Tín dụng vừa thoát đáy, ngân hàng kỳ vọng tăng trưởng bình quân 3,8% trong quý II

Các tổ chức tín dụng kỳ vọng dư nợ tín dụng toàn hệ thống tăng bình quân 3,8%, trong quý II/2024, đồng thời, lợi nhuận trước thuế phục hồi từ quý này.
Tín dụng thoát tăng trưởng âm Chính phủ chỉ đạo triển khai thi hành Luật Các tổ chức tín dụng Tiếp cận nguồn vốn tín dụng vẫn là rào cản với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Kỳ vọng tín dụng tăng bình quân 3,8% trong quý II/2024

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 25/3, huy động vốn của các tổ chức tín dụng giảm 0,76% so với cuối năm 2023 (cùng thời điểm năm 2023 tăng 1,17%); tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 0,26% (cùng thời điểm năm 2023 tăng 1,99%). Ngân hàng Nhà nước cho biết, tiếp nối đà giảm lãi suất từ cuối năm 2023, xu hướng giảm lãi suất huy động và cho vay của các ngân hàng thương mại tiếp tục được duy trì. Lãi suất cho vay bình quân của ngân hàng thương mại trong nước đối với các khoản cho vay mới và cũ còn dư nợ ở mức 7,7 - 9,9%/năm. Tín dụng tiếp tục được định hướng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và động lực tăng trưởng, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của người dân, doanh nghiệp…

Còn theo kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các tổ chức tín dụng vừa được Vụ Dự báo thống kê (Ngân hàng Nhà nước) đưa ra cho thấy, tỷ lệ tổ chức tín dụng nhận định nhu cầu vay vốn của khách hàng trong quý I/2024 là “cải thiện” đạt mức thấp hơn so với nhận định và kỳ vọng tại kỳ điều tra trước.

Tại thời điểm cuối quý I/2024, nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp tiếp tục được các tổ chức tín dụng nhận định ở mức cao hơn nhu cầu vay vốn của khách hàng cá nhân và tổ chức tín dụng khác. Nhu cầu gửi tiền, sử dụng dịch vụ thanh toán và thẻ được nhận định tiếp tục “cải thiện” ở mức thấp trong quý I/2024 so với quý trước nhưng vẫn cao hơn nhu cầu vay vốn trong cùng kỳ.

Tuy nhiên, các tổ chức tín dụng dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng có thể “cải thiện” tốt hơn trong quý II/2024 và trong cả năm 2024 do kỳ vọng nền kinh tế có diễn biến tích cực, ngành sản xuất, xuất khẩu dần phục hồi, trong đó nhu cầu vay vốn được kỳ vọng “cải thiện” nhiều hơn nhu cầu gửi tiền và thanh toán.

Tiền gửi vào ngân hàng đạt kỷ lục hơn 12,8 triệu tỷ đồng. Ảnh minh họa
Các tổ chức tín dụng dự báo mặt bằng lãi suất huy động - cho vay trong quý II/2024 và năm 2024 tiếp tục ở mức thấp

Theo nhận định của các tổ chức tín dụng, thanh khoản của hệ thống ngân hàng trong quý I/2024 tiếp tục duy trì trạng thái “tốt”, cải thiện tích cực hơn dự kiến. Các tổ chức tín dụng dự báo tình hình thanh khoản sẽ vẫn tiếp tục dồi dào và cải thiện trong qúy II/2024 và cả năm 2024 so với năm 2023.

Các tổ chức tín dụng dự báo mặt bằng lãi suất huy động - cho vay trong quý II/2024 và năm 2024 tiếp tục ở mức thấp và thay đổi không đáng kể so với kỳ trước. Trong quý I/2024, các tổ chức tín dụng cho biết, tiếp tục điều chỉnh giảm giá bình quân các sản phẩm, dịch vụ đúng như dự kiến ở kỳ điều tra trước, đồng thời dự kiến “giảm nhẹ” giá bình quân sản phẩm, dịch vụ trong quý II/2024 và cả năm 2024 (trái với kỳ vọng về xu hướng “tăng nhẹ” trong năm 2024 ghi nhận ở kỳ điều tra trước), trong đó, các tổ chức tín dụng dự kiến tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất biên hơn so với phí dịch vụ.

