quốc gia sẽ góp phần chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển đất nước.

Tin cùng chuyên mục

Gỡ

Gỡ 'nút thắt' trong xây dựng thể chế, pháp luật ngành Công Thương để bước vào kỷ nguyên vươn mình

Luật Dầu khí, Luật Điện lực sửa đổi do Bộ Công Thương xây dựng góp phần khắc phục điểm nghẽn trong thực tiễn nhằm chống lãng phí nguồn lực.
Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển: Mệnh lệnh của cuộc sống

Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển: Mệnh lệnh của cuộc sống

Bộ Công Thương là một trong các cơ quan cấp bộ, ngành đầu tiên tổ chức Diễn đàn chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển.
Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tổng kết Nghị quyết số 18/NQ-TW

Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tổng kết Nghị quyết số 18/NQ-TW

Sáng 12/12, Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương đã tổ chức hội nghị tổng kết Nghị quyết số 18/NQ-TW. Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội nghị.
Doanh nghiệp - động lực trong kỷ nguyên vươn mình

Doanh nghiệp - động lực trong kỷ nguyên vươn mình

Động lực hàng đầu cho sự phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới là khơi dậy sự hứng khởi và niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp, khơi mở cơ hội đầu tư.
Đánh thức

Đánh thức 'giấc mơ ngủ đông' điện hạt nhân - Bài 3: Tái khởi động để đất nước vươn mình

Quyết định tái khởi động điện hạt nhân là bằng chứng mạnh mẽ cho quyết tâm lớn của Đảng và Nhà nước để tạo những tiền đề cần thiết cho kỷ nguyên mới.
Chính phủ hiệu quả: Cuộc cách mạng xã hội thế kỷ 21

Chính phủ hiệu quả: Cuộc cách mạng xã hội thế kỷ 21

Cùng với sự bùng nổ Cách mạng công nghiệp 4.0 và yêu cầu phát triển bền vững, một cuộc cách mạng về quản trị Chính phủ và nâng tầm quốc gia đang lan toả.
Đánh thức

Đánh thức 'giấc mơ ngủ đông' điện hạt nhân - Bài 1: Giấc mơ lớn qua 3 kỳ Đại hội Đảng

Phát triển điện hạt nhân là con đường tất yếu để đất nước đủ điện cho tăng trưởng GDP hai con số. Thế nhưng giấc mơ này đã "ngủ đông" qua 3 kỳ Đại hội Đảng.
Luật Điện lực (sửa đổi): Kỳ tích mới của ngành Công Thương trong hoàn thiện thể chế

Luật Điện lực (sửa đổi): Kỳ tích mới của ngành Công Thương trong hoàn thiện thể chế

Cùng với đường dây 500 kV mạch 3, Luật Điện lực (sửa đổi) đã làm nên kỳ tích mới của ngành Công Thương trong hoàn thiện thể chế với tinh thần "thần tốc".
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 8 nhóm giải pháp đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 8 nhóm giải pháp đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh phải ưu tiên cho tăng trưởng, phấn đấu tăng trưởng GDP đạt khoảng 8% để tạo đà thực hiện kế hoạch cả giai đoạn 2021-2030.
Toàn cảnh hành trình ‘thần tốc’ sửa đổi Luật Điện lực: Dấu mốc mới tạo đột phá năng lượng trong kỷ nguyên vươn mình

Toàn cảnh hành trình ‘thần tốc’ sửa đổi Luật Điện lực: Dấu mốc mới tạo đột phá năng lượng trong kỷ nguyên vươn mình

Luật Điện lực (sửa đổi) được thông qua sau gần một năm là hành trình thần tốc, đầy trách nhiệm hoà quyện ý Đảng, lòng dân.
Cải cách, cắt giảm thủ tục hành chính nhìn từ bài học của Canada

Cải cách, cắt giảm thủ tục hành chính nhìn từ bài học của Canada

Các sáng kiến cải cách thủ tục hành chính tại Canada tập trung vào việc loại bỏ các quy định không cần thiết và ứng dụng công nghệ.
Tinh gọn bộ máy trong kỷ nguyên vươn mình: Thấy gì từ những cuộc cắt giảm lịch sử?

Tinh gọn bộ máy trong kỷ nguyên vươn mình: Thấy gì từ những cuộc cắt giảm lịch sử?

Để kế thừa và phát huy sự nghiệp cách mạng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tuyên bố thời điểm tinh gọn bộ máy trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Bài 5: Vận dụng kinh nghiệm quốc tế để lành mạnh hoá thị trường xăng dầu

Bài 5: Vận dụng kinh nghiệm quốc tế để lành mạnh hoá thị trường xăng dầu

Kinh nghiệm từ quốc tế sẽ là nguồn tham khảo quan trọng giúp Việt Nam xây dựng chính sách phù hợp để chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu.
Từ thông điệp của Tổng Bí thư: Quyết liệt chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu - Bài 4: Chuyên gia, nhà quản lý nói gì?

Từ thông điệp của Tổng Bí thư: Quyết liệt chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu - Bài 4: Chuyên gia, nhà quản lý nói gì?

Theo các chuyên gia, thực tiễn vừa qua cho thấy việc hoàn thiện chính sách quản lý là yếu tố quan trọng chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu.
Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng, hoàn thiện và thực thi pháp luật về phòng chống lãng phí

Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng, hoàn thiện và thực thi pháp luật về phòng chống lãng phí

Đảng ta đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, lãnh đạo Nhà nước thể chế hóa thành pháp luật, tạo cơ sở pháp lý từng bước hạn chế lãng phí.
Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 4

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 4

15 năm đã đi qua, Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam bước vào giai đoạn mới với những thách thức và mục tiêu lớn cho hàng hoá Việt.
Từ thông điệp của Tổng Bí thư: Quyết liệt chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu - Bài 3: Những vụ án, vụ việc và bài học

Từ thông điệp của Tổng Bí thư: Quyết liệt chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu - Bài 3: Những vụ án, vụ việc và bài học

Phòng chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu là cuộc chiến chống “giặc nội xâm” cam go, phức tạp, có vị trí tương đương với phòng chống tham nhũng.
Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 3

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 3

Sức mạnh của doanh nghiệp Việt được ví như những “quả đấm thép”, tạo cho hàng Việt ngày càng có chất lượng và chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Từ thông điệp của Tổng Bí thư: Quyết liệt chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu 
 Bài 2: Lấp lỗ hổng chính sách

Từ thông điệp của Tổng Bí thư: Quyết liệt chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu Bài 2: Lấp lỗ hổng chính sách

Chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu gắn với lấp các lỗ hổng cơ chế, chính sách là một nhiệm vụ quan trọng hiện nay của ngành Công Thương
Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 2

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 2

Một trong những yếu tố dẫn đến thành công và sức lan toả của hàng Việt Nam chính là sự vào cuộc mạnh mẽ của các địa phương, từ thành thị đến nông thôn...
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động