Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam với thị trường khu vực châu Á – châu Phi năm 2021

Năm 2021 tiếp tục là một năm với rất nhiều khó khăn, thách thức cho sự phát triển kinh tế toàn cầu khi tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, hoạt động thương mại bị tác động tiêu cực do công tác phòng chống dịch quá mức của một số nước, tình trạng thiếu vỏ công-ten-nơ, giá một số mặt hàng nguyên vật liệu tăng cao.

Trong khi đó, tại Việt Nam, dịch bệnh bùng phát và căng thẳng tại nhiều địa phương dẫn đến tình trạng giãn cách kéo dài, hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hóa bị ảnh hưởng. Những khó khăn, thách thức như trên đã đặt ra yêu cầu cấp bách cho cho các cơ quan quản lý nhà nước trong việc duy trì chuỗi cung ứng, đảm bảo sản xuất, việc làm và hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam với thị trường  khu vực châu Á – châu Phi năm 2021

Trong bối cảnh như vậy, Đảng và Chính phủ đã nhanh chóng có những chỉ đạo rất kịp thời để điều hành công tác phát triển kinh tế, khôi phục sản xuất và đảm bảo an toàn, thích ứng với dịch như Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội khóa XV của Chính phủ đặt mục tiêu sớm đưa đất nước về tình trạng bình thường mới, Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 21 tháng 9 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc thúc đẩy sản xuất, lưu thông, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản trong bối cảnh phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Trên cơ sở những chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Bộ Công Thương cũng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo điều hành, chương trình hành động về việc phát triển thị trường trong nước và xuất nhập khẩu nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất công nghiệp và thông thương hàng hóa như Quyết định số 1993/QĐ-BCT ngày 20/8/2021 về Kế hoạch của Bộ Công Thương triển khai các giải pháp phát triển xuất khẩu bền vững những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022, Chỉ thị số 10/CT-BCT ngày 23/8/2021 về việc tăng cường quản lý xuất khẩu, nhập khẩu một số mặt hàng để hỗ trợ cho hoạt động sản xuất và tiêu dùng trong nước. Thực hiện chủ trương, định hướng về chuyển đổi số quốc gia, Bộ Công Thương đã xây dựng và trình Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định số 1968/QĐ-TTg ngày 22 tháng 11 năm 2021 phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại giai đoạn 2021 – 2030. Những nỗ lực của Chính phủ, Bộ Công Thương cùng đồng hành với các doanh nghiệp đã góp phần vào những con số tăng trưởng rất khả quan của thương mại của Việt Nam với thế giới trong năm 2021, trong đó khu vực thị trường châu Á – châu Phi giữ vai trò quan trọng.

Theo tính toán dựa trên số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và khu vực châu Á – châu Phi năm 2021 đạt 444 tỷ USD, tăng 22,38% so với năm 2020, đóng góp 67,3% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với thế giới.

Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực thị trường châu Á – châu Phi năm 2021 đạt 165,9 tỷ USD, tăng 14,62% so với năm 2020, chiếm 50,2% xuất khẩu của Việt Nam ra toàn thế giới. Trong đó, các nhóm hàng có kim ngạch lớn bao gồm điện thoại các loại và linh kiện (ước đạt 32,29 tỷ USD), máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (ước đạt 27,32 tỷ USD), máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác (ước đạt 13 tỷ USD), hàng dệt may (ước đạt 10,6 tỷ USD).

Các đối tác xuất khẩu chính của Việt Nam tại khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, ASEAN đều duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, góp phần vào sự tăng trưởng tích cực của xuất khẩu của Việt Nam. Ước kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường này năm 2021 lần lượt là 56 tỷ USD tăng 14,51%, 21,7 tỷ USD tăng 13,61%, 19,8 tỷ USD 3%, 28,6 tỷ USD tăng 23,6%.

Tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ khu vực thị trường châu Á – châu Phi năm 2021 đạt 278,35 tỷ USD, tăng 27,52% so với năm 2020, chiếm 84,3% tổng nhập khẩu của Việt Nam từ thế giới. Nhập khẩu từ khu vực châu Á – châu Phi góp phần đảm bảo duy trì chuỗi cung ứng, nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất và đáp ứng nhu cầu của người dân. Trong đó các nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn bao gồm máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (ước 64,7 tỷ USD), máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác (ước đạt 40,7 tỷ USD), điện thoại các loại và linh kiện (ước đạt 20,7 tỷ USD), vải các loại (ước đạt 13,7 tỷ USD), sắt thép các loại (ước đạt 10,7 tỷ USD), chất dẻo nguyên liệu (ước đạt 10,39 tỷ USD)…

Năm 2022, thương mại của Việt Nam với các thị trường trên thế giới sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn khi dịch Covid-19 vẫn là trở ngại cho sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu khi liên tục xuất hiện những biến thể mới làm gia tăng tình trạng lây lan, thách thức nỗ lực tiêm chủng toàn cầu, nhu cầu hàng hóa của khu vực sản xuất và người tiêu dùng có thể phục hồi ở mức trước đại dịch, nhưng khó có sự tăng trưởng đột biến. Nhiều thị trường tiếp tục áp dụng biện pháp kiểm soát người và hàng hóa ngặt nghèo tại các cửa khẩu và cảng biển… Trước những khó khăn như vậy, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục quán triệt, bám sát các chỉ đạo của Lãnh đạo cấp cao, của Chính phủ về việc đảm bảo hoạt động sản xuất, duy trì chuỗi cung ứng, không ngừng mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu, đảm bảo nguồn cung từ thị trường nhập khẩu, tập trung thực hiện các giải pháp để phát triển thị trường khu vực châu Á – châu Phi trong thời gian tới, cụ thể:

Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho thương mại song phương và hợp tác tiểu vùng của Việt Nam với các đối tác trong khu vực nhằm đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa mặt hàng xuất nhập khẩu hướng tới mục tiêu phát triển thương mại bền vững của Việt Nam.

Thứ hai, tiến hành giao thiệp ở các cấp với các đối tác nước ngoài nhằm tháo gỡ khó khăn, duy trì hoạt động thương mại thông suốt, giúp doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch.

Thứ ba, thực thi hiệu quả các FTAs đã ký như ACFTA, VKFTA, VJEPA, RCEP, CPTPP… Tích cực khai thác các cơ hội xuất khẩu sang thị trường các nước trong RCEP khi hiệp định này chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.

Thứ tư, đẩy mạnh công tác thông tin, hướng dẫn tiếp cận thị trường, trong đó chú trọng nâng cao nhận thức về phát triển thị trường chủ lực, mở rộng thông tin về các thị trường mới, thị trường ngách.

Thứ năm, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ các doanh nghiệp kết nối giao thương, tham dự hội chợ, triển lãm, trong đó đa dạng hóa các hình thức tổ chức và thực hiện, kết hợp giữa hoạt động trực tuyến và trực tiếp. Đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước về thương mại, xúc tiến thương mại.

Thứ sáu, nâng cao năng lực của doanh nghiệp ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại của các nước, và chủ động nghiên cứu đề xuất các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ lợi ích của các ngành sản xuất trong nước. Chỉ đạo hệ thống Thương vụ/Chi nhánh thương vụ và Văn phòng Xúc tiến thương mại Việt Nam tại thị trường nước ngoài kịp thời thông tin về tình hình thị trường, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp./.

Ban Chỉ đạo 35 Bộ Công Thương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất nhập khẩu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Mang Tết ấm đến với mọi nhà với Chương trình Xuân tình nguyện

Mang Tết ấm đến với mọi nhà với Chương trình Xuân tình nguyện

Từ 57 người ban đầu, đến nay, Chương trình Xuân tình nguyện 2025 đã huy động sự tham gia của 70.000 sinh viên, mang Tết ấm đến những mảnh đời kém may mắn.
Chống lãng phí: Yêu cầu cấp bách để phát triển kinh tế

Chống lãng phí: Yêu cầu cấp bách để phát triển kinh tế

Chống lãng phí là một “cuộc chiến” gian nan, đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.
Bộ Công Thương rà soát, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính

Bộ Công Thương rà soát, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính

Trên cơ sở báo cáo của đòan kiểm tra, lãnh đạo Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính.
Gỡ

Gỡ 'nút thắt' trong xây dựng thể chế, pháp luật ngành Công Thương để bước vào kỷ nguyên vươn mình

Luật Dầu khí, Luật Điện lực sửa đổi do Bộ Công Thương xây dựng góp phần khắc phục điểm nghẽn trong thực tiễn nhằm chống lãng phí nguồn lực.
Ngày mai (23/12) sẽ diễn ra Diễn đàn

Ngày mai (23/12) sẽ diễn ra Diễn đàn 'Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển'

Sáng ngày mai (23/12), tại Hà Nội, Báo Công Thương sẽ tổ chức Diễn đàn ‘Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển’.

