Tỉnh Lạng Sơn nâng cao chất lượng thực hiện chính sách dân tộc trong giai đoạn mới

Thời gian qua, tỉnh Lạng Sơn đã tích cực triển khai các hoạt động nhằm giúp đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nâng cao đời sống.
Quảng bá na Chi Lăng và nông đặc sản tỉnh Lạng Sơn đến người tiêu dùng Hà Nội

Tích cực triển khai các hoạt động

Lạng Sơn là vùng đất cửa ngõ, “phên dậu” địa đầu của Tổ quốc, trong giai đoạn 2015-2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân hằng năm ước đạt 5,45%. Trong đó ngành nông, lâm nghiệp tăng 1,24%; công nghiệp - xây dựng tăng 12,76%; dịch vụ tăng 5,07%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm giảm 0,83%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng và tích cực, ngành nông, lâm nghiệp chiếm 20,83%, công nghiệp - xây dựng 23,55%, dịch vụ 50,87%.

GRDP bình quân đầu người năm 2020 đạt 44,5 triệu đồng (gấp 1,44 lần so với năm 2015), tương đương 1.937 USD. Văn hóa - xã hội tiếp tục phát triển tích cực, đời sống tinh thần của các tầng lớp nhân dân ngày càng nâng cao; tình hình chính trị, an ninh, trật tự an toàn xã hội luôn ổn định, chủ quyền biên giới quốc gia được giữ vững.

Trong đó, xác định Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình Mục tiêu quốc gia) của Chính phủ là một trong những nhiệm vụ quan trọng để giúp đồng bào dân tộc vươn lên, thời gian qua, tỉnh Lạng Sơn đã tích cực triển khai các hoạt động nhằm giúp đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nâng cao đời sống.

Thời gian qua, kết cấu hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn cũng được tập trung đầu tư, xây dựng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dân. Tính đến thời điểm này, tỉnh Lạng Sơn có 75/181 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; 82 khu dân cư kiểu mẫu được công nhận đạt chuẩn; chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo được nâng lên, công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn tiếp tục được chú trọng. Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh Lạng Sơn giảm từ 7,88% năm 2020 xuống còn 5,76% năm 2021 (tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025 là 12,20%).

Tỉnh Lạng Sơn nâng cao chất lượng thực hiện chính sách dân tộc trong giai đoạn mới

Dù vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn vẫn còn chậm phát triển, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh chưa cao; việc nhân rộng các mô hình sản xuất mới gắn với tiêu thụ sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu. Đặc biệt, do tác động của đại dịch Covid-19 việc làm, thu nhập của đồng bào dân tộc thiểu số gặp nhiều khó khăn.

Xác định thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 là nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn 2021-2025 để phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, cũng như góp phần cùng các địa phương khác trong cả nước thực hiện hoàn thành các mục tiêu của các chương trình.

Theo đó, để triển khai thực hiện Chương trình giai đoạn I từ năm 2021 đến 2025 có hiệu quả, Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn đã giao cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh chủ trì tham mưu, tích cực phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng dự thảo trình Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết số 58-NQ/TU ngày 29-11-2021 về công tác dân tộc và thực hiện Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021-2030; trên cơ sở đó, tiếp tục tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện giai đoạn 2021 - 2025 và kế hoạch hằng năm để tổ chức triển khai thực hiện.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình còn chưa thực sự chặt chẽ. Thêm vào đó, đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực đặc biệt khó khăn cơ bản có trình độ dân trí thấp, địa bàn sinh sống biệt lập, ít có cơ hội giao lưu, trao đổi, hội nhập; khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế.

Phát huy mọi tiềm lực và lợi thế

Nhìn lại quá trình triển khai thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc trên địa bàn, ông Vi Minh Tú - Trưởng ban Dân tộc tỉnh Lạng Sơn cho biết, trong thời gian qua, việc triển khai thực hiện các chính sách dân tộc liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, công tác phối hợp chưa thực sự chặt chẽ, còn lúng túng. Đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực đặc biệt khó khăn có trình độ dân trí thấp, địa bàn sinh sống biệt lập, ít có cơ hội giao lưu, trao đổi, hội nhập; khả năng ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế. Một bộ phận nhỏ không muốn thoát nghèo, không muốn ra khỏi vùng đặc biệt khó khăn để tiếp tục được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

Một số chính sách giai đoạn 2016 - 2020 đã kết thúc, trong khi đó các chính sách mới bắt đầu thực hiện từ năm 2021 chưa được phân bổ vốn, như: Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, dẫn đến việc triển khai gặp nhiều khó khăn và chưa bảo đảm tiến độ.

Ngoài ra, định mức các nguồn vốn đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh Lạng Sơn, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các thôn, xã đặc biệt khó khăn còn hạn chế. Bên cạnh đó, việc phân định vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 đã tác động phần nào đến thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2021.

