Tinh hoa đồ bạc sơn cước

Trắng như áng mây vắt qua lưng chừng núi, mềm như dòng suối len lỏi ở thung sâu, những vòng xuyến, xà tích, hoa tai chạm bạc của người vùng cao đã thu lại trong nó tinh hoa của đất trời trên mỗi sản phẩm, không chỉ làm đẹp thêm trang phục của người bản địa mà còn tạo nên dấu ấn riêng biệt của mỗi dân tộc.
Tinh hoa đồ bạc sơn cước

Khắc, chạm hồn của núi rừng

Đi cùng với váy áo rực rỡ của người Mông, Dao, Hà Nhì, Sila, nét mềm mại, trang nhã của dân tộc Thái là các món trang sức không thể thiếu bao gồm vòng bạc, xà tích, hoa tai, cúc áo, trâm cài hay những đồng tiền được đánh nhỏ, xâu thành từng dải hay gắn trên cổ tay, vạt áo. Sản phẩm bạc vùng cao đã trở thành một “đặc sản” mà ai đặt chân đến nơi đây cũng muốn kiếm tìm, chiêm ngưỡng. Trải dài từ Đông sang Tây của khu vực miền núi phía Bắc, mỗi dân tộc ở Sơn La, Điện Biên, Lào Cai, Lai Châu, Cao Bằng, Hà Giang… lại có bí quyết và đặc điểm riêng khi chế tác đồ bạc trang sức nhưng tất cả đều chung một mục đích: Làm đẹp, trừ tà, cầu an và thể hiện bản sắc dân tộc.

Trang sức bạc vùng cao không chỉ quý, do được làm ra từ bạc nguyên chất mà còn bởi sự độc đáo, không đụng hàng vì được làm thủ công và theo phong cách của mỗi dân tộc. Đơn cử như người Mông ở Sa Pa, nghề chạm khắc bạc ở đây đã vượt qua những nóc nhà nhỏ sau triền núi, để đến nhiều hơn với khách du lịch. Không phải ngẫu nhiên mà nghề chạm khắc bạc của người Mông ở Sa Pa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2013. Ông Thào A Chư ở thôn Cát Cát, xã San Sả Hồ (huyện Sa Pa, Lào Cai) là một trong số ít người dân tộc Mông còn giữ lại được nghề chạm bạc truyền thống, nhiều món đồ tinh xảo mang đậm hồn cốt của người Mông như lược, trâm cài, hoa tai, vòng nhẫn… đã ra đời bởi bàn tay thô sần mà khéo léo này.

Ông cho biết, để làm ra một món trang sức bạc đúng “chất” Mông tốn khá nhiều thời gian, đòi hỏi kinh nghiệm của người thợ nhìn sao cho vừa lửa để nung bạc nóng chảy, đủ độ “chín”; rót bạc vào khuôn sao cho vừa tay để không có chỗ dày, chỗ mỏng… Rồi quai búa sao cho đủ độ để miếng bạc dẹt ra theo đúng chủ đích; sử dụng bộ đục chạm hoa văn thật tinh tế để sau từng nhát chạm cỏ cây, hoa lá, các khối hình học dần hiện trên mỗi sản phẩm…

Kết tinh của truyền thống và sáng tạo

Vùng cao níu chân du khách không chỉ bởi chén rượu ngô ngọt mềm môi, những thửa ruộng bậc thang óng vàng màu lúa, những đẵn cơm lam dẻo thơm quyện tinh túy đất trời mà còn bởi những góc chợ phiên bán riêng đồ bạc. Anh Quang- cán bộ ngân hàng, một phượt thủ có tiếng ở Hà Nội chia sẻ: Đồ bạc vùng cao có sức cuốn hút kỳ lạ, nếu đã lạc chân đến những khu chợ bán đồ bạc ở các buổi chợ phiên, du khách không thể không mua một món đồ cho mình. Những bộ Lìn Đao (dây chuyền dài), Lả Kháo (cúc bạc) hay Nhàn Lình (chùm chuông bạc) được chạm trổ hoa văn tinh tế, giá bán không hề rẻ, từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng/món nhưng vẫn rất hút khách.