Tin cùng chuyên mục

Trường Đại học Điện lực đề xuất phối hợp với Nhật Bản để phát triển nguồn nhân lực điện hạt nhân

Trường Đại học Điện lực đề xuất phối hợp với Nhật Bản để phát triển nguồn nhân lực điện hạt nhân

Hiệu trưởng Trường Đại học Điện lực đề xuất phối hợp với một số tập đoàn lớn của Nhật Bản xây dựng chương trình đào tạo nguồn nhân lực hạt nhân.
Gia Lai: Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho hàng trăm người dân nghèo

Gia Lai: Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho hàng trăm người dân nghèo

Hơn 300 người dân vùng cao Gia Lai vui mừng khi được các bác sĩ khám, cấp thuốc miễn phí. Đây là hoạt động ý nghĩa nhằm chia sẻ những khó khăn với bà con.
Giải cứu người trong vụ hỏa hoạn tại TP. Hồ Chí Minh: Thêm anh hùng giữa đời thường

Giải cứu người trong vụ hỏa hoạn tại TP. Hồ Chí Minh: Thêm anh hùng giữa đời thường

Giữa khi xảy ra vụ hỏa hoạn nghiêm trọng tại quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, đã sáng lên tấm gương của người anh hùng là hàng xóm căn nhà gặp nạn.
Gia Lai: Những món quà hạnh phúc cho người dân vùng biên dịp cuối năm

Gia Lai: Những món quà hạnh phúc cho người dân vùng biên dịp cuối năm

Những phần quà, suất học bổng dành cho người già và các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn là niềm động viên to lớn với người dân vùng biên Gia Lai dịp cuối năm.
Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định về giấy phép hoạt động điện lực theo Luật Điện lực

Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định về giấy phép hoạt động điện lực theo Luật Điện lực

Bộ Công Thương lấy ý kiến về Tờ trình, Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Điện lực về giấy phép hoạt động điện lực.
Bộ đội, thanh niên Gia Lai hối hả dọn dẹp vệ sinh, làm đẹp môi trường đón Tết Ất Tỵ 2025

Bộ đội, thanh niên Gia Lai hối hả dọn dẹp vệ sinh, làm đẹp môi trường đón Tết Ất Tỵ 2025

Những ngày này, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ, đoàn viên, thanh niên tỉnh Gia Lai đang hối hả dọn dẹp vệ sinh, làm đẹp môi trường để chuẩn bị đón Tết Ất Tỵ 2025.
Lửa giận thiêu lý trí, bài học chua cay từ bi kịch cháy quán hát Hà Nội

Lửa giận thiêu lý trí, bài học chua cay từ bi kịch cháy quán hát Hà Nội

Trong giây phút cơn giận lấn át lý trí, nghi phạm Cao Văn Hùng đã tự tay hủy hoại cuộc đời mình, cướp đi sinh mạng của 11 người vô tội, gây phẫn nộ dư luận.
Cuộc đua taxi bay trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Cuộc đua taxi bay trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Để hiện thực 'giấc mơ' taxi bay, nhiều ý kiến cho rằng, cần đưa ra một chiến lược đầu tư cụ thể, bài bản, phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam.
Chỉ thị của Bộ Công Thương về bảo đảm cung cấp điện trong các dịp Lễ, Tết và năm 2025

Chỉ thị của Bộ Công Thương về bảo đảm cung cấp điện trong các dịp Lễ, Tết và năm 2025

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa có Chỉ thị số 15/CT-BCT về việc bảo đảm cung cấp điện trong các dịp Lễ, Tết và các sự kiện chính trị, văn hóa lớn trong năm 2025.
Gia Lai: Lan tỏa chương trình