Giá bình quân sản phẩm, dịch vụ tài chính chỉ được dự báo tăng nhẹ trở lại trong năm 2025. Mặt bằng rủi ro tổng thể của các nhóm khách hàng được các tổ chức tín dụng nhận định tiếp tục tăng trong quý I/2024 và được dự báo tiếp tục tăng trong quý II/2024 nhưng với xu hướng tăng chậm lại.

Tại kỳ điều tra này, các tổ chức tín dụng dự báo mặt bằng rủi ro tiếp tục “tăng” trong năm 2024 (trái với kỳ vọng về mặt bằng rủi ro “giảm” tại kỳ điều tra trước), nhưng xu hướng tăng chậm lại so với năm 2023. Dự báo về mức độ rủi ro trong năm 2025 so với năm 2024, các tổ chức tín dụng kỳ vọng xu hướng “giảm nhẹ” rủi ro với tỷ lệ 32,1% tổ chức tín dụng kỳ vọng “giảm”; 48,1% tổ chức tín dụng quan ngại rủi ro “tăng”; 19,8% tổ chức tín dụng dự báo “ổn định”.

Huy động vốn toàn hệ thống tổ chức tín dụng được kỳ vọng tăng bình quân 3,5% trong quý II/2024 và tăng 9,9% trong năm 2024, thấp hơn mức kỳ vọng 12% ghi nhận tại kỳ điều tra trước. Dư nợ tín dụng toàn hệ thống tổ chức tín dụng được kỳ vọng tăng bình quân 3,8% trong quý II/2024 và tăng 13,6% trong năm 2024, điều chỉnh giảm 0,6 điểm phần trăm so với mức dự báo 14,2% tại kỳ điều tra trước.

Các tổ chức tín dụng cho biết tỷ lệ nợ xấu/dư nợ tín dụng chưa đạt được xu hướng “giảm nhẹ” như kỳ vọng tại thời điểm cuối năm 2023, trong quý I/2024 tiếp tục có biểu hiện “tăng nhẹ” nhưng xu hướng này được nhận định thu hẹp đáng kể so với quý IV/2023. Tuy nhiên, các tổ chức tín dụng kỳ vọng tỷ lệ nợ xấu sẽ giảm trong quý II/2024.

Sản xuất dệt may tại Việt Nam, điểm sáng trong nền kinh tế Châu Á. Nguồn ảnh: Maika Elan, Bloomberg.
Trước những bất định toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam vẫn được đánh giá lạc quan hơn về tốc độ phục hồi sản xuất kinh doanh

86,2% tổ chức tín dụng kỳ vọng lợi nhuận trước thuế tăng trưởng dương

Cũng theo kết quả điều tra, tình hình kinh doanh tổng thể và lợi nhuận trước thuế của hệ thống ngân hàng trong quý I/2024 chưa được như nhận định và kỳ vọng của các tổ chức tín dụng tại kỳ điều tra trước.

Các tổ chức tín dụng kỳ vọng tình hình kinh doanh sẽ khả quan hơn trong quý II/2024 nhưng vẫn thận trọng khi kỳ vọng cho cả năm 2024 với 70,9 - 72,7% tổ chức tín dụng kỳ vọng tình hình kinh doanh cải thiện hơn trong quý II và cả năm 2024.

Theo đó, các tổ chức tín dụng kỳ vọng lợi nhuận trước thuế có thể phục hồi từ quý II/2024 với 57,3% tổ chức tín dụng kỳ vọng lợi nhuận trước thuế tăng trưởng so với quý I/2024, 30,9% tổ chức tín dụng kỳ vọng “không đổi” và 11,8% tổ chức tín dụng lo ngại kết quả hoạt động kinh doanh suy giảm.

Trong năm 2024, 86,2% tổ chức tín dụng kỳ vọng lợi nhuận trước thuế tăng trưởng dương so với năm 2023, bên cạnh đó, vẫn có 10,1% tổ chức tín dụng lo ngại lợi nhuận tăng trưởng âm trong năm 2024 và 3,7% ước tính lợi nhuận không thay đổi.