Tinh hoa đồ bạc sơn cước

Về phố, đồ bạc vùng cao không mất đi sự phóng khoáng mà chính nét đơn giản nhưng đầy tinh tế của mỗi sản phẩm đã đem đến vẻ hiện đại, độc đáo. Cũng bởi vậy mà sưu tập đồ bạc vùng cao đã trở thành thú chơi của nhiều người. Cẩm Nguyễn- một dân văn phòng ở Hà Nội nhưng có hàng chục năm đi phượt và cũng ngần ấy năm lưu giữ những món đồ bạc ở những mảnh đất miền núi nơi anh đã từng đi qua, hồ hởi khoe với tôi chiếc dây đeo trang trí được làm từ đồng bạc hoa xòe có gắn những chi tiết nhỏ hình con dao phát nương, nhíp. “Tôi đã lặng người khi nhìn thấy nó trên trang phục của một cậu trai bản và cứ lẽo đẽo đi theo để hỏi mua bằng được. Hơn 2 triệu đồng là số tiền không nhỏ nhưng lại rất đáng để sở hữu một thứ trang sức làm bằng tay tinh xảo như thế này”- Cẩm Nguyễn nói.

Đi nhiều, tìm hiểu nhiều nên Cẩm Nguyễn khá có kinh nghiệm trong việc đánh giá các món đồ trang sức bạc. Trong cả trăm món đồ được mua về, anh nhớ rõ xuất xứ của từng sản phẩm, phân biệt rõ bạc của người Mông với người Thái, của dân tộc Hà Nhì với người Dao … Cũng là bễ thổi, kéo cắt, kìm vặn, búa đập, dao chạm, bàn kéo sợi, panh gắp, đe gỗ, đe sắt, nồi đun, than gỗ… nhưng từ kinh nghiệm truyền đời của mỗi gia đình, làng bản thì món đồ bạc lại mang hồn cốt khác nhau. Cẩm Nguyễn kể, nếu như đồ bạc của người Mông chỉ là những đường nét chạm khắc đơn giản, hình học, của người Thái tinh tế hơn với hoa và bướm thì đồ bạc của người Dao ở Cao Bằng có thể xem là “tinh hoa đẳng cấp” của trang sức bạc. Chỉ một miếng bạc trang trí nhỏ bằng nửa bàn tay mà người nghệ nhân đã khắc lên đó đủ cả hoa lá, mây trời với hình khối cân đối, hài hòa từng đường nét, chi tiết. Không chỉ khác về kiểu dáng, hình khối và hoa văn trang trí, mà những món đồ bạc của người Dao còn hút ánh nhìn bởi sự cân đối nhờ thủ pháp xử lý sáng, tối của nguyên liệu bạc. “Đồ bạc của người Dao còn hoàn mĩ ở chỗ công đoạn cuối cùng là đánh bóng bạc được làm rất cẩn thận. Để bạc trắng sáng và nổi lên nhưng hoa văn chạm khắc thì nghệ nhân phải dùng hợp chất của phèn chua được pha chế theo kinh nghiệm. Ở Cao Bằng giờ chỉ còn ít người làm được điều này” - Cẩm Nguyễn trầm ngâm nói.

Đứng cạnh thứ bạc trắng lóa được sản xuất công nghiệp ở dưới xuôi, trang sức bạc vùng cao dường như khiêm nhường hơn như chính sự bình dị của những con người nơi đây. Nhưng, ẩn sâu trong nó là sự kết tinh của truyền thống và sự sáng tạo của mỗi con người, mỗi dân tộc, góp phần làm nên nét đa dạng bản sắc văn hóa của đất nước và con người Việt Nam.

Từ kinh nghiệm làm nghề hàng chục năm, những nghệ nhân chạm bạc vùng cao đã tôi rèn cho mình con mắt của người họa sĩ, sự phóng khoáng, bay bổng của người nghệ sĩ để thu gọn vẻ đẹp của đất trời, rừng núi vào trong mỗi sản phẩm. Trang sức bạc vùng cao, vì thế, đã tạo cho mình chỗ đứng riêng trong dòng chảy văn hóa của mỗi dân tộc.
Thùy Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Hướng tới mục tiêu đưa kim ngạch thương mại đạt 18 tỉ USD vào năm 2028, Việt Nam - Indonesia khuyến khích sớm tổ chức các kỳ họp về hợp tác kinh tế, khoa học...
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là ''đột phá của đột phá''

5 trụ cột để ngành công nghiệp bán dẫn: Xây dựng hạ tầng; hoàn thiện thể chế; đào tạo nhân lực; huy động nguồn lực; xây dựng hệ sinh thái phát triển.
Việt Nam có nhiều cơ hội xác lập ​​​​​​​vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn

Việt Nam có nhiều cơ hội xác lập ​​​​​​​vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn

Theo các ''ông lớn'' về công nghệ trên thế giới, Việt Nam có tiềm năng lớn về trí tuệ nhân tạo và đây là thời cơ vẽ lại vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn.
Không có quốc gia nào

Không có quốc gia nào 'hóa rồng', 'hóa hổ' mà không có ngành công nghiệp điện tử

Để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, cần xây dựng hệ sinh thái về ngành công nghiệp bán dẫn và xây dựng Việt Nam là thị trường chủ lực.
Gỡ vướng các dự án BOT giao thông trên cả nước, gắn trách nhiệm cấp có thẩm quyền

Gỡ vướng các dự án BOT giao thông trên cả nước, gắn trách nhiệm cấp có thẩm quyền

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu giải quyết dứt điểm, triệt để những khó khăn, vướng mắc của một số dự án BOT giao thông gắn với tiến độ, trách nhiệm.

