Tỉnh Phú Thọ: Xúc tiến tiêu thụ cho cây chè

Ngành Công Thương tỉnh Phú Thọ đã và đang triển khai nhiều hoạt động xúc tiến tiêu thụ nhằm gỡ khó và tìm đầu ra bền vững cho cây chè.
Tỉnh Bến Tre: Đa dạng hoạt động xúc tiến tiêu thụ cho nông sản Xúc tiến tiêu thụ nhãn và nông sản năm 2022 tại Hưng Yên

Ông Đặng Việt Phương- Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Phú Thọ cho biết: Phú Thọ có 137.000 ha trồng chè, sản lượng 180.000 tấn, lớn thứ 4 cả nước. Năm 2022, tỉnh đạt 60.000 tấn chè thành phẩm, trong đó 70% là chè đen, 30% chè xanh và các loại chè khác. Trên địa bàn tỉnh hiện có 57 nhà máy chế biến chè, trong đó 21 doanh nghiệp đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO, ngoài ra còn nhiều cơ sở sản xuất quy mô nhỏ.

Chè của Phú Thọ hiện đã xuất khẩu đi nhiều nước, trong đó chủ yếu là xuất khẩu sang Trung Quốc, Nga, một số nước Đông Âu và châu Á.

Cùng với gỗ, chè là ngành xuất khẩu quan trọng của Phú Thọ, tuy nhiên năm vừa qua ngành chè rất khó khăn. “Tháng 4 và 5/2022, chè xuất khẩu đi Nga bị đình trệ hoàn toàn, thậm chí có container hàng đã đến cảng chuẩn bị vận chuyển phải quay về do ảnh hưởng từ xung đột Nga - Ukraine. Sau khi hoạt động vận chuyển được mở lại, doanh nghiệp lại gặp trục trặc về thanh toán”, ông Đặng Việt Phương nói.

Trước những khó khăn trên, để gỡ khó đầu ra cho cây chè, năm 2023 Phú Thọ xác định đưa chè và chuối xuất khẩu sang một số thị trường, trong đó mục tiêu lớn nhất là Bangladesh. Nguyên do, thị trường Bangladesh có 160 triệu dân, nhu cầu tiêu dùng rất lớn. Tuy nhiên, có một thách thức, Việt Nam chưa có hệ thống thương vụ và tham tán thương mại ở nước sở tại. “Chúng tôi đã liên hệ với Đại sứ Việt Nam tại Bangladesh và đã được đồng ý hỗ trợ”, ông Đặng Việt Phương thông tin.

Tỉnh Phú Thọ: Xúc tiến tiêu thụ cho cây chè
Tỉnh Phú Thọ gỡ khó đầu ra cho cây chè

Cùng đó, năm 2023 tỉnh Phú Thọ cũng đăng cai hội nghị chuyên đề về xuất khẩu chè, dự kiến tổ chức ngày 24/4/2023. Thành phần tham dự dự kiến có khoảng 50 doanh nghiệp chè, hiệp hội chè, đại diện Sở Công Thương và cơ quan xúc tiến thương mại các tỉnh trong khu vực về Phú Thọ để tổ chức hội nghị trực tuyến.

Phú Thọ đề nghị các thương vụ, tham tán thương mại Việt Nam ở nước ngoài hỗ trợ giới thiệu sản phẩm chè của địa phương nói riêng, của vùng Đông Bắc nói chung”, lãnh đạo Sở Công Thương Phú Thọ bày tỏ. Đồng thời, mời đại diện Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài như Ấn Độ, Nga, Irac, Ả rập Xê Út… tham dự hội nghị.

Bên cạnh đề xuất hỗ trợ địa phương triển khai các hoạt động xúc tiến tiêu thụ, tìm kiếm đầu ra bền vững cho sản phẩm chè, liên quan đến ngành Công Thương, ông Đặng Việt Phương cũng bày tỏ: Năm 2022 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1415/QĐ-TTg về Đề án “Thúc đẩy doanh nghiệp tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài giai đoạn đến năm 2030” và Quyết định số 493/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030, Phú Thọ đang trong quá trình xây dựng kế hoạch thực hiện đề án và chiến lược này tuy nhiên qua thực tế triển khai gặp một số vướng mắc.

Cụ thể, khi xây dựng các kế hoạch nội dung, nhiệm vụ rõ ràng dễ thực hiện nhưng khó khăn nhất là kinh phí để thực hiện chưa rõ nguồn. “Đề nghị Bộ Công Thương có ý kiến với Bộ Tài chính để ban hành thông tư hướng dẫn, trong đó chỉ ra nguồn lực thực hiện và nhiệm vụ chi, định mức chi cụ thể, Phú Thọ nói riêng, các địa phương nói chung mới có căn cứ để đưa vào thực thi”, ông Đặng Việt Phương nhấn mạnh.

