Số ca mắc Covid-19 tăng cao, Bộ Y tế ban hành công văn tăng cường công tác thu dung, điều trị bệnh Ngày 18/4: Số ca mắc Covid-19 mới tăng lên 1.522 ca; hơn 100 ca phải thở ô xy |
Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 11.535.787 ca nhiễm Covid-19, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ. Số bệnh nhân đang thở ô xy là 111 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ 88 ca; thở ô xy dòng cao HFNC 9 ca; thở máy xâm lấn 14 ca.
Đến chiều tối ngày 19/4, số ca mắc Covid-19 mới trên cả nước đã lên tới 2.159 ca |
Đến thời điểm này, nhiều địa phương đã xuất hiện ổ dịch mới. Cụ thể, tại Hải Dương, trong ngày hôm qua (18/4), địa phương này ghi nhận 104 ca mắc mới. Trong đó, số ca mắc tập trung nhiều nhất ở TP. Hải Dương, huyện Ninh Giang, TP. Chí Linh, huyện Thanh Hà, thị xã Kinh Môn. Hầu hết các bệnh nhân chỉ có triệu chứng sốt, ho, ngạt mũi.
TP. Hồ Chí Minh số ca mắc cũng đang có chiều hướng gia tăng. Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh nhận định, cả nước sắp bước vào kỳ nghỉ lễ dài cuối tháng 4 sẽ thúc đẩy sự gia tăng đi lại, giao lưu, tiếp xúc gây tăng nguy cơ làm mức độ lây nhiễm Covid-19.
Hiện Tổ chức Y tế thế giới vẫn đánh giá Covid-19 là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế trong bối cảnh tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình dịch, sự biến đổi, xuất hiện của các chủng virus, các biến thể mới trong tương lai, vì vậy các địa phương, đặc biệt những nơi có khu du lịch đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân, du khách cần đề phòng dịch và có biện pháp phòng chống dịch Covid-19.
Là một trong những điểm du lịch dự kiến thu hút đông du khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 tới, TS.BS Mai Văn Mười - Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam cho biết, số ca mắc Covid-19 trên địa bàn những ngày gần đây chỉ ghi nhận từ 5 -10 ca/tuần, tăng nhẹ so với thời gian trước. Tuy nhiên, để tăng cường phòng, chống dịch bệnh Covid-19, Sở Y tế đã chỉ đạo các cơ sở y tế trong toàn tỉnh tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác và thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch.
Đồng thời, thúc đẩy tiêm vaccine phòng Covid-19 đạt mục tiêu đề ra; chủ động giám sát, theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với các tình huống có thể xảy ra.
Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 tại các cơ sở giáo dục, giám sát tại cửa khẩu, cơ sở y tế và tại cộng đồng để phát hiện sớm, xử lý kịp thời, không để dịch bệnh lây lan ra cộng đồng.
Tổ chức tốt việc thu dung, cấp cứu, chăm sóc, điều trị hiệu quả các trường hợp mắc bệnh, đặc biệt với nhóm nguy cơ cao như phụ nữ có thai, người mắc bệnh nền, người cao tuổi, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp tử vong và thực hiện nghiêm việc kiểm soát nhiễm khuẩn, không để lây nhiễm chéo trong các cơ sở điều trị...