Thứ năm 15/05/2025 07:28

Tỉnh Quảng Ninh: Vẫn nghiên cứu làm hầm xuyên vịnh Cửa Lục

Theo Quy hoạch chung TP.Hạ Long đến năm 2040 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, vẫn sẽ có phương án xây dựng hầm đường bộ qua cửa vịnh Cửa Lục

Dự án hầm đường bộ xuyên vịnh Cửa Lục từng dự kiến được khởi công trong năm 2019 và hoàn thành năm 2025, góp phần giảm tải cho cầu Bãi Cháy, kết nối thông suốt giữa hai khu vực phía Đông và Tây của TP.Hạ Long (Tỉnh Quảng Ninh).

Tuy nhiên sau đó, Quảng Ninh tạm dừng triển khai dự án thế kỷ này để ưu tiên tập trung nguồn vốn cho các công trình giao thông đặc biệt quan trọng khác, trong đó có cầu Cửa Lục 1 và 3, nhằm phục vụ cho việc mở rộng không gian đô thị sau khi thực hiện sáp nhập huyện Hoành Bồ và TP.Hạ Long.

Vị trí lựa chọn xây dựng hầm đường bộ xuyên vịnh Cửa Lục theo thiết kế ban đầu

Dự án hầm đường bộ xuyên vịnh Cửa Lục khi đó có tổng số vốn đầu tư trên 9.780 tỉ đồng, được bố trí từ nguồn ngân sách tỉnh Quảng Ninh. Trong đó, kế hoạch vốn giai đoạn 2018 – 2020 là trên 3.000 tỉ đồng, giai đoạn 2021 – 2025 là trên 6.766 tỉ đồng.

Để có nguồn vốn cho công trình thế kỷ trên, mỗi năm tỉnh Quảng Ninh dự kiến cân đối từ nguồn ngân sách tỉnh khoảng 2.000 tỉ đồng.

Đây là công trình cấp đặc biệt, nhưng không nằm trong công trình quốc gia, nên Quảng Ninh xin chủ trương tự cân đối ngân sách để xây dựng và được Chính phủ đồng ý.

Theo thiết kế, hầm đường bộ xuyên vịnh Cửa Lục có quy mô 6 làn xe, tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 2.750m, trong đó, chiều dài hầm khoảng 2.140m (gồm 1.000m hầm dìm và 1.140m hầm dẫn).

Hầm nằm dưới đáy biển cách mặt nước không quá 17m (hầm Thủ Thiêm là 24 m). Tốc độ xe lưu thông trong hầm có thể đạt 60 km/giờ, hầm có thể chịu được động đất 6 độ Richter.

Mới đây, theo Quy hoạch chung TP.Hạ Long đến năm 2040 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, vẫn sẽ có phương án xây dựng hầm đường bộ qua cửa vịnh Cửa Lục để kết nối giao thông cơ giới giữa 2 bờ vịnh.

Tiến Dũng
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Quảng Ninh

Tin cùng chuyên mục

Ninh Thuận: Tăng tốc thu hút đầu tư, phát huy hiệu quả chính sách tín dụng

TP. Hồ Chí Minh: Phát triển khu công nghiệp gắn với tăng trưởng xanh

Tiền Giang: Đề xuất chủ trương đầu tư 4 cụm công nghiệp

Ngành chế biến chế tạo Đắk Nông: Động lực tăng trưởng kinh tế

Phát triển công nghiệp dược liệu không phải việc của một địa phương

TP. Hồ Chí Minh phát triển thêm 14 khu công nghiệp mới

TP. Hồ Chí Minh: Công nghiệp, xuất khẩu tăng mạnh trong tháng 4

Mai một nghề muối Sa Huỳnh giữa vùng di sản văn hóa

Sáp nhập Đà Nẵng – Quảng Nam: Hình thành vùng kinh tế trọng điểm

Thành phố Huế: Lập đội liên ngành xử lý vấn nạn môi trường du lịch

Nhiều giải pháp chuyển đổi, quản lý năng lượng xanh cho doanh nghiệp

Nhiều giải pháp để du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu ‘cất cánh’

Tiền Giang xuất khẩu gần 2 tỷ USD trong 4 tháng năm 2025

Thương mại Đắk Nông ổn định, sức mua phục hồi tích cực

Sản xuất công nghiệp Đắk Nông giữ đà tăng trưởng

Cơ hội 'săn' hàng hiệu ở Vũng Tàu trong dịp lễ 30/4

TP. Hồ Chí Minh thông xe dọc tuyến kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên

Khai mạc hội chợ triển lãm 'Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2025'

Hà Tĩnh: Khánh thành Bến số 3 Cảng quốc tế Lào - Việt

Thái Nguyên: Giám đốc Sở Công Thương livestream quảng bá đặc sản địa phương