Công đoàn Công ty CP Gang thép Thái Nguyên: Sát cánh cùng người lao động Công ty CP Gang thép Thái Nguyên: Chú trọng sản xuất sạch hơn |
Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên (Tisco, UPCoM: TIS) vừa có 2 quý liên tiếp thua lỗ là quý III và quý IV, “đánh bay” lợi nhuận ghi nhận trong 2 quý đầu năm và làm doanh nghiệp báo lỗ cả năm hơn 9 tỷ đồng.
Tisco vừa công bố báo cáo tài chính quý IV/2022 với doanh thu trong kỳ đạt hơn 2.213 tỷ đồng, giảm 31,3% so với cùng kỳ năm 2021. Sau khi đạt đỉnh doanh thu (theo quý) vào quý I (hơn 3.733 tỷ đồng), Tisco cho thấy sự “đuối sức” dần khi không duy trì được tăng trưởng so với quý trước cũng như so với cùng kỳ.
Gang thép Thái Nguyên có quý thứ hai liên tiếp thua lỗ, dòng tiền âm hơn 341 tỷ đồng |
Không còn kinh doanh dưới giá vốn như cùng kỳ, Tisco ghi nhận hơn 135 tỷ đồng lợi nhuận gộp trong quý IV/2022 (quý IV/2021 lỗ gộp tới 17,3 tỷ đồng).
Doanh thu tài chính tăng 37,5% so với cùng kỳ, đạt hơn 12 tỷ đồng, chủ yếu nhờ phần lãi bán hàng trả chậm tăng thêm hơn 10 tỷ đồng. Chi phí tài chính ghi nhận hơn 43,7 tỷ đồng trong khi cùng kỳ được hoàn nhập chi phí nên ghi nhận âm hơn 86 tỷ đồng.
Chi phí lãi vay tiếp tục gia tăng 42,6% so với cùng kỳ, đạt hơn 41 tỷ đồng.
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý biến động ngược chiều, lần lượt giảm 8% và tăng 172,7% tương ứng đạt 18,7 tỷ đồng và 95,7 tỷ đồng.
Chốt quý IV, Tisco báo lỗ sau thuế hơn 17,3 tỷ đồng. Đây là quý thứ hai liên tiếp doanh nghiệp này phải ngậm ngùi thua lỗ trong năm 2022. Trước đó trong quý III, Tisco cũng lỗ sau thuế 25 tỷ đồng, là khoản lỗ theo quý nặng nhất mà doanh nghiệp từng ghi nhận trong vòng 9 năm trở lại đây, kể từ cuối năm 2013.
Cả năm 2022, Tisco đạt doanh thu thuần hơn 11.738 tỷ đồng, giảm 8,7% so với năm 2021. Kết quả thua lỗ trong 2 quý cuối năm đã “đánh tan” lợi nhuận mà Tisco đạt được trong nửa đầu năm. Cuối cùng, doanh nghiệp báo lỗ sau thuế hơn 9 tỷ đồng cả năm 2022, trong khi năm 2021 lãi hơn 122 tỷ đồng.
Năm 2022, Tisco đặt mục tiêu tổng doanh thu 20.105 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 110 tỷ đồng. Như vậy, Tisco đã không hoàn thành kế hoạch được địa hội đồng cổ đông thông qua.
Theo Tisco, nguyên nhân thua lỗ là do giá cả nguyên vật liệu đầu vào như phôi thép, thép phế, than, xăng dầu… biến động khó lường. Thị trường thép gặp nhiều khó khăn do thị trường bất động sản suy thoái, tình hình giải ngân đầu tư công chậm, xuất khẩu thép suy giảm.
Tổng tài sản của Tisco tính đến cuối năm 2022 đạt hơn 10.183 tỷ đồng, đi ngang so với thời điểm đầu năm. Trong đó, hàng tồn kho tăng hơn 22%, đạt hơn 1.766 tỷ đồng. Doanh nghiệp hiện phải trích lập dự phòng rủi ro giảm giá hàng tồn kho hơn 6 tỷ đồng.
Tổng nợ phải trả tính đến cuối năm 2022 đạt hơn 8.230 tỷ đồng, bao gồm hơn 2.899 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn (tăng 14,5%) và 1.703 tỷ đồng nợ vay dài hạn (giảm 4,9%).
Đáng chú ý, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của Tisco ghi nhận âm hơn 341 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ dương hơn 397 tỷ đồng. Ở thời điểm cuối quý III, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng ghi nhận âm hơn 176 tỷ đồng sau khoảng 6 năm có dòng tiền dương.
Cũng tại báo cáo tài chính năm 2022, Tisco đã thông tin thêm về dự án mở rộng gang thép giai đoạn 2. Theo bản án, hậu quả thiệt hại của vụ án được xác định là số tiền lãi suất thực tế Tisco đã phải trả cho các ngân hàng kể từ khi dự án chậm tiến độ (từ ngày 31/5/2011) đến thời điểm khởi tố vụ án là hơn 830 tỷ đồng.
Tisco cho biết các bị cáo được nêu trong bản án phải bồi thường cho Tisco số tiền nêu trên. Tổng chi phí lãi vay của dự án cho giai đoạn từ tháng 6/2011 đến tháng 3/2019 là hơn 1.804 tỷ đồng, trong đó Tisco đã trả hơn 830 tỷ đồng.
Chi phí lãi vay cho giai đoạn sau đó từ ngày 1/4/2019 đến ngày 31/12/2022 là hơn 1.187 tỷ đồng.