Tỉnh Thanh Hóa tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ
Phát triển kinh tế 27/05/2023 11:24 Theo dõi Congthuong.vn trên
Ủng hộ chủ trương kinh doanh thương mại điện tử phải đăng ký Quản lý thuế đối với kinh doanh thương mại điện tử: Chưa bắt kịp thực tế |
Theo số liệu từ Sở Công thương Thanh Hóa cho thấy, đến năm 2020 các ngành thương mại, dịch vụ chiếm tỷ trọng khoảng 34,26% trong cơ cấu kinh tế chung của tỉnh này. Do tác động của dịch bệnh Covid -19, từ năm 2020 đến nửa đầu năm 2022 ước tính các ngành thương mại, dịch vụ của tỉnh Thanh Hóa chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 30,4 %, giảm khoảng 4% trong cơ cấu chung.
![]() |
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Văn Thi nhấn mạnh: Thương mại, dịch vụ là lĩnh vực góp phần rất lớn tạo thêm việc làm cho người lao động và tăng thu ngân sách. |
Để tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, ngày 26/5, ông Nguyễn Văn Thi, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa đã chủ trì hội nghị nghe báo cáo tình hình, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc để thúc đẩy hoạt động lĩnh vực kinh doanh thương mại, dịch vụ trên địa bàn.
Tại hội nghị, Sở Công Thương và các sở, ban, ngành; các doanh nghiệp liên quan đến hoạt động lĩnh vực kinh doanh thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã báo cáo về tình hình khó khăn, vướng mắc, khiến tỷ trọng các ngành thương mại, dịch vụ của tỉnh Thanh Hóa bị giảm.
Cụ thể, các ý kiến thảo luận tại hội nghị cho rằng, hiện nay dịch Covid-19 đã và đang được kiểm soát tốt nên các ngành dịch vụ cũng đã có những tín hiệu phục hồi tích cực. Tuy nhiên một số ngành dịch vụ có điều kiện vẫn đang gặp khó khăn do vướng các quy định về phòng cháy chữa cháy, an toàn vệ sinh thực phẩm, quy định về bảo vệ môi trường, thu gom rác thải.
Từ thực tiễn những khó khăn, vướng mắc, đại diện các đơn vị, doanh nghiệp đã kiến nghị, đề xuất UBND tỉnh Thanh Hóa và các sở, ngành chức năng sớm có giải pháp tháo gỡ, hướng dẫn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp khắc phục những vấn đề trên để đẩy mạnh phát triển kinh doanh; lĩnh vực thương mại điện tử, vấn đề mua bán hàng hóa không xuất hóa đơn, không kê khai đúng và đủ dịch vụ sử dụng đang gây khó khăn cho công tác quản lý Nhà nước cũng đã được đưa ra để tìm giải pháp phù hợp.
Sau khi nắm bắt khó khăn, vướng mắc và những kiến nghị của các đơn vị, doanh nghiệp, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Văn Thi nhấn mạnh: Thương mại, dịch vụ là lĩnh vực góp phần rất lớn vào lộ trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo thêm việc làm cho người lao động và tăng thu ngân sách. Vì vậy, ông Nguyễn Văn Thi đề nghị các sở ngành chức năng cần phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp, đơn vị nắm bắt các khó khăn, vướng mắc thuộc lĩnh vực ngành phụ trách, chủ động giải quyết kịp thời các vấn đề thuộc thẩm quyền. Các địa phương nâng cao tinh thần trách nhiệm, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn.
![]() |
Do nhiều yếu tố, các ngành thương mại, dịch vụ của tỉnh Thanh Hóa giảm khoảng 4% trong cơ cấu chung. |
Đối với vấn đề đang được nhiều đơn vị, doanh nghiệp quan tâm là những vướng mắc trong công tác phòng cháy chữa cháy, ông Thi đã đề nghị Công an tỉnh này rà soát, tháo gỡ những vướng mắc trong công tác phòng cháy chữa cháy, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cơ sở hoạt động trên cơ sở chấp hành đúng quy định của pháp luật và bảo đảm an toàn là trên hết.
Bên cạnh đó, để nâng cao sức cạnh tranh hàng hóa trong bối cảnh hội nhập, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Văn Thi cũng đề nghị các doanh nghiệp chủ động rà soát, bổ sung các điều kiện hoạt động theo quy định, tích cực nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ để đảm bảo hoạt động ổn định của chính doanh nghiệp, từ đó góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Đầu tư gần 11.200 tỷ đồng cho Dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng

Thanh Hóa: 11 tháng, hơn 3.300 doanh nghiệp thành lập mới, đứng thứ 8 cả nước

Thừa Thiên Huế: Cảng Chân Mây hướng tới trở thành “điểm nối” hàng container quốc tế

Nhiều sự kiện “Ngày Italia tại tỉnh Thanh Hóa” diễn ra trong 2 ngày 8-9/12

Lãnh đạo Hà Nội chỉ ra nguyên nhân khiến hàng loạt dự án giao thông chậm tiến độ
Tin cùng chuyên mục

Thanh Hóa: Chương trình OCOP “ghi điểm” với số lượng sản phẩm đứng thứ 2 cả nước

Bắc Giang: Phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng công nghiệp ở mức cao

Vĩnh Phúc: Quy hoạch xây dựng 2 tuyến đường sắt đô thị nối với Hà Nội

Từ năm 2024, Hà Nội sẽ miễn giảm học phí 100% học sinh mầm non, phổ thông?

TP. Hồ Chí Minh: Doanh nghiệp tìm cơ hội giao thương qua kết nối cung cầu

Kỳ họp thứ 13 HĐND TP. Hồ Chí Minh khóa X bàn nhiều quyết sách quan trọng

Thừa Thiên Huế: 3 mỏ khoáng sản nào bị thu hồi, vì sao?

Thanh Hóa: Quyết liệt các giải pháp nhằm bứt phá giải ngân vốn đầu tư công

Bình Dương thúc đẩy đổi mới sáng tạo và ứng dụng công nghiệp 4.0

Quảng Ninh: Tăng cường kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP

Hải Phòng: Phấn đấu trở thành trung tâm logistics quốc tế, trọng điểm du lịch cả nước

Điện Biên: Tăng cường quảng bá, kích cầu tiêu thụ nông sản

Những tín hiệu tích cực cho ngành dâu tằm tơ Việt Nam

Đà Nẵng tính chuyện làm kinh tế đêm trên cầu Nguyễn Văn Trỗi

Thanh Hóa: Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông

Bắc Kạn: Xây dựng hệ sinh thái du lịch kích cầu tiêu thụ hàng hoá

Thừa Thiên Huế: 27 sản phẩm được bình chọn sản phẩm công nghiệp tiêu biểu miền Trung – Tây Nguyên

Bắc Ninh: Tháp Thần Nông được VietKings trao tặng Kỷ lục Việt Nam

Thừa Thiên Huế: Hỗ trợ, bán sản phẩm trên sàn thương mại điện tử nhận giải Sáng tạo kỹ thuật