Mặt khác, về nhiệm vụ chuyển đổi số của ngành theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Hiện, Bộ Công Thương mới tham mưu cho Chính phủ ban hành Quyết định số 1968/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại giai đoạn 2021-2030, còn chuyển đổi số trong các lĩnh vực khác như thương mại, công nghiệp, năng lượng cũng cần có hướng dẫn để địa phương thực thi, sớm đưa vào vận hành các cơ sở dữ liệu này.

Được biết, năm vừa qua ngành Công Thương Phú Thọ đã đạt kết quả tương đối khả quan, tổng mức doanh thu hàng hoá bán lẻ và dịch vụ xã hội tăng 19,8%, giá trị sản xuất tăng 11,8%. Riêng với xuất khẩu, Phú Thị đã có bước nhảy vọt. Nếu như năm 2016, tỉnh đạt 526,7 triệu USD kim ngạch xuất nhập khẩu, đứng trong Top 10 địa phươnng có kim ngạch xuất khẩu thấp cả nước. Đến năm 2022 đã đạt 23,8 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 12,5 tỷ USD, nhập khẩu đạt tỷ USD 11,3. Phú Thọ xuất siêu 1,3 tỷ USD, đứng thứ 9 trong các địa phương có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất cả nước. Trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, dệt may, da giày, linh kiện điện tử chiếm gần 80%, mặt hàng nông sản tuy có tiềm năng lớn nhưng kim ngạch đạt được chưa cao.

Năm 2020, nhãn hiệu chứng nhận “Chè Phú Thọ” đã được cấp văn bằng bảo hộ góp phần nâng cao uy tín, giá trị kinh tế, sức cạnh tranh của các sản phẩm chè trên địa bàn tỉnh; hiệu quả sản xuất chè ngày càng được nâng cao.
Hải Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xúc tiến thương mại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Vĩnh Phúc: Nhiều cơ hội phát triển dịch vụ logistics xanh

Vĩnh Phúc: Nhiều cơ hội phát triển dịch vụ logistics xanh

Vĩnh Phúc là địa phương có tỷ lệ công nghiệp hóa lên tới 64%, lưu lượng công nghiệp lớn, đây là cơ hội để địa phương phát triển ngành dịch vụ logistics.
Hạ tầng số hiện đại -

Hạ tầng số hiện đại - 'chìa khóa' để Quảng Ninh tăng tốc chuyển đổi số

Nhờ đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng số, Quảng Ninh đã trở thành một trong những địa phương dẫn đầu trong chuyển đổi số.
Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở nhiều nơi ở huyện miền núi Bắc Trà My

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở nhiều nơi ở huyện miền núi Bắc Trà My

Mưa lớn kéo dài gây ra rất nhiều điểm sạt lở tại huyện Bắc Trà My, lực lượng chức năng đang tổ chức sơ tán dân và nỗ lực thông tuyến tạm thời.
Thừa Thiên Huế: Công điện hoả tốc ứng phó mưa lũ, học sinh được nghỉ học

Thừa Thiên Huế: Công điện hoả tốc ứng phó mưa lũ, học sinh được nghỉ học

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành công điện hoả tốc nhằm ứng phó mưa lũ; cho học sinh nghỉ học ngày 25/11.
Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than

Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than

Những năm qua, công tác quản lý tài nguyên than, khoáng sản luôn được tỉnh Quảng Ninh quan tâm, chú trọng.

Tin cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Theo UBND tỉnh Vĩnh Phúc, ước tăng trưởng GRDP của địa phương năm 2024 đạt 7,5-7,8% so với năm 2023, cao hơn tốc độ tăng bình quân của cả nước ước đạt 6,8-7%.
Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã tích cực, chủ động thực hiện nhiều giải pháp cụ thể nhằm tiết kiệm sản lượng điện trong sản xuất, kinh doanh.
Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Thời gian qua, việc triển khai các dự án nhà ở xã hội được tỉnh Quảng Ninh xác định là nhiệm vụ quan trọng.
Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh

Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh

Không chỉ là nhiệm vụ, chuyển đổi xanh còn là cơ hội để tỉnh Vĩnh Phúc nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo dựng hình ảnh một địa phương hiện đại, bền vững.
Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt 5 tỉnh, thành phố

Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt 5 tỉnh, thành phố

Trong tuần này (từ 18/11 - 22/11), TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Bình Phước,... đã triển khai quyết định điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt.
Phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đối với ông Ngô Công Thức

Phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đối với ông Ngô Công Thức

Ngày 21/11, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký quyết định phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đối với ông Ngô Công Thức.
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ nhà ở xã hội, thương mại trên địa bàn

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ nhà ở xã hội, thương mại trên địa bàn

Sáng ngày 21/11, lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh đã trực tiếp đi kiểm tra, đôn đốc tiến độ các dự án khu đô thị lớn, nhà ở xã hội, thương mại dịch vụ trên địa bàn tỉnh.
Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tuyên truyền về kinh tế tập thể, hợp tác xã

Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tuyên truyền về kinh tế tập thể, hợp tác xã

Ngày 21/11/2024, tại TP. Hồ Chí Minh, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã tổ chức hội nghị tuyên, truyền nâng cao nhận thức về kinh tế tập thể, hợp tác xã.
Thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) sau sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) sau sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Sau khi sắp xếp, thị xã Nghi Sơn (tỉnh Thanh Hóa) sẽ có 30 đơn vị hành chính, gồm 16 phường và 14 xã, chính thức hoạt động từ 00 giờ 00 phút, ngày 1/1/2025.
Thừa Thiên Huế: Thuỷ điện Bình Điền giảm lưu lượng vận hành để cứu hộ vụ tai nạn ở cầu Bình Thành

Thừa Thiên Huế: Thuỷ điện Bình Điền giảm lưu lượng vận hành để cứu hộ vụ tai nạn ở cầu Bình Thành

Liên quan đến vụ tai nạn xe chở rác ở cầu treo Bình Thành, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN Thừa Thiên Huế yêu cầu Thủy điện Bình Điền giảm lưu lượng để hỗ trợ cứu hộ.
Bắc Ninh tiếp tục kiểm tra tiến độ xử lý ô nhiễm môi trường tại thôn Mẫn Xá

Bắc Ninh tiếp tục kiểm tra tiến độ xử lý ô nhiễm môi trường tại thôn Mẫn Xá

Chiều ngày 20/11, lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh đã đi kiểm tra tiến độ thực hiện xử lý ô nhiễm môi trường tại thôn Mẫn Xá (xã Văn Môn, huyện Yên Phong).
Đài tưởng niệm liệt sĩ ngành bưu điện Quảng Nam – Đà Nẵng đón nhận xếp hạng di tích lịch sử

Đài tưởng niệm liệt sĩ ngành bưu điện Quảng Nam – Đà Nẵng đón nhận xếp hạng di tích lịch sử

Lễ Công bố quyết định xếp hạng và đón nhận Bằng Di tích lịch sử cấp thành phố Đài tưởng niệm liệt sĩ ngành bưu điện Quảng Nam - Đà Nẵng.
Quảng Ninh nỗ lực tăng thu ngân sách nội địa, tạo nguồn lực cho phát triển

Quảng Ninh nỗ lực tăng thu ngân sách nội địa, tạo nguồn lực cho phát triển

Những giải pháp quyết liệt trong thúc đẩy thu ngân sách nội địa 2 tháng cuối năm đang được tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo các ngành, địa phương tập trung thực hiện.
Quảng Ninh: Liên kết hợp tác xã, thúc đẩy kinh tế tập thể

Quảng Ninh: Liên kết hợp tác xã, thúc đẩy kinh tế tập thể

Phát triển kinh tế tập thể ở tỉnh Quảng Ninh đã chuyển biến tích cực về số lượng và chất lượng, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Hà Giang: Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại

Hà Giang: Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại

Cục Quản lý thị trường Hà Giang đã đẩy mạnh đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, qua đó bình ổn thị trường hàng hóa trên địa bàn.
Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

Hiện các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 493 dự án đầu tư còn hiệu lực, trong đó có 376 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 6,74 tỷ USD.
Nam Định phân hạng và công nhận lại 24 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Nam Định phân hạng và công nhận lại 24 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Ngày 18/11, Nam Định đã tiến hành đánh giá, phân hạng và công nhận 24 sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2024.
Bắc Ninh nỗ lực hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Bắc Ninh nỗ lực hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Sáng ngày 18/11, UBND tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 11/2024.
Quảng Ninh: Mở rộng thị trường, đa dạng nguồn khách du lịch

Quảng Ninh: Mở rộng thị trường, đa dạng nguồn khách du lịch

Ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng các phương án quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch thế mạnh, phù hợp với thị hiếu của đa dạng dòng khách.
Quảng Ninh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt với dịch vụ công

Quảng Ninh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt với dịch vụ công

Trong những năm gần đây, tỉnh Quảng Ninh rất quan tâm đến phát triển kinh tế số, xã hội số nói chung và thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động