Về cơ cấu tổ chức của cơ quan công tác dân tộc, chưa thực sự đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở. Với đặc thù là một tỉnh miền núi biên giới có diện tích rộng, địa hình chia cắt, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống rất đông (chiếm 84%), nhưng đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc từ tỉnh đến cơ sở tại Lạng Sơn còn mỏng, chưa thực sự tương xứng với nhu cầu và khối lượng công việc thực tế. Cần có cơ chế đặc thù về cơ cấu tổ chức, biên chế cũng như các chính sách đãi ngộ riêng cho đội ngũ thực hiện công tác dân tộc đối với các tỉnh có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số như Lạng Sơn.

Để thực hiện có hiệu quả Chương trình Mục tiêu quốc gia, tỉnh Lạng Sơn đã và đang phát huy mọi tiềm lực và lợi thế của miền núi để thực hiện đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững cho các xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi, bảo đảm an sinh xã hội, giải quyết kịp thời các vấn đề bức xúc, cấp bách nhất; ưu tiên cho các địa bàn còn hạn chế về cơ sở hạ tầng thiết yếu; ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, tránh sự chồng chéo với các chương trình, kế hoạch khác.

Đồng thời, bảo đảm quản lý tập trung, thống nhất về mục tiêu, cơ chế, chính sách; thực hiện phân cấp trong quản lý đầu tư theo quy định của pháp luật, công khai minh bạch trong phân bổ vốn kế hoạch thực hiện Chương trình giai đoạn I từ năm 2021 đến 2025, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; phát huy quyền làm chủ cùng sự tham gia tích cực, chủ động của cộng đồng và người dân.

Cùng với đó, các cấp huyện, xã chủ động xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch phù hợp với điều kiện, đặc điểm, tiềm năng, thế mạnh, bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán tốt đẹp của các dân tộc, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh...

Nhật Khôi
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Dân tộc thiểu số

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Quảng Ninh: Vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm nỗ lực vượt khó sau bão

Quảng Ninh: Vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm nỗ lực vượt khó sau bão

Bão số 3 đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho ngành nuôi trồng thủy sản Quảng Ninh, ngư dân nơi đây đang nỗ lực khắc phục hậu quả và quay trở lại với biển.
Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân

Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân

Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân nhờ lợi thế về vị trí địa lý, nguồn lao động chất lượng và chính sách thu hút đầu tư hợp lý.
Quảng Ninh: Tiềm năng và thách thức trong thu hút khách du lịch Halal

Quảng Ninh: Tiềm năng và thách thức trong thu hút khách du lịch Halal

Việc đẩy mạnh xúc tiến du lịch cùng với chủ động chuẩn bị các điều kiện để thu hút dòng khách Halal đang được tỉnh Quảng Ninh quan tâm.
Hà Nội: Phát triển công nghiệp hỗ trợ, cần trợ lực hơn về chính sách

Hà Nội: Phát triển công nghiệp hỗ trợ, cần trợ lực hơn về chính sách

Phát triển công nghiệp hỗ trợ là một trong những giải pháp để Hà Nội tăng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, thúc đẩy doanh nghiệp trong nước phát triển.
Lai Châu: Kinh tế duy trì đà tăng trưởng, nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch

Lai Châu: Kinh tế duy trì đà tăng trưởng, nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch

UBND tỉnh Lai Châu tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 11 đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; kế hoạch năm 2025.

Tin cùng chuyên mục

Tỉnh cuối Đồng bằng sông Hồng, sắp khởi công siêu dự án điện khí LNG 2 tỷ USD

Tỉnh cuối Đồng bằng sông Hồng, sắp khởi công siêu dự án điện khí LNG 2 tỷ USD

Thái Bình đang phối hợp với nhà đầu tư đẩy nhanh công tác chuẩn bị, sẵn sàng khởi công dự án Nhiệt điện khí LNG vào quý III/2025, nộp thuế trên 4 nghìn tỷ/năm.
Nông dân Quảng Ninh làm giàu từ sản phẩm OCOP

Nông dân Quảng Ninh làm giàu từ sản phẩm OCOP

Chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm đã góp phần nâng cao giá trị sản phẩm địa phương và cải thiện đời sống của người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Kết nối, xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch Ninh Thuận tại TP. Hồ Chí Minh

Kết nối, xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch Ninh Thuận tại TP. Hồ Chí Minh

Ngày 15/11/2024, tại TP Hồ Chí Minh sẽ diễn ra Hội nghị kết nối, xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch Ninh Thuận tại TP. Hồ Chí Minh.
TP. Hồ Chí Minh: 4 ngành công nghiệp trọng điểm được hỗ trợ 100% lãi suất vay

