Chủ nhật 27/04/2025 04:39

Tỉnh táo trước lời mời chào lừa đảo tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19

Mới đây, Bộ Y tế đã phát đi cảnh báo, người dân cần cảnh giác trước những lời mời đăng ký tiêm vắc xin phòng Covid-19 lan truyền trên mạng xã hội, tin nhắn, tờ rơi và các hình thức quảng cáo khác. Khuyến cáo người dân chỉ đi tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 tại các cơ sở y tế, cơ sở đào tạo y, dược và các cơ sở, điểm tiêm chủng được Bộ Y tế cấp phép.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo, vắc xin là “vũ khí” để chấm dứt đại dịch Covid-19. Nếu tỉ lệ tiêm chủng đạt 70% - 85% sẽ giảm nguy cơ lây lan mầm bệnh. Để đạt được miễn dịch cộng đồng, Việt Nam phải tiêm trên 70% dân số. Cụ thể, cả nước có khoảng 100 triệu dân, phải thực hiện 70 - 75 triệu người, tương đương với 150 triệu mũi tiêm an toàn. Do đó, đây sẽ là chiến dịch tiêm chủng quy mô lớn nhất từ trước đến nay với số lượng lớn vắc xin, trên diện rộng, thời gian lại không nhiều. Bộ Y tế đề nghị các tỉnh phải bảo đảm công tác an toàn tiêm chủng tại địa phương trên nguyên tắc 4 tại chỗ; thành lập ban an toàn tiêm chủng cấp tỉnh và tổ chức đội cấp cứu lưu động để hỗ trợ kịp thời các điểm tiêm chủng.

Hiện nay đã xuất hiện nhiều lời mời các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mua/nhập khẩu vắc xin phòng Covid-19 hoặc tiêm chủng cho người lao động, đối tác, khách hàng… Một số tổ chức, cá nhân tự nhận tiếp cận được nguồn vắc xin của các hãng sản xuất hoặc mua lại của một số nơi dư thừa. Người dân cũng nhận được lời mời đăng ký tiêm vắc xin phòng Covid-19 thông qua những hình thức quảng bá khác nhau.

Người dân cần cảnh giác với lừa đảo tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19

Trước đó, thực hiện Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/2/2021 của Chính phủ về mua và sử dụng vắc xin phòng Covid-19, Bộ Y tế đã và đang tích cực đàm phán với các nhà sản xuất vắc xin, các tổ chức quốc tế để mua và nhập khẩu số lượng lớn vắc xin để tổ chức tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cho tất cả người dân đang sinh sống tại Việt Nam. Cùng với việc tích cực tiếp cận nguồn vắc xin trên thế giới, Việt Nam cũng đẩy mạnh nghiên cứu, sản xuất vắc xin trong nước. Đồng thời, Việt Nam đang tích cực đẩy mạnh mua công nghệ, chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin để chủ động nguồn vắc xin cho người dân.

Tuy nhiên, tại Việt Nam, các loại vắc xin phòng Covid-19 phải được Bộ Y tế cấp phép có điều kiện sử dụng cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch. Mỗi lô vắc xin phòng Covid-19 khi nhập khẩu về Việt Nam phải được Cục Quản lý dược, Bộ Y tế kiểm soát cấp phép lưu hành; các lô vắc xin nhập khẩu trước khi đưa ra sử dụng phải được Viện Kiểm định Quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế - Bộ Y tế kiểm định đạt tiêu chuẩn chất lượng và cấp giấy chứng nhận xuất xưởng lô vắc xin theo quy định. Tất cả các vắc xin đều phải được bảo quản trong hệ thống dây chuyền lạnh.

Trong buổi Tập huấn trực tuyến phân biệt vắc xin chính hãng Pfizer cho toàn lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức theo hình thức trực tuyến mới đây, ông John Paul Pullicino - đại diện hãng dược Pfizer - cho biết, hãng dược này đã có thoả thuận với Chính phủ Việt Nam cung cấp 31 triệu liều vắc xin cho Việt Nam. Trước đó, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã phê duyệt có điều kiện vắc xin cho nhu cầu cấp bách trong phòng chống dịch Covid-19 đối với vắc xin của hãng Pfizer. Ông John Paul Pullicino khẳng định, đến thời điểm hiện tại, Pfizer trên toàn cầu chỉ trực tiếp cung cấp thông qua các thoả thuận song phương với các Chính phủ liên bang. Cho đến nay, không có một nguồn vắc xin tư nhân nào là hợp pháp.

Ông Trần Hữu Linh - Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường - cho biết, những thông tin liên quan đến vắc xin ngừa Covid-19 là rất cần thiết, giúp lực lượng QLTT có kỹ năng nhận biết giữa hàng giả và hàng chính hãng, góp phần phục vụ tốt công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Vắc xin được tiêm chủng miễn phí cho người dân. Do vậy, mọi người dân cần bình tĩnh, chờ đợi đến lượt mình được tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 khi cơ quan y tế thông báo. Người dân cần cảnh giác trước những lời mời đăng ký tiêm vắc xin phòng Covid-19 lan truyền trên mạng xã hội, tin nhắn, tờ rơi và các hình thức quảng cáo khác. Chỉ đi tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 tại các cơ sở y tế, cơ sở đào tạo y, dược và các cơ sở, điểm tiêm chủng được Bộ Y tế cấp phép. Tuyệt đối không tiêm chủng những loại vắc xin phòng Covid-19 trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không được Bộ Y tế kiểm định, cấp phép. Khi phát hiện các thông tin liên quan đến tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 không rõ ràng hoặc nghi ngờ có dấu hiệu lừa đảo, hãy báo ngay cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan y tế địa phương.

(Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)

Thanh Vân

Tin cùng chuyên mục

Công khai danh sách 259 doanh nghiệp nợ thuế tại Thanh Hóa

Cưỡng chế thuế Công ty CP Khoáng sản PA tại Đắk Lắk

Thành phố Huế: Khởi tố đối tượng làm giả sổ đỏ để lừa đảo

Cưỡng chế thuế Công ty vật liệu xây dựng Bồ Sao tại VĩnhPhúc

Cưỡng chế thuế Công ty Thế Anh Phát tại Nghệ An

Công khai danh sách 42 doanh nghiệp nợ thuế tại Sơn La

TP. Cần Thơ: Công khai 140 doanh nghiệp nợ thuế hơn 50 tỷ đồng

Phát hiện số lượng cực lớn sản phẩm của Công ty Herbitech nghi hàng giả, thu lợi 230 tỷ đồng

Công an Thanh Hóa thông tin mới nhất về vụ sản xuất 21 loại thuốc giả

Công ty Triệu Phúc Thịnh tại Long An bị cưỡng chế thuế

Sẽ tạm hoãn xuất cảnh đại diện 6 doanh nghiệp nợ thuế tại Đắk Lắk

Đồng Nai: Tôn Phương Nam và SADAKIM bị xử phạt, buộc di dời nhà máy

Cưỡng chế thuế Công ty bông vải sợi Hải Yến tại Hà Nam

Cưỡng chế thuế hai doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh

Cưỡng chế thuế Công ty vật liệu xây dựng Phi Khánh

Cưỡng chế thuế Công ty đầu tư xây dựng phát triển Trường Thành

Cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn Công ty Xuân Quỳnh

Quảng Bình: Bắt 11 đối tượng trong đường dây đánh bạc 300 tỉ đồng

Công khai danh sách 29 doanh nghiệp tại Sơn La nợ thuế

Cưỡng chế thuế Công ty Long Vũ tại Đắk Nông