Trong quý I/2024, các tổ chức tín dụng đánh giá các nhân tố nội tại tiếp tục có cải thiện so với quý trước, và dự kiến tiếp tục cải thiện trong cả năm 2024, chủ yếu là do nhân tố “Chính sách lãi suất, tín dụng, tỷ giá của đơn vị” với 73,6% tổ chức tín dụng đánh giá là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng tích cực tới tình hình kinh doanh của đơn vị trong quý I và dự kiến cho cả năm 2024 (tương tự kết quả điều tra của các quý năm 2023).

Trong khi đó, vẫn có 5,6% tổ chức tín dụng lo ngại tổng thể các nhân tố nội tại làm “suy giảm” tình hình kinh doanh của đơn vị trong năm 2024, chủ yếu là do nhân tố “Năng lực tài chính của đơn vị” cùng với “Chính sách và dịch vụ chăm sóc khách hàng của đơn vị”.

Các tổ chức tín dụng đánh giá “Chính sách tín dụng, lãi suất và tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước” tiếp tục là nhân tố khách quan quan trọng nhất giúp “cải thiện” tình hình kinh doanh của tổ chức tín dụng trong quý IV/2024 và kỳ vọng cho cả năm 2024, sau đó đến “Điều kiện kinh doanh và tài chính của khách hàng” và “Cầu của nền kinh tế đối với sản phẩm dịch vụ của đơn vị”.

Trong khi đó, “Sự cạnh tranh từ các tổ chức tín dụng khác” tiếp tục được đánh giá là nhân tố quan trọng nhất tác động tiêu cực làm “suy giảm” tình hình kinh doanh của tổ chức tín dụng trong quý I/2024 và dự kiến cả năm 2024.

Theo nhận định của các tổ chức tín dụng, tình hình lao động, việc làm của ngành tài chính ngân hàng trong quý I/2024 tiếp tục cải thiện nhưng tốc độ chậm lại. Các tổ chức tín dụng kỳ vọng tình hình lao động sẽ diễn biến tích cực hơn trong quý II/2024 và cả năm 2024.

Năm 2024, các tổ chức quốc tế đưa ra các dự báo về tăng trưởng kinh tế toàn cầu tiếp tục chậm ở năm thứ 3 liên tiếp; nhiều nền kinh tế phát triển đều bị hạ điểm phần trăm tăng trưởng, do tổng cầu phục hồi yếu, tác động của lạm phát cao, lãi suất neo ở mức cao và các căng thẳng chính trị, thương mại tiếp tục ảnh hưởng đến các hoạt động thương mại xuyên biên giới. Trước những bất định toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam vẫn được đánh giá lạc quan hơn về tốc độ phục hồi sản xuất kinh doanh và tăng trưởng kinh tế trong khu vực Đông Nam Á.

Quý I/2024, tăng trưởng kinh tế vĩ mô của Việt Nam ước tăng 5,66%. Theo Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng GDP quý I năm nay cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020 - 2023 (mức tăng lần lượt là 3,21%; 4,85%; 5,12%; 3,41%). Cả 3 khu vực kinh tế đều tăng trưởng dương trong quý I/2024 (khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,98%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,28%; khu vực dịch vụ tăng 6,12%). Sản xuất kinh doanh phục hồi, dù tốc độ vẫn còn chậm, nhưng đây là điều kiện để thúc đẩy tăng trưởng năm 2024.

Ngân Thương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tổ chức tín dụng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Phối hợp đảm bảo an ninh an toàn lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, tài chính quốc gia

Phối hợp đảm bảo an ninh an toàn lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, tài chính quốc gia

Chiều 26/11, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Công an tổ chức Lễ ký kết Quy chế phối hợp nhằm đảm bảo an ninh an toàn lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, tài chính quốc gia.
Thống đốc Ngân hàng giao nhiệm vụ  cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong giai đoạn mới

Thống đốc Ngân hàng giao nhiệm vụ cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong giai đoạn mới

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng biểu dương và ghi nhận thành tích mà các thế hệ lãnh đạo, người lao động Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đạt được 25 năm qua
Sắp diễn ra tọa đàm

