Tin Công Thương 21/5: Xuất khẩu gạo thu về 1,78 tỷ USD

Ngày 21/5, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Tin Công Thương 16/5: Gỡ điểm nghẽn xuất khẩu nông sảnTin Công Thương 19/5: Cà phê Việt hướng mốc 7 tỷ USDTin Công Thương 20/5: Thị trường trong nước - 'phao' an toàn cho doanh nghiệp khi xuất khẩu gặp khó

Lĩnh vực năng lượng

Báo Kinh tế đô thị hôm nay ngày 21/5, đăng tải thông tin: "Giảm thuế VAT xăng dầu – tạo hiệu ứng tốt tới cả nền kinh tế".

Xăng, dầu là mặt hàng thiết yếu, đầu vào của nhiều ngành sản xuất, vì vậy, việc giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) cho mặt hàng này được kỳ vọng sẽ giúp bình ổn giá xăng, dầu, tạo hiệu ứng tốt lan tỏa tới cả nền kinh tế.

Lần đầu tiên xăng, dầu được đề xuất giảm thuế VAT.
Lần đầu tiên, xăng, dầu được đề xuất giảm thuế VAT.

Tại Kỳ họp thứ 9, Chính phủ đã trình Quốc hội Tờ trình về dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế VAT. Điểm mới đáng chú ý là đề xuất giảm thuế VAT với xăng, dầu từ 10% xuống 8%, áp dụng trong giai đoạn từ 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026. Đây là lần đầu tiên mặt hàng xăng vốn thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được đưa vào nhóm hàng hóa được giảm thuế VAT.

Lĩnh vực xuất nhập khẩu

Báo Đầu tư đưa tin:"Xuất khẩu gạo thu về 1,78 tỷ USD sau 4 tháng đầu năm 2025".

4 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu gạo đạt trên 3,43 triệu tấn, tương đương gần 1,77 tỷ USD, tăng 8,1% về lượng nhưng giảm 13,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2024. Giá xuất khẩu gạo trung bình 4 tháng đầu năm 2025 đạt 515 USD/tấn, giảm 19,8% so với cùng kỳ năm 2024, nhưng đà giảm này đã được các chuyên gia và doanh nghiệp dự báo từ trước. Các doanh nghiệp cho hay, giá gạo xuất khẩu đã bước vào chu kỳ điều chỉnh mạnh kể từ cuối năm 2024, do nguồn cung toàn cầu tăng sau khi Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu.

Giá gạo xuất khẩu trung bình 4 tháng đầu năm 2025 giảm 19,8% so với cùng kỳ năm 2024

Việc Ấn Độ đẩy mạnh xuất khẩu để giảm tồn kho kỷ lục, có thể khiến giá gạo toàn cầu sẽ duy trì ở mức thấp trong thời gian tới. Điều này đặt ra thách thức không nhỏ cho các nhà xuất khẩu Việt Nam trong nỗ lực duy trì lợi nhuận, thị phần. Trong báo cáo mới nhất, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo sản lượng gạo toàn cầu trong niên vụ 2025 - 2026 tăng 1 triệu tấn so với niên vụ 2024 - 2025, lên mức kỷ lục mới là 538,7 triệu tấn.

USDA cho rằng, sản lượng tăng nhưng tình trạng thiếu hụt nguồn cung có thể quay trở lại vì nhu cầu tiêu thụ tăng thêm tới 6,1 triệu tấn. Thương mại gạo toàn cầu dự kiến tiếp tục gia tăng trong năm 2025 và 2026 với khối lượng lần lượt đạt 60,5 triệu tấn và 61,3 triệu tấn.

Trên Thời báo Ngân hàng có bài: "Xuất khẩu cá tra khởi sắc: Cần chiến lược chế biến sâu để nâng giá trị".

Sau giai đoạn khó khăn vì đại dịch và biến động kinh tế toàn cầu, xuất khẩu cá tra của Việt Nam đang ghi nhận những tín hiệu phục hồi tích cực. Tuy nhiên, để phát triển bền vững và nâng cao giá trị sản phẩm, ngành cá tra cần chuyển mình mạnh mẽ hơn nữa với chiến lược tập trung vào chế biến sâu.

Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP cho biết, các thị trường như Trung Đông, châu Phi và UAE cũng đang có mức tăng trưởng tốt. Đây là tín hiệu đáng mừng khi ngành cá tra đang từng bước mở rộng sang các thị trường mới nổi, giảm phụ thuộc vào một vài thị trường truyền thống.

Bên cạnh những tín hiệu vui, nhiều chuyên gia cho rằng ngành cá tra vẫn đang đối mặt với một “trần giá trị” nếu không thay đổi cách tiếp cận thị trường. Nguyên nhân là do phần lớn sản phẩm xuất khẩu hiện nay vẫn là hàng sơ chế, chủ yếu là fillet đông lạnh, với giá trị gia tăng thấp.

Báo Đầu tư đăng tải thông tin: "Giảm thuế xuất khẩu clanhke xi măng hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững".

Chính phủ quyết định giảm thuế xuất khẩu clanhke xi măng từ 10% xuống 5% đến hết 2026, giúp doanh nghiệp điều chỉnh sản xuất, xử lý tồn kho, vượt khó khăn xuất khẩu, đồng thời thúc đẩy ngành xi măng phát triển ổn định và bền vững. Như vậy, việc giảm thuế suất thuế xuất khẩu clanhke xi măng trong giai đoạn 2025 - 2026 sẽ giúp doanh nghiệp có thêm thời gian điều chỉnh sản xuất, xử lý tồn kho và vượt qua khó khăn. Đồng thời, hỗ trợ ngành xi măng duy trì ổn định và phát triển bền vững trong bối cảnh thị trường xuất khẩu đầy thách thức.

Bên cạnh sự hỗ trợ về chính sách, các doanh nghiệp ngành xi măng cũng tập trung áp dụng tiến bộ kỹ thuật, giảm chi phí sản xuất, phát triển các loại xi măng chuyên dụng và tận dụng nguồn nhiệt thải để sản xuất điện nhằm nâng cao hiệu quả và cạnh tranh.

Lĩnh vực thương mại điện tử

Trang hanoionline.vn đưa tin: "Cơ hội cho doanh nghiệp thương mại điện tử xuyên biên giới".

Theo các đại biểu tại tọa đàm do Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức vào sáng 20/5, chuyển đổi xanh không chỉ đáp ứng yêu cầu thị trường mà còn giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín và hình ảnh thương hiệu, thể hiện trách nhiệm xã hội và môi trường cho doanh nghiệp; tối ưu hoá quy trình sản xuất, tiết kiệm năng lượng và nguyên liệu. Từ đó, giảm chi phí vận hành; tạo cơ hội tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi, tài trợ quốc tế và các chương trình hỗ trợ phát triển bền vững.

Đặc biệt, chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là hai quá trình bổ trợ nhau, ứng dụng công nghệ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh, tự động hoá, phân tích dữ liệu, giảm chi phí và nâng cao năng lực cạnh tranh. Các chuyên gia cũng chia sẻ các ví dụ xúc tiến thương mại quốc tế thành công nhờ chuyển đổi xanh.

Số liệu cho thấy, thương mại điện tử xuyên biên giới đang phát triển mạnh trong thời gian qua, tại Việt Nam năm 2022 đạt 3,5 tỷ USD và có thể đạt 5,5 tỷ USD vào năm 2027.

Báo Công Thương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bình luận