Đẩy mạnh xuất khẩu và bình ổn giá gạo trong nước: Bộ Công Thương đã "vào cuộc" kịp thời Đà tăng “phi mã” của giá gạo xuất khẩu có thể sớm được kiềm chế? |
Tỉnh Đồng Nai đang tích cực triển khai nhiệm vụ bình ổn thị trường, đảm bảo nguồn cung lúa, gạo theo chỉ đạo của Bộ Công Thương và UBND tỉnh.
UBND tỉnh Đồng Nai đã có công văn số 8185/UBND-KTNS ngày 11/8/2023 về việc triển khai Công văn số 5102/BCT-TTTN ngày 3/8/2023 của Bộ Công Thương về việc phối hợp triển khai công tác bình ổn thị trường lúa, gạo trong bối cảnh biến động hiện nay.
Giá lúa gạo thời gian qua tăng cao (Minh họa) |
Cụ thể trước tình hình thị trường lúa gạo trong nước liên tục biến động do ảnh hưởng từ thị trường xuất khẩu gạo thế giới, tỉnh Đồng Nai đã triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo công tác bình ổn thị trường, đảm bảo nguồn cung lúa, gạo.
Đối với Sở Công Thương tỉnh Đồng Nai, đề nghị các Sở, ban ngành liên quan phối hợp triển khai thực hiện nhiều giải pháp cần thiết để có phương án chuẩn bị nguồn cung, bảo đảm chất lượng và cân đối cung cầu mặt hàng gạo tại thị trường trong nước, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu của người dân, góp phần bình ổn giá gạo nói riêng và giá lương thực nói chung, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia
Tỉnh Đồng Nai giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì, phối hợp các đơn vị có liên quan rà soát tình hình sản xuất lúa gạo tại địa phương; Thường xuyên thông tin về sản lượng, chủng loại lúa, gạo hàng hóa và dự kiến năng suất, sản lượng thu hoạch trên địa bàn; Định kỳ báo cáo UBND tỉnh (thông qua Sở Công Thương tổng hợp), trước ngày 20 hàng tháng, hoặc đột xuất theo yêu cầu của cơ quan cấp trên; Phối hợp vận động các doanh nghiệp sản xuất lúa gạo đăng ký cam kết tham gia Chương trình bình ổn giá, bình ổn thị trường cùng với tỉnh.
Đối với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Các địa phương tăng cường vận động các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh lúa gạo trên địa bàn tham gia chương trình dưới hình thức vay vốn và không vay vốn; Chỉ đạo các lực lượng chức năng thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát, xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm trong công tác niêm yết giá, an toàn thực phẩm, hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá trái phép… tại các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, cửa hàng tiện ích, cửa hàng tạp hóa, cơ sở kinh doanh; Thường xuyên theo dõi, báo cáo tình hình cung ứng, giá cả hàng hoá lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm… trên địa bàn, kịp thời báo cáo về Sở Công Thương thông tin các mặt hàng thiếu hụt nguồn cung (nếu có) để Sở Công Thương phối hợp với các đơn vị có nguồn hàng điều tiết, phân phối hàng hoá đúng nhu cầu, đối tượng.
Về nhiệm vụ của Cục Quản lý thị trường: Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan tăng cường theo dõi sát tình hình giá gạo, kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, lưu thông, tiêu thụ lúa, gạo trên địa bàn của các thương nhân kinh doanh gạo theo quy định; Xử lý nghiêm các trường hợp đầu cơ, trục lợi bất chính, đẩy giá lúa gạo lên cao bất hợp lý, gây bất ổn thị trường. Phối hợp Cục Xuất nhập khẩu triển khai kiểm tra thi hành pháp luật về kinh doanh xuất khẩu gạo theo quy định tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15/8/2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo.
Bên cạnh đó, các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, chuỗi cửa hàng tiện ích, các đơn vị sản xuất, kinh doanh, đơn vị tham gia bán hàng bình ổn giá cần: Rà soát, kiện toàn kế hoạch tăng cường dự trữ nguồn hàng, nhất là mặt hàng lúa, gạo và các mặt hàng thiết yếu, sẵn sàng cung ứng cho thị trường, thực hiện tốt công tác niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết; Xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh, dự trữ hàng hóa của đơn vị, đảm bảo được nguồn hàng cung cấp cho người tiêu dùng, đặc biệt trong các giai đoạn cao điểm như lễ, tết, thiên tai, dịch bệnh; đăng ký cam kết tham gia chương trình bình ổn giá cùng với tỉnh.
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng thiết yếu, đặc biệt là mặt hàng lúa, gạo: Cần có phương án về nguồn hàng lúa, gạo để bảo đảm cung ứng cho thị trường từ nay đến cuối năm 2023 và giai đoạn Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 với giá bình ổn. Trường hợp có biến động bất thường, biến động cung cầu mặt hàng gạo phải kịp thời thông tin, báo cáo về Sở Công Thương.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trên khi có khó khăn, vướng mắc, Sở Công Thương tỉnh Đồng Nai sẵn sẵng hỗ trơ các đơn vị để kịp thời xử lý tình huống hoặc báo cáo UBND tỉnh trong trường hợp vượt thẩm quyền Sở Công Thương.