Sắp diễn ra tọa đàm 'Thúc đẩy tài chính xanh - Hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam'

Sáng ngày 27/11, tại Hà Nội, Báo Công Thương tổ chức tọa đàm với chủ đề "Thúc đẩy tài chính xanh - Hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam".
Cổ phiếu của Quốc Cường Gia Lai tăng trần sau tin bà Nguyễn Thị Như Loan được tại ngoại

Cổ phiếu của Quốc Cường Gia Lai tăng trần sau tin bà Nguyễn Thị Như Loan được tại ngoại

Kết phiên giao dịch hôm nay, cổ phiếu QCG của Quốc Cường Gia Lai tăng trần sau công bố tin bà Nguyễn Thị Như Loan – nguyên Tổng giám đốc công ty được tại ngoại.
Thúc đẩy tài chính xanh sẽ là "con đường" cho mục tiêu Net Zero

Thúc đẩy tài chính xanh sẽ là "con đường" cho mục tiêu Net Zero

Với xu hướng phát triển kinh tế xanh, Việt Nam đang hướng tới mục tiêu Net Zero bằng cách kết hợp công nghệ xử lý chất thải tiên tiến và thúc đẩy tài chính xanh

Tin cùng chuyên mục

Sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Phương án nào là phù hợp?

Sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Phương án nào là phù hợp?

Sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt cần bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và nuôi dưỡng được nguồn thu.
Việc sửa đổi Biểu thuế thu nhập cá nhân sẽ được nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng

Việc sửa đổi Biểu thuế thu nhập cá nhân sẽ được nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án Luật thuế thu nhập cá nhân (thay thế) để phù hợp với thực tiễn, đáp ứng các yêu cầu về cải cách thuế thu nhập cá nhân.
LPBank ra mắt giải pháp ưu việt

LPBank ra mắt giải pháp ưu việt 'Tài khoản sinh lời lộc phát'

Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) chính thức ra mắt tính năng mới “Sinh lời Lộc Phát” trên ứng dụng LPBank.
Đầu tư bền vững: Bảo vệ tương lai từ những quyết định hôm nay của bạn

Đầu tư bền vững: Bảo vệ tương lai từ những quyết định hôm nay của bạn

Đầu tư bền vững cho tương lai cũng như cách đánh bắt các con cá trưởng thành, để lại các con cá nhỏ để chúng sinh trưởng và phát triển.
Dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024

Dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024

Các chuyên gia phân tích của VDSC cho rằng, bộ đệm để ứng phó với áp lực tỷ giá là dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024 (khoảng 8-10 tỷ USD).
Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia: Cần phương án hài hòa để đạt được các mục tiêu

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia: Cần phương án hài hòa để đạt được các mục tiêu

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với ngành bia cần một phương án hài hòa để đạt được mục tiêu tăng thu ngân sách mà vẫn bảo vệ sức khỏe, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Prudential ứng dụng AI giúp tối ưu hóa quy trình chi trả

Mới đây, Prudential ứng dụng công nghệ OCR thế hệ mới tự động hóa quy trình chi trả cho các yêu cầu chi trả quyền lợi bảo hiểm cấp thiết.
Bảo hiểm Agribank nâng mức chi trả Bảo An tín dụng lên 1 tỷ đồng: khách hàng luôn được bảo vệ tốt nhất

Bảo hiểm Agribank nâng mức chi trả Bảo An tín dụng lên 1 tỷ đồng: khách hàng luôn được bảo vệ tốt nhất

Bảo hiểm Agribank, chính thức nâng mức chi trả tối đa của sản phẩm Bảo An tín dụng lên 1 tỷ đồng (tăng gấp đôi so với mức chi trả hiện nay).
Thẻ tín dụng LPBank -

Thẻ tín dụng LPBank - 'Bí kíp' chi tiêu thông minh cuối năm

Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam (LPBank) mang đến những ưu đãi vượt trội từ thẻ tín dụng quốc tế, giúp khách hàng tận hưởng trọn vẹn niềm vui mua sắm cuối năm.

