Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng: Quyết tâm “gỡ khó” cho các dự án đầu tư

Liên tiếp có các buổi làm việc trực tuyến với các địa phương nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các dự án đầu tư, Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng đang cho thấy sự quyết tâm khơi thông các dự án đầu tư theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.

Thời gian gần đây, Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy thực hiện dự án đầu tư tại các bộ, ngành, địa phương đã liên tiếp có các buổi làm việc trực tuyến với một số địa phương, như: Hà Nội, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Phòng để lắng nghe những khó khăn, vướng mắc của địa phương trong quá trình triển khai dự án đầu tư.

Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng: Quyết tâm “gỡ khó” cho các dự án đầu tư
Nhiều vướng mắc của địa phương trong triển khai các dự án đầu tư đã được Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ giải đáp ngay tại buổi làm việc

Theo đó, rất nhiều khó khăn, vướng mắc trong triển khai các dự án đầu tư đã được các địa phương đề cập. Cụ thể, tại Hà Nội, 25 vướng mắc trong 3 nhóm dự án liên quan đến đầu tư công, sản xuất, kinh doanh và dự án đối tác công-tư (PPP) đã được địa phương này nêu ra. Trong đó, đối với dự án đầu tư công là những vướng mắc liên quan đến quá trình chuẩn bị dự án đầu tư; thẩm quyền thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ, dự toán chuẩn bị đầu tư; điều chỉnh chủ trương đầu tư đối với các dự án nhóm A…

Tại Quảng Ninh, địa phương này cũng nêu ra một loạt các khó khăn khi triển khai các dự án đầu tư công, dự án đầu tư ngoài ngân sách tại địa phương. Một trong những vướng mắc đầu tiên về triển khai các dự án đầu tư công được ông Nguyễn Hồng Dương – Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh nêu ra liên quan đến khoản 2 Điều 52, Luật Đầu tư công năm 2019. Ông Dương cho biết, khó có thể lập trình, phê duyệt chủ trương đầu tư của tất cả các dự án trong kế hoạch trung hạn 5 năm tại thời điểm đầu của 5 năm kế hoạch. Đồng thời, mức vốn của dự án tại thời điểm phê duyệt chủ trương đầu tư sẽ không còn phù hợp khi triển khai thực hiện trên cơ sở ở các năm sau, nhất là các năm cuối của năm kế hoạch. Theo đó, việc phải phê duyệt chủ trương đầu tư tất cả các dự án để đưa vào danh mục trung hạn ngay sẽ rất khó khăn và chưa phù hợp với tình hình thực tế.

Trong buổi làm việc với tỉnh Hưng Yên, ông Trịnh Văn Diễn – Giám đốc Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên cũng nêu 5 vấn đề lớn trong triển khai các dự án đầu tư tại địa phương. Trong đó, có những vướng mắc liên quan đến các quy định pháp luật. Cụ thể, ông Trịnh Văn Diễn cho biết, tại khoản 2, Điều 68, Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 quy định về thời gian thực hiện và giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công hằng năm đến ngày 31/1 năm sau. Trường hợp bất khả kháng, Hội đồng nhân dân (HĐND) cấp tỉnh quyết định đối với vốn ngân sách địa phương, cho phép kéo dài thời gian thực hiện, nhưng không quá 31/12 năm sau. Nhưng trên thực tế, HĐND tỉnh thường tổ chức 2-3 kỳ họp/năm, việc phải báo cáo HĐND tỉnh quyết định dẫn đến phát sinh thêm nhiều thời gian đển triển khai thực hiện, có thể gây sai sót và thiếu chủ động cho các địa phương.

Trước tình hình trên, tỉnh Hưng Yên kiến nghị, Chính phủ báo cáo Quốc hội, xem xét sửa đổi khoản 2, Điều 68, Luật Đầu tư công 39/2019/QH14 theo hướng cho phép HĐND cấp huyện, xã, quyết định kéo dài thời gian thực hiện nhưng không quá 31/12 năm sau đối với vốn ngân ngân sách cấp mình quản lý. Đồng thời kiến nghị, Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét sửa đổi điểm c, khoản 7, Điều 67 theo hướng giao cho UBND các cấp quyết định điều chỉnh kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách địa phương do thay đổi nhu cầu sử dụng hoặc khả năng triển khai thực hiện vốn kế hoạch hằng năm giữa các cơ quan, đơn vị của địa phương và báo cáo HĐND cùng cấp tại kỳ họp gần nhất.

Còn tại buổi làm việc với UBND TP. Hải Phòng, địa phương này cũng nêu 17 vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các dự án đầu tư liên quan đến đầu tư công, dự án sản xuất, kinh doanh và dự án PPP.

