GREENFEED Việt Nam vào bảng xếp hạng Top 100 Doanh nghiệp bền vững năm 2022 |
Cụ thể GREENFEED Việt Nam đã xác định rõ phát triển bền vững là chiến lược giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn 2030 của công ty.
![]() |
Năm 2022, GREENFEED Việt Nam tự hào là Top 100 doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam |
Năm 2015, Liên Hiệp Quốc đề ra 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDG), làm kim chỉ nam cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trên toàn thế giới. Trong bối cảnh đó, cộng đồng doanh nghiệp cũng bắt đầu tìm kiếm và không ngừng phát triển ý tưởng nhằm thúc đẩy kinh doanh bền vững dựa trên các mục tiêu này.
Phát triển bền vững là hành trình phấn đấu của GREENFEED Việt Nam ngay từ những ngày đầu thành lập. Trải qua gần 20 năm hoạt động, công ty đã từng bước thử nghiệm và ứng dụng thành công nhiều sáng kiến nổi bật trên toàn Tập đoàn, tập trung vào kinh doanh, phát triển nguồn nhân lực, xử lý chất thải cũng như hỗ trợ cộng đồng, hướng đến tạo dựng sự cân bằng giữa giá trị kinh tế, môi trường và xã hội.
Chuyển đổi kinh doanh và vận hành theo hướng bền vững
Tại GREENFEED, hoạt động kinh doanh ngày càng được phát triển để phù hợp hơn với 2 mục tiêu phát triển bền vững, gồm mục tiêu số 8 - Công việc tốt và tăng trưởng kinh tế, và mục tiêu số 12 (Tiêu thụ và sản xuất có trách nhiệm). Nhờ định hướng chiến lược đúng đắn mà trong suốt thời gian biến động do dịch bệnh, GREENFEED vẫn giữ được thế chủ động, vững vàng trên toàn chuỗi cung ứng. Giai đoạn 2019-2022 cũng là thời điểm chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ của Tập đoàn khi triển khai có hiệu quả các sáng kiến chuyển đổi số trong vận hành doanh nghiệp. Theo báo cáo 9 tháng đầu năm 2022, quá trình số hóa trên chuỗi 3F Plus (FEED - FARM - FOOD) đã giúp GREENFEED giảm 30% chi phí quản lý và vận hành hệ thống, giảm 400% thời gian nâng cấp/cấu hình hạ tầng và quản trị theo nhu cầu, tăng 100% tự động hóa báo cáo quản trị bằng dashboard.
Với ngành thức ăn chăn nuôi (FARM), GREENFEED cũng ra mắt thành công DigiFarm - Ứng dụng quản lý vận hành trại từ xa, giúp nhà đầu tư và người chăn nuôi tự động hóa khâu quản lý trang trại, góp phần nâng cao hiệu quả, giảm rủi ro vận hành và an toàn sinh học, tối ưu hiệu suất chăn nuôi. Trong khi đó, ngành thực phẩm (FOOD) đã giới thiệu ứng dụng G Kitchen và mở rộng kênh bán hàng ra các trang thương mại điện tử để đáp ứng nhu cầu mua sắm đa dạng, tiện lợi cho người tiêu dùng. Đặc biệt, trên mỗi bao bì sản phẩm thịt mát của thương hiệu G Kitchen sẽ có mã QR, cho phép người mua truy xuất tất cả thông tin về nguồn thịt, giống heo, nhà cung cấp con giống, trang trại, nguồn thức ăn, thời gian tiêm vắc-xin lần cuối, thời gian xuất trại, giết mổ, đóng gói cùng tiêu chuẩn bảo quản.
![]() |
Ứng dụng DigiFarm là một trong những giải pháp công nghệ hàng đầu của GREENFEED, giúp nâng cao hiệu suất chăn nuôi |
Thực hành kinh tế tuần hoàn, hướng đến “Net Zero” vào năm 2050
Với lợi thế từ chuỗi 3F Plus (FEED - FARM - FOOD), GREENFEED từng bước tiếp cận, chuyển đổi và ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn (KTTH) để tạo ra “cuộc đời mới” cho chất thải sản xuất nông nghiệp, đóng góp vào 5 mục tiêu phát triển bền vững gồm mục tiêu 7, 9, 11, 12, 13 của Liên Hợp Quốc, liên quan đến công nghiệp sáng tạo, môi trường, khí hậu và năng lượng sạch.