'Giấc mơ hồng' Bitcoin: Càng sát mốc kỷ lục 100.000 USD, nhà đầu tư càng nên cẩn trọng

Tâm lý FOMO đang bao trùm thị trường tiền điện tử, tạo cú hích cho Bitcoin tiến sát mốc lịch sử 100.000 USD. Hơn lúc nào hết, nhà đầu tư cần giữ sự tỉnh táo.
VietinBank duy trì đà tăng trưởng CASA, tối ưu hóa nguồn vốn huy động, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh

VietinBank duy trì đà tăng trưởng CASA, tối ưu hóa nguồn vốn huy động, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh

Quy mô CASA tại VietinBank vẫn trong nhóm Top đầu thị trường và dần cải thiện về tỷ trọng trong nguồn vốn huy động của khách hàng, góp phần cải thiện NIM .
Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn: Lộ trình nào phù hợp?

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn: Lộ trình nào phù hợp?

Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đối với đồ uống có cồn đang thu hút khá nhiều luồng ý kiến, trong đó lộ trình thực hiện rất được quan tâm.
Làm thế nào để không phát sinh phí SMS Banking khi giao dịch?

Làm thế nào để không phát sinh phí SMS Banking khi giao dịch?

Thay vì tính một mức phí SMS Banking cố định hàng tháng như trước, hiện nhiều ngân hàng đã chuyển sang tính phí theo số lượng tin nhắn thực tế phát sinh.
Đà Nẵng: Thúc đẩy đầu tư xanh và thị trường tài chính xanh hướng tới mục tiêu Net Zero

Đà Nẵng: Thúc đẩy đầu tư xanh và thị trường tài chính xanh hướng tới mục tiêu Net Zero

Chuyển đổi xanh là xu hướng tất yếu của toàn cầu. Cần phải có những ưu tiên thúc đẩy tài chính xanh để giải quyết vấn đề thiếu nguồn lực cho tăng trưởng xanh.
Từ 1/1/2025, ứng dụng Mobile Banking không được ghi nhớ mật khẩu

Từ 1/1/2025, ứng dụng Mobile Banking không được ghi nhớ mật khẩu

Thông tư 50 của Ngân hàng Nhà nước quy định, từ ngày 1/1/2025, ứng dụng Mobile Banking không được có chức năng ghi nhớ mã khóa bí mật truy cập (mật khẩu).
Triển khai xác thực khách hàng số tại các cơ sở cầm đồ ở Thành phố Hồ Chí Minh

Triển khai xác thực khách hàng số tại các cơ sở cầm đồ ở Thành phố Hồ Chí Minh

Việc xác thực thông tin khách hàng vay cầm cố tài sản dựa trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đem lại lợi ích cho cả cơ quan quản lý lẫn đơn vị cho vay.
Thu ngân sách nhà nước 2024 dự báo sẽ về đích trước hẹn

Thu ngân sách nhà nước 2024 dự báo sẽ về đích trước hẹn

Sự phục hồi nhu cầu trong nước và xuất nhập khẩu hàng hóa trong bối cảnh lạm phát cao đã gia tăng thu ngân sách. Dự báo, thu ngân sách 2024 về đích trước hẹn.
Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt và chống buôn lậu thuốc lá - những vấn đề đặt ra

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt và chống buôn lậu thuốc lá - những vấn đề đặt ra

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá cần lộ trình hợp lý, kết hợp xử lý nghiêm vi phạm, nâng cao nhận thức cộng đồng là giải pháp cần áp dụng đồng bộ.
VietinBank giành cú đúp giải thưởng về Báo cáo thường niên tại VLCA 2024

VietinBank giành cú đúp giải thưởng về Báo cáo thường niên tại VLCA 2024

Báo cáo thường niên của VietinBank được tăng cường nội dung, gia tăng hàm lượng thông tin liên quan đến kinh doanh, thực hành ESG để đảm bảo tính minh bạch.
Ngành ngân hàng tiên phong trong áp dụng các tiêu chuẩn ESG

Ngành ngân hàng tiên phong trong áp dụng các tiêu chuẩn ESG

Đi đầu trong việc áp dụng các tiêu chuẩn ESG, ngành ngân hàng đã có nhiều giải pháp, định hướng, chỉ đạo liên quan tới ESG trong hoạt động ngân hàng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động