Tại các buổi làm việc, rất nhiều vướng mắc của các địa phương liên quan đến triển khai, thực hiện các dự án đã được thành viên của Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ, là đại diện cho các bộ, ngành giải đáp. Cụ thể, tại cuộc họp với TP. Hải Phòng vào ngày 10/9, đã có 10/17 nội dung vướng mắc địa phương nêu ra đã được đại diện các Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư giải đáp ngay tại chỗ, những nội dung còn lại sẽ tiếp tục được tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ ngay trong tháng 9 để có hướng khắc phục, tạo thuận lợi cho triển khai dự án đầu tư.

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông, đồng thời là Phó Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ, việc tháo gỡ được những khó khăn, vướng mắc cho các dự án đầu tư thì sẽ là cách giải phóng nguồn lực, hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế. Theo đó, những vướng mắc, nội dung kiến nghị của các địa phương sẽ tiếp tục được các bộ, ngành, và Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ nghiên cứu, tìm hướng khắc phục, nhằm khơi thông điểm nghẽn trong thực hiện các dự án đầu tư, tạo thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế.

Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng được thành lập tại Quyết định số 1242/QĐ-TTg, có chức năng tham mưu cho Thủ tướng để giải quyết nhanh nhất có thể các khó khăn của bộ, ngành, địa phương trong quá trình triển khai dự án đầu tư, dựa trên 3 nội dung: Một là, đối với nội dung thuộc thẩm quyền của các bộ, ngành và đã được quy định rõ, Tổ công tác giải thích ngay trong các cuộc làm việc và triển khai, áp dụng thống nhất trên cả nước, tránh các cách hiểu khác nhau. Hai là, Tổ công tác có tiếng nói độc lập, giao cho các bộ, ngành phải sửa đổi, bổ sung các nội dung liên quan đến thẩm quyền của các bộ, ngành, đồng thời, tham mưu cho Chính phủ sửa các nội dung liên quan đến thẩm quyền của Chính phủ. Ba là, nếu vướng ở các luật, Tổ công tác sẽ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tham mưu Chính phủ đề xuất sửa.
Tất Bình
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: dự án đầu tư

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Việt Nam là điểm sáng trong chính sách đầu tư của các tập đoàn toàn cầu

Việt Nam là điểm sáng trong chính sách đầu tư của các tập đoàn toàn cầu

Dòng vốn FDI vào Việt Nam vẫn ổn định và có xu hướng tăng lên, tập trung vào các lĩnh vực có hàm lượng công nghệ cao như sản xuất chip, chất bán dẫn…
Nâng hạng thị trường chứng khoán: Cơ hội để Việt Nam hút vốn ngoại

Nâng hạng thị trường chứng khoán: Cơ hội để Việt Nam hút vốn ngoại

Một trong những giải pháp nhằm phát triển thị trường tài chính là nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam, đây cũng là mục tiêu đã được Chính phủ thiết lập.
Vĩnh Phúc trao Giấy chứng nhận đầu tư cho 5 dự án FDI và 1 dự án DDI

Vĩnh Phúc trao Giấy chứng nhận đầu tư cho 5 dự án FDI và 1 dự án DDI

UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa trao Giấy chứng nhận đầu tư cho 5 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và 1 dự án đầu tư trực tiếp trong nước (DDI).
Vĩnh Phúc chủ động đón dòng vốn đầu tư chất lượng cao

Vĩnh Phúc chủ động đón dòng vốn đầu tư chất lượng cao

Phát triển khu công nghiệp đạt hiệu quả cao và hướng tới phát triển bền vững là yêu cầu mang tính cấp thiết và phải được đặt lên hàng đầu tại tỉnh Vĩnh Phúc.
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước đạt 73,5% kế hoạch

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước đạt 73,5% kế hoạch

11 tháng năm 2024, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước ước đạt 572,0 nghìn tỷ đồng, bằng 73,5% kế hoạch năm và tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước.

Tin cùng chuyên mục

Thu ngân sách nhà nước 11 tháng tăng 16,1%

Thu ngân sách nhà nước 11 tháng tăng 16,1%

Tổng thu ngân sách nhà nước 11 tháng năm 2024 ước đạt 1.808,5 nghìn tỷ đồng, bằng 106,3% dự toán năm và tăng 16,1% so với cùng kỳ năm trước.
Hơn 31,8 tỷ USD vốn FDI rót vào Việt Nam trong 11 tháng

Hơn 31,8 tỷ USD vốn FDI rót vào Việt Nam trong 11 tháng

11 tháng năm 2024, Việt Nam thu hút được 31,38 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tăng 1,0% so với cùng kỳ năm 2023.
Nâng cao chất lượng quản trị,