Tin cùng chuyên mục

Cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, dự báo CPI bình quân tăng khoảng 4,5%

Cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, dự báo CPI bình quân tăng khoảng 4,5%

Bộ Tài chính vừa cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, tương ứng dự báo CPI bình quân tăng khoảng 3,64% so với năm 2023 (kịch bản 1); tăng 4,05% (kịch bản 2)...
Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều ngày 24/4 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội thảo lấy ý kiến về Nghị định Quy định cơ chế mua bán điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội thảo lấy ý kiến về Nghị định Quy định cơ chế mua bán điện

Ngày 24/4, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo lấy ý kiến đối với hai dự thảo Nghị định về cơ chế mua bán điện và phát triển điện mặt trời mái nhà.
Thủ tướng chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Thủ tướng chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
Thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận để mở rộng không gian hợp tác Việt Nam - Brunei

Thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận để mở rộng không gian hợp tác Việt Nam - Brunei

Trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN diễn ra tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp với Bộ trưởng thứ hai Bộ Ngoại giao Brunei.
Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Thủ tướng Chính phủ đề nghị, hai nước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai các dự án hợp tác kinh tế - đầu tư; thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch.
Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Lạc quan về tăng trưởng GDP quý I/2024, tuy nhiên theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam không chủ quan với mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm nay.
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh, tương lai của ASEAN là tương lai kỹ thuật số. Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi từ các đối tác.
Diễn đàn Tương lai ASEAN góp phần xây dựng một cộng đồng đoàn kết, tự cường và phát triển bền vững

Diễn đàn Tương lai ASEAN góp phần xây dựng một cộng đồng đoàn kết, tự cường và phát triển bền vững

Thủ tướng hoan nghênh và cảm ơn Tổng Thư ký đã nhận lời mời tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN (AFF) lần đầu tiên được tổ chức theo sáng kiến của Việt Nam.
Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Tại dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế GTGT để phù hợp thông lệ quốc tế.
Biểu dương các cá nhân có thành tích trong công tác Quốc hội của Bộ Công Thương

Biểu dương các cá nhân có thành tích trong công tác Quốc hội của Bộ Công Thương

Ngày 23/4, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công Thương cho các cá nhân có thành tích trong công tác Quốc hội của Bộ Công Thương.
Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Indonesia thống nhất phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028.
Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

UBTVQH thống nhất trình Quốc hội 2 chuyên đề về bảo vệ môi trường và phát triển - sử dụng nguồn nhân lực để Quốc hội lựa chọn giám sát.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quy định mới về cụm công  nghiệp

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quy định mới về cụm công nghiệp

Sáng 23/4, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Hội nghị triển khai, phổ biến Nghị định 32 và Nghị định 43 của Chính phủ.
Nhiều điểm mới trong Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Nhiều điểm mới trong Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Bộ Công Thương phổ biến Nghị định số 43 quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.
WB: Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025

WB: Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025

Báo cáo cập nhật kinh tế của Ngân hàng Thế giới (WB) được công bố ngày 23/4 dự báo, tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025.
Các Bộ, ngành, địa phương đánh giá cao công tác xây dựng Nghị định số 32/2024/NĐ-CP

Các Bộ, ngành, địa phương đánh giá cao công tác xây dựng Nghị định số 32/2024/NĐ-CP

Các bộ, ngành, địa phương chung quan điểm Nghị định số 32 đã đồng bộ tốt với các quy định, tạo cơ chế thoáng hơn cho phát triển cụm công nghiệp.
Thủ tướng: Chung sức, đồng lòng để "ngôi nhà chung" ASEAN phát triển vững mạnh

Thủ tướng: Chung sức, đồng lòng để "ngôi nhà chung" ASEAN phát triển vững mạnh

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự, phát biểu tại Diễn đàn Tương lai ASEAN, chủ đề "Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm".
Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Văn phòng Chính phủ cho biết, ngày mai (24/4), Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động