![]() |
Vườn mít xanh mướt nhờ phân bón hữu cơ - thành quả từ quá trình xử lý chất thải chăn nuôi heo |
Tại trại thuộc ngành chăn nuôi của GREENFEED, nguồn chất thải sẽ được đưa qua hệ thống xử lý và thu hồi khí biogas để chạy máy phát điện, phần chất thải rắn được sử dụng để ủ composting làm phân bón hay nuôi trùn quế. Phân bón hữu cơ từ mô hình trùn quế được cung cấp cho các nhà vườn, nông dân để bón cho cây trồng hoặc dùng cho vùng đệm xanh quanh trại. Quá trình này không chỉ giúp GREENFEED xử lý hiệu quả chất thải chăn nuôi mà còn tạo ra sản phẩm giá trị gia tăng cho người chăn nuôi và cộng đồng địa phương. GREENFEED cũng là doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng thành công mô hình xử lý chất thải phân heo bằng trùn quế với 3 dòng sản phẩm phân trùn hữu cơ được người nông dân tin dùng.
Bên cạnh đó, GREENFEED còn đặt mục tiêu đạt phát thải ròng về 0 (Net Zero) vào năm 2050 theo định hướng tăng trưởng xanh của quốc gia. Trong đó, sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên và giảm nhựa là những trọng tâm bước đầu của Tập đoàn. Thay vì sử dụng bao bì nhựa thông thường, thương hiệu cơm tấm G●LALA thuộc ngành thực phẩm đã triển khai sáng kiến dùng hộp cơm làm từ bã mía, giúp giảm thiểu 60% lượng nhựa thải ra môi trường so với bao bì nhựa thông thường. Ngành thức ăn chăn nuôi cũng góp sức khi thực hiện lưu trữ và vận chuyển cám bằng hệ thống silo, ước tính giảm 400 tấn bao bì nhựa năm 2022. Tại trang trại, GREENFEED cũng triển khai điện mặt trời áp mái và chuyển sang sử dụng nhiên liệu biomass để vận hành lò hơi nhằm tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo, góp phần giảm phát thải khí nhà kính.
Phát triển cộng đồng từ những giá trị lành sẻ chia
Trên hành trình phát triển bền vững của GREENFEED, không thể thiếu những nỗ lực hỗ trợ cộng đồng, đặc biệt là đối tượng phụ nữ và trẻ em, góp phần thúc đẩy mục tiêu giảm bất bình đẳng, xóa đói nghèo, và giáo dục có chất lượng của Liên Hợp Quốc. Tiêu biểu là các chương trình như Tiếp Sức Nhà Nông, Bữa Ăn Trọn Vẹn, Chia Ngon Sẻ Lành - Đồng Hành Chống Dịch, v.v..
Tính đến nay, GREENFEED đã góp phần giúp gần 2.500 phụ nữ nông thôn vươn lên tự chủ kinh tế, hơn 3.000 trẻ em tại 38 mái ấm trên cả nước cải thiện chế độ dinh dưỡng thông qua 1,9 triệu bữa ăn lành, ngon. Trong thời điểm dịch bệnh, GREENFEED đã ủng hộ 20 tỷ đồng vào Quỹ Vắc-xin phòng, chống COVID-19, trao gửi hơn 12.000 sản phẩm thực phẩm cho người dân tại khu vực cách ly và lực lượng tuyến đầu chống dịch, trao 333 học bổng cho trẻ em mồ côi sau dịch bệnh, lan tỏa điều lành trong cộng đồng.
Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, tập đoàn GREENFEED vừa được vinh danh trong Top 100 Doanh nghiệp bền vững năm 2022. Hành trình phát triển bền vững của doanh nghiệp này sẽ còn tiếp tục với những mục tiêu mới - trở thành một trong những doanh nghiệp bền vững hàng đầu trong lĩnh vực Nông nghiệp - Thực phẩm, góp phần kiến tạo và lan tỏa những giá trị tích cực cho cộng đồng, xã hội.