Nâng cao chất lượng quản trị, ''chìa khóa'' tạo ra niềm tin cho nhà đầu tư

Nâng cao chất lượng quản trị là "chìa khóa" tạo ra niềm tin cho nhà đầu tư trong bối cảnh yếu tố môi trường, xã hội và quản trị ngày càng được chú trọng.
Khơi thông hành lang pháp lý, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động M&A

Khơi thông hành lang pháp lý, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động M&A

Năm 2024, hàng loạt luật có hiệu lực và nhiều dự án luật sửa đổi vừa được thông qua kỳ vọng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư tham gia thị trường M&A.
Quản trị công ty -

Quản trị công ty - 'thước đo' năng lực của doanh nghiệp

Không chỉ tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường, đầu tư vào quản trị công ty sẽ giúp doanh nghiệp quản lý được rủi ro và gia tăng cơ hội hút vốn đầu tư.
Kỳ vọng thị trường M&A được kích hoạt mạnh mẽ trong năm 2025

Kỳ vọng thị trường M&A được kích hoạt mạnh mẽ trong năm 2025

Khi nền kinh tế được phục hồi và dòng vốn đầu tư nước ngoài tăng tốc vào Việt Nam, kỳ vọng bước sang năm 2025 các hoạt động M&A cũng sẽ được kích hoạt mạnh mẽ.
Việt Nam luôn đồng hành, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc

Việt Nam luôn đồng hành, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc

Việt Nam luôn khuyến khích các doanh nghiệp Hàn Quốc mở rộng hợp tác đầu tư vào các lĩnh vực Hàn Quốc có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu thu hút và ưu tiên cao.
Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

Hiện các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 493 dự án đầu tư còn hiệu lực, trong đó có 376 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 6,74 tỷ USD.
Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân

Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân

Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân nhờ lợi thế về vị trí địa lý, nguồn lao động chất lượng và chính sách thu hút đầu tư hợp lý.
Doanh nghiệp châu Âu lạc quan về triển vọng đầu tư dài hạn tại Việt Nam

Doanh nghiệp châu Âu lạc quan về triển vọng đầu tư dài hạn tại Việt Nam

Theo thông tin từ EuroCham, hơn 69% doanh nghiệp châu Âu nhận định lạc quan về triển vọng đầu tư dài hạn tại Việt Nam.
Nguồn lực tư nhân đóng góp quan trọng phát triển hạ tầng giao thông

Nguồn lực tư nhân đóng góp quan trọng phát triển hạ tầng giao thông

Để triển khai các dự án PPP, theo Tổng Giám đốc HHV, các dự án trước khi được ngân hàng rót vốn huy động đều phải qua quá trình thẩm định chặt chẽ.
Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi để hưởng lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu và những thay đổi trong chuỗi cung ứng.
10 tháng, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tăng 1,8%

10 tháng, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tăng 1,8%

Tính chung 10 tháng năm 2024, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước ước đạt 64,3% kế hoạch năm, tăng 1,8% so với cùng kỳ năm trước.
10 tháng, Việt Nam thu hút 27,26 tỷ USD vốn FDI

10 tháng, Việt Nam thu hút 27,26 tỷ USD vốn FDI

10 tháng năm 2024, Việt Nam thu hút được 27,26 tỷ USD vốn FDI, bao gồm cả vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị vốn góp, mua cổ phần.
Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Nghị định số 38/2018/NĐ-CP đang được sửa đổi, bổ sung một số quy định nhằm tháo gỡ các vướng mắc, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp.
5 triệu USD thúc đẩy phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam

5 triệu USD thúc đẩy phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam

Ngân hàng Thế giới và Thụy Sỹ hỗ trợ thúc đẩy phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam với khoản tài trợ 5 triệu USD.
Không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của khu vực đầu tư nước ngoài

Không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của khu vực đầu tư nước ngoài

Dù còn những hạn chế, nhưng các chuyên gia kinh tế cho rằng, không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của khu vực đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế Việt Nam.
Dự báo một năm thành công của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Dự báo một năm thành công của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Các chuyên gia kinh tế đánh giá, năm 2024 được coi là một năm thành công của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, dự kiến FDI giải ngân có thể đạt 25 tỷ USD.
TS Phan Hữu Thắng: Năm 2024 Việt Nam có thể thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI

TS Phan Hữu Thắng: Năm 2024 Việt Nam có thể thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI

Từ kết quả thu hút FDI 9 tháng và các lợi thế trong thu hút dòng vốn ngoại, TS Phan Hữu Thắng nhận định, năm 2024 Việt Nam có thể thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI.
Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm đầu tư tác động hàng đầu Đông Nam Á

Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm đầu tư tác động hàng đầu Đông Nam Á

Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm đầu tư tác động hàng đầu Đông Nam Á, thu hút nhiều nguồn vốn quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực doanh nghiệp xã hội.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động