Thứ sáu 09/05/2025 22:54

Tổ trưởng công đoàn xuất sắc, 'cây sáng kiến' trong lao động

Trong số những thợ điện giỏi của PC Đà Nẵng, anh Nguyễn Văn Vinh là một gương mặt nổi bật và được mệnh danh là “cây sáng kiến” của đơn vị.

Nghề thợ điện không chỉ vất vả mà còn vô cùng nguy hiểm, bởi chỉ một sơ suất nhỏ có thể nguy hại tới tính mạng của bản thân và đồng nghiệp. Chia sẻ về nghề, anh Nguyễn Văn Vinh hiện đang công tác tại Đội Quản lý vận hành Điện lực Cẩm Lệ (PC Đà Nẵng), là một tấm gương điển hình về trách nhiệm, hết mình vì công việc và là một cây sáng kiến, một Tổ trưởng Công đoàn xuất sắc của đơn vị.

Theo được nghề điện không hề đơn giản, đòi hỏi người thợ phải có những phẩm chất riêng như tình yêu nghề, sự dũng cảm, tinh thần đồng đội. Chỉ khi có tình yêu nghề, họ mới có động lực gắn bó, mới thấu hiểu được vai trò cũng như những trọng trách mình đang mang để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Nghề thợ điện mang những nét rất riêng, với ý chí quyết tâm giữ dòng điện cho đất nước luôn tỏa sáng.

Anh Nguyễn Văn Vinh luôn hết mình vì công việc, sáng tạo vươn lên. Ảnh: EVN

Anh Vinh bắt đầu vào công tác trong ngành Điện từ tháng 8/1990, khi đó anh là công nhân Phân xưởng phát điện Cầu Đỏ thuộc Sở Điện lực Quảng Nam - Đà Nẵng. Hơn 30 năm công tác trong ngành, anh Vinh hiện có tay nghề quản lý vận hành bậc 7/7. Nhiều năm liền anh được PC Đà Nẵng khen thưởng danh hiệu Lao động xuất sắc, Lao động giỏi.

Dáng người nhỏ bé, nhanh nhẹn, làm việc quyết đoán, anh Vinh luôn có mặt mọi nơi mọi lúc khi có những công việc cần phải xử lý của Đội Quản lý vận hành. Dưới góc nhìn của đồng nghiệp, anh là người xông xáo, cẩn thận, tỉ mẩn, chuyên tâm với công việc được giao, không ngại khó, ngại khổ. Khi có việc đột xuất hay sự cố cần giải quyết, anh cùng anh em trong Đội nhanh chóng tham gia mọi việc từ xử lý sự cố đường dây trung, hạ áp, dựng cột, kéo dây, sửa chữa điện cho khách hàng và hoàn thành công việc trong thời gian nhanh nhất.

Nói đến lòng yêu nghề của người thợ điện là nói đến sự đam mê khoa học, sự lao động sáng tạo và đức tính cần cù nhẫn nại trong lao động, nỗ lực “quên thân”, vì dòng điện thân yêu, để phục vụ người dân tốt nhất.

Sau mỗi lần xử lý xong công việc, anh Vinh luôn chủ động cùng anh em đồng nghiệp trao đổi, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm. Từ những kinh nghiệm thực tế trong công việc cùng với sự thông minh, ham học hỏi, yêu ngành, yêu nghề, tâm huyết với công việc, anh đã tự mình nghiên cứu và đã cho ra đời rất nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật. Từ năm 2021 đến nay, năm nào anh Vinh cũng có ít nhất 1 sáng kiến được Công ty công nhận.

Trong đó, phải kể đến các sáng kiến đã được áp dụng rộng rãi vào thực tế như: giải pháp cải tiến đấu nối hòa đồng bộ trạm biến áp (TBA) lưu động với TBA đang vận hành; giải pháp cô lập lưới điện hạ áp vùng ngập lụt để giảm thiểu khu vực mất điện. Nhờ các sáng kiến cải tiến, anh đã áp dụng trong thực tế công việc hàng ngày góp phần vào việc nâng cao năng suất lao động, mang lại giá trị làm lợi hàng trăm triệu đồng trong công tác sản xuất.

Cha tôi cũng là thợ điện, mỗi khi ông về nhà sau giờ tan ca, mồ hôi ướt đầm vai áo. Tôi biết khi ấy ông rất mệt nhưng vẫn luôn nở nụ cười đầy tự hào và bảo, nghề của cha tuy vất vả nhưng lại mang ánh sáng cho đời. Trong suy nghĩ của tôi, cha luôn là một người thợ mẫn cán, tâm huyết với nghề. Vì thế, không biết từ khi nào đã ngấm vào trong máu thịt của mình và luôn thôi thúc tôi phải làm sao có những giải pháp kỹ thuật để tiết kiệm được sức người và phục vụ nhân dân một cách tốt nhất có thể, vì ngành Điện luôn phải đi trước một bước”, anh Vinh tâm sự.

Ông Trần Minh Tuấn, Phó Giám đốc Điện lực Cẩm Lệ cho biết: “Anh Vinh là công nhân bậc cao. Trong công việc anh là người năng động, có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, sống hòa đồng, giản dị, chân thành, được nhiều bạn bè đồng nghiệp quý trọng, yêu mến. Anh là người thợ điện tâm huyết với công việc, ham học hỏi, trách nhiệm cao, biết vận dụng những kiến thức vào trong thực tế công việc để có những sáng kiến rất thiết thực”.

Thanh Bình
Bài viết cùng chủ đề: Người tốt - Việc tốt

Tin cùng chuyên mục

'Hậu trường' xây dựng Nghị quyết 68 về kinh tế tư nhân

Cục trưởng Lưu Đình Phúc: Báo chí cần làm gì để sớm đưa nghị quyết 68 vào cuộc sống?

Chủ quán Lòng Chát trả giá cho thói 'bon mồm' trên mạng xã hội

Người tiêu dùng nói gì về 'lòng xe điếu'

Nghị quyết 68: Những điểm mới đột phá để kinh tế tư nhân vươn mình

Ngành hóa chất: Hướng tới vai trò ngành công nghiệp nền tảng

Thanh niên ngành Công Thương: 74 năm phát triển và định hướng tương lai

Tin Công Thương 8/5: Chuẩn hóa chất lượng để giữ đà tăng trưởng xuất khẩu rau quả

Sắp diễn ra tọa đàm 'Thanh niên ngành Công Thương: 74 năm phát triển và định hướng tương lai'

Tin Công Thương 7/5: Hoàn thiện quy định về xuất xứ hàng hóa

Nghị quyết 68-NQ/TW truyền cảm hứng cho doanh nghiệp, doanh nhân

Tinh thần Điện Biên Phủ trong kỷ nguyên mới của dân tộc

Tin Công Thương 6/5: Gỡ nút thắt cho năng lượng tái tạo

Bàn giao Thanh tra Bộ Công Thương về Thanh tra Chính phủ

Nghị quyết 68: Cú huých thể chế cho kinh tế tư nhân

Tập đoàn toàn cầu đưa Việt Nam vào kế hoạch kinh doanh

Sau vụ nam sinh vô lễ với cựu chiến binh: Đại học Văn Lang lan tỏa hình ảnh đẹp

Xây thương hiệu phải bắt đầu từ bảo hộ trí tuệ

Nam sinh Văn Lang vô lễ: Nữ sinh Nhân Văn bật khóc nhường chỗ hai cựu chiến binh

Kinh tế tư nhân Việt Nam có giá trị nhân văn cao cả