TP. Hồ Chí Minh: 4 ngành công nghiệp trọng điểm được hỗ trợ 100% lãi suất vay

4 ngành công nghiệp trọng điểm và ngành công nghiệp hỗ trợ, logistics sẽ được TP. Hồ Chí Minh hỗ trợ 100% lãi suất vay, thời hạn hỗ trợ không quá 7 năm.
Sóc Trăng: Quyết tâm biến cảng Trần Đề thành trung tâm logistics vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Sóc Trăng: Quyết tâm biến cảng Trần Đề thành trung tâm logistics vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tỉnh Sóc Trăng đang tích cực thực hiện các công việc cần thiết để biến cảng nước sâu Trần Đề thành trung tâm logistics vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Đa dạng hình thức kinh doanh ‘thời vụ’ trong tuần lễ hoa dã quỳ ở Gia Lai

Đa dạng hình thức kinh doanh ‘thời vụ’ trong tuần lễ hoa dã quỳ ở Gia Lai

Kinh doanh dịch vụ mang tính thời vụ đang diễn ra khá nhộn nhịp tại tuần lễ hoa dã quỳ Chư Đang Ya (Gia Lai), tiểu thương kỳ vọng một tuần lễ bội thu.
Bến Tre: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng gần 12% so cùng kỳ

Bến Tre: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng gần 12% so cùng kỳ

Theo Cục Thống kê tỉnh Bến Tre, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10/2024 tăng gần 12% so cùng kỳ, trong đó ngành chế biến, chế tạo dẫn dắt toàn ngành.
Bắc Giang: Sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 28,1% so với cùng kỳ

Bắc Giang: Sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 28,1% so với cùng kỳ

Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 10 tỉnh Bắc Giang ước đạt gần 81 nghìn tỷ đồng, lũy kế 10 tháng đạt hơn 562 nghìn tỷ đồng, tăng 28,1% so với cùng kỳ.
Vĩnh Long: Chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 13%, ngành chế biến, chế tạo dẫn dắt

Vĩnh Long: Chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 13%, ngành chế biến, chế tạo dẫn dắt

Một số ngành sản xuất chủ lực của tỉnh Vĩnh Long hoạt động khá khởi sắc trong 10 tháng đầu năm 2024, điển hình là sản xuất giày da, trang phục, phụ tùng xe...
Sơn La xây dựng thương hiệu, mở rộng đầu ra cho nông sản

Sơn La xây dựng thương hiệu, mở rộng đầu ra cho nông sản

Thời gian qua, tỉnh Sơn La đã đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, từ đó tìm đầu ra ổn định cho nông sản địa phương.
Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Với một địa phương có thế mạnh nông sản như Sơn La, livestream bán hàng đã trở thành công cụ hiệu quả để thu hút khách hàng, tăng doanh thu cho nông sản.
Sóc Trăng: Đa dạng hóa sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế nông thôn

Sóc Trăng: Đa dạng hóa sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế nông thôn

Hơn 5 năm triển khai đồng bộ chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ở Sóc Trăng đã tạo ra nhiều hiệu quả tích cực trong phát kinh tế nông thôn.
Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Thời gian qua, việc bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống đã giúp Sơn La thu hút lượng lớn du khách.
Huyện Bắc Yên - Sơn La  dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Năm 2024, huyện Bắc Yên (tỉnh Sơn La) được phân bổ hơn 84,8 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Dự án “Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua phát triển chuỗi măng sạch” được tỉnh Sơn La triển khai trên địa bàn 19 xã của 5 huyện.
Bình Phước: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 20% với cùng kỳ

Bình Phước: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 20% với cùng kỳ

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 10/2024 của tỉnh Bình Phước ước tính tăng hơn 7% so tháng trước và tăng hơn 20% so với tháng cùng kỳ năm trước.
Hải Phòng: Đẩy nhanh tốc độ thành lập các khu, cụm công nghiệp mới

Hải Phòng: Đẩy nhanh tốc độ thành lập các khu, cụm công nghiệp mới

10 tháng năm 2024, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp Hải Phòng tăng 14,45% so với cùng kỳ. Hải Phòng đang đẩy nhanh thành lập các khu, cụm công nghiệp mới.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Nhiều điểm sáng về kinh tế, thương mại, dịch vụ 10 tháng năm 2024

Bà Rịa – Vũng Tàu: Nhiều điểm sáng về kinh tế, thương mại, dịch vụ 10 tháng năm 2024

Từ đầu năm đến nay, vượt qua những khó khăn, thách thức, kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phục hồi ở hầu hết các ngành, lĩnh vực.
Phương tiện giao thông tăng nhanh, gây áp lực hạ tầng giao thông tại Đắk Lắk

Phương tiện giao thông tăng nhanh, gây áp lực hạ tầng giao thông tại Đắk Lắk

Những năm qua, lượng phương tiện giao thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tăng nhanh, nhưng hạ tầng giao thông lại không đáp ứng kịp nhu cầu.
Ngành Công Thương Hà Nội: Kết nối, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP

Ngành Công Thương Hà Nội: Kết nối, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP

Kết nối, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP, đây là cách mà ngành Công Thương Hà Nội đưa sản phẩm an toàn đến với người tiêu dùng Thủ đô.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động