Gia Lai: Lan tỏa chương trình 'bữa sáng yêu thương' cho học sinh nghèo

Những bạn trẻ với tấm lòng nhân ái không ngừng vận động, quyên góp, thậm chí bỏ tiền túi để mang những 'bữa sáng yêu thương' cho trẻ em nghèo Gia Lai.
Đảng bộ Bộ Công Thương tập huấn nghiệp vụ công tác tổ chức đại hội Đảng các cấp

Đảng bộ Bộ Công Thương tập huấn nghiệp vụ công tác tổ chức đại hội Đảng các cấp

Ngày 18/12, tại Hà Nội, Đảng bộ Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác tổ chức đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Lấy vi phạm để

Lấy vi phạm để 'chạy truyền thông', Tiktoker Dưỡng Dướng Dường quá ngông!

Tuyên bố lấy các bài báo đưa tin về vi phạm kinh doanh của mình để "chạy truyền thông", Tiktoker Dưỡng Dướng Dường quá ngông, quá xem thường pháp luật.
Thư chúc mừng của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gửi Cựu chiến binh, Cựu quân nhân ngành Công Thương

Thư chúc mừng của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gửi Cựu chiến binh, Cựu quân nhân ngành Công Thương

Nhân dịp 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã gửi thư chúc mừng đến Cựu chiến binh, Cựu quân nhân ngành Công Thương.
Cuộc chiến chống tin giả: Thách thức đối với an ninh mạng

Cuộc chiến chống tin giả: Thách thức đối với an ninh mạng

Tin giả (Fake News) hiện nay đang gây 'nhức nhối', ảnh hưởng trực tiếp tới nạn nhân của những tin tức giả cũng như cơ quan quản lý nhà nước trên lĩnh vực này.
Báo Công Thương đạt tốt về mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí

Báo Công Thương đạt tốt về mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí

Báo Công Thương nằm trong số 9 cơ quan khối báo Trung ương đạt tốt theo kết quả đánh giá mức độ trưởng thành chuyển đổi số trong lĩnh vực báo chí Việt Nam 2024.
TP. Hồ Chí Minh: Ấm lòng những tô mì 0 đồng giữa trung tâm Quận 1

TP. Hồ Chí Minh: Ấm lòng những tô mì 0 đồng giữa trung tâm Quận 1

Mở cửa tối thứ 2 đến thứ 6, quán mì 0 đồng của Giáo xứ Mạc Ty Nho (16A Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1, TP. Hồ Chí Minh) là địa chỉ quen thuộc của rất nhiều người.
Bàn về một số vấn đề khi sắp xếp tinh gọn bộ máy: Nhìn từ Đà Nẵng

Bàn về một số vấn đề khi sắp xếp tinh gọn bộ máy: Nhìn từ Đà Nẵng

Chọn năm 2025 là năm tập trung sắp xếp tinh gọn bộ máy thể hiện quyết tâm chính trị cao của TP. Đà Nẵng trong thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 18-NQ/TW.
Chuyện thưởng Tết và góc khuất của nghề freelancer

Chuyện thưởng Tết và góc khuất của nghề freelancer

Nghề freelancer mang đến cho các bạn trẻ sự tự do, linh hoạt trong cuộc sống. Song, họ phải đánh đổi bằng việc thiếu vắng phúc lợi xã hội, bao gồm thưởng Tết.
Nhìn lại 4 “đại án” năm 2024 và tinh thần ‘4 không’ trong chống tham nhũng

Nhìn lại 4 “đại án” năm 2024 và tinh thần ‘4 không’ trong chống tham nhũng

4 “đại án” về tội danh kinh tế, tham nhũng được đưa ra xét xử trong năm 2024 theo đúng kế hoạch đã cho thấy sự kiên quyết của các cơ quan bảo vệ pháp luật.
Thực phẩm chức năng

Thực phẩm chức năng 'nổ' như thuốc chữa bệnh: Phải xử nghiêm hành vi trục lợi

Việc quảng cáo thực phẩm chức năng giống thuốc chữa bệnh để trục lợi để lại những hệ lụy khó lường đối với an toàn và sức khỏe của người dùng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động