Tin áp thấp nhiệt đới khẩn cấp và các chỉ đạo ứng phó

Chiều 24/9, vùng áp thấp trên vùng biển phía Đông Nam của quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.
Thời tiết biển hôm nay 24/9: Biển Đông xuất hiện áp thấp nhiệt đới Thời tiết biển hôm nay 25/9: Tin khẩn cấp về áp thấp nhiệt đới trên biển Đông

Hồi 07 giờ ngày 25/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 15,2 độ Vĩ Bắc; 110,7 độ Kinh Đông, cách Đà Nẵng khoảng 290km về phía Đông Đông Nam, cách Quảng Ngãi khoảng 210km về phía Đông.

TIN ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI KHẨN CẤP VÀ CÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ - Ảnh 1.
Dự báo vị trí và đường đi của áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông.

Hiện trạng áp thấp nhiệt đới

Hồi 10 giờ ngày 25/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 15,3 độ Vĩ Bắc; 110,4 độ Kinh Đông, cách Đà Nẵng khoảng 250km về phía Đông Đông Nam, cách Quảng Ngãi khoảng 180km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (39-49km/giờ), giật cấp 8. Di chuyển theo hướng Tây với tốc độ 10-15km/h.

Dự báo diễn biến áp thấp nhiệt đới (trong 24 đến 48 giờ tới)

Thời điểm dự báo

Hướng, tốc độ

Vị trí

Cường độ

Vùng nguy hiểm

Cấp độ rủi ro thiên tai (Khu vực chịu ảnh hưởng)

22h/25/9

Tây Tây Bắc, 10-15 km/h

15,7N-109,1E; trên vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi.

6-7, giật 9

13,5-17,5N;

Phía Tây kinh tuyến 112,5E

Cấp 3: phía Tây Nam của khu vực Bắc Biển Đông và phía Tây Bắc khu vực Giữa Biển Đông; vùng biển từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi; vùng ven biển khu vực từ Quảng Trị đến Quảng Nam và phía Bắc của Quảng Ngãi

10h/26/9

Tây Tây Bắc, 10-15 km/h

16,2N-107,8E; trên đất liền Quảng Trị đến Quảng Nam.

6, giật 8

13,5-17,5N;

Phía Tây kinh tuyến 111,5E

Cấp 3: phía Tây Nam của khu vực Bắc Biển Đông và phía Tây Bắc khu vực Giữa Biển Đông; vùng biển từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi; vùng ven biển khu vực từ Quảng Trị đến Quảng Nam và phía Bắc của Quảng Ngãi

22h/26/9

Tây Tây Bắc, 10-15 km/h

16,7N-106,7E; suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực biên giới Viêt-Lào

<6

14,5-18,0N; phía Tây kinh tuyến 110,5E

Cấp 3: vùng biển từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi

Dự báo tác động của áp thấp nhiệt đới

Trên biển: Vùng biển phía Tây Nam của khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa), vùng biển phía Tây Bắc của khu vực Giữa Biển Đông có mưa rào và dông mạnh, gió mạnh cấp 6, sau tăng lên cấp 7, giật cấp 9, biển động mạnh.

Khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió Tây Nam mạnh cấp 6, giật cấp 7-8, biển động.

Từ chiều ngày 25/9, vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi (bao gồm cả huyện đảo Cồn Cỏ, Lý Sơn và huyện đảo Cù Lao Chàm) gió mạnh dần lên cấp 6-7, giật cấp 9, biển động mạnh.

Từ chiều tối 25/9, ở Vịnh Bắc Bộ gió mạnh dần lên cấp 6, giật cấp 7-8, biển động.

Trên đất liền: Trong khoảng từ tối 25/9 đến sáng ngày 26/9, vùng ven biển khu vực từ Quảng Trị đến Quảng Nam và phía Bắc của Quảng Ngãi đề phòng có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8; sâu trong đất liền và khu vực Quảng Bình có gió giật cấp 6-7.

Nước dâng, sóng lớn: Vùng biển phía Tây Nam của khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) và vùng biển phía Tây Bắc của khu vực Giữa Biển Đông sóng biển cao 2,0-4,0m.

Khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau sóng biển cao 2,0-3,5m.

Từ chiều ngày 25/9, vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi (bao gồm cả huyện đảo Cồn Cỏ, Lý Sơn và huyện đảo Cù Lao Chàm) sóng cao dần lên 2,0-3,0m.

Từ chiều tối 25/9, ở Vịnh Bắc Bộ sóng cao dần lên 1,5-2,5m.

Mưa lớn: Từ ngày 25/9 đến ngày 27/9, ở khu vực Bắc và Trung Trung Bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến từ 100-300mm, riêng khu vực từ Nghệ An đến Quảng Bình có nơi trên 350mm; ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 100-150mm, có nơi trên 200mm.

Công điện số 11/CĐ-QG hồi 18h00 ngày 24/9/2023 chỉ đạo chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới và mưa lớn

Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai -Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn vừa ban hành Công điện số 11/CĐ-QG hồi 18 giờ 00 ngày 24/9/2023 về việc chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới và mưa lớn

Theo bản tin củaTrung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, chiều ngày 24/9 vùng áp thấp trên biển Đông đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.

Từ ngày 25/9 đến ngày 27/9, khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có mưa rất to. Ở Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ lượng mưa phổ biến 100-300mm/đợt, có nơi trên 350mm/đợt; Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ từ 100-150mm/đợt, có nơi trên 200mm/đợt.

Để chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới và mưa lớn, Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai - Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn yêu cầu Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố, các Bộ, ngành thực hiện một số nội dung sau:

Thứ nhất, đối với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố:

Đối với tuyến biển các tỉnh từ Quảng Bình đến Phú Yên: Theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới; tổ chức kiểm đếm tàu thuyền đang hoạt động trên biển, quản lý chặt chẽ các phương tiện ra khơi, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của áp thấp nhiệt đới để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm

(Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới: từ vĩ tuyến 13,5 – 16,5 độ vĩ Bắc, từ kinh tuyến 109,0 – 114,5 độ kinh Đông; trong 48 giờ tới: từ vĩ tuyến 14,0 – 17,0 độ vĩ Bắc, phía Tây kinh tuyến 112,0 và được điều chỉnh trong các bản tin dự báo).

Kiểm tra, rà soát, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn cho các hoạt động trên biển và nuôi trồng thủy, hải sản; chủ động cấm biển và đảm bảo an toàn cho người và tài sản tại các chòi canh, lồng bè tuỳ theo diễn biến của áp thấp nhiệt đới.

Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.

Đối với khu vực đất liền Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ: Theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lớn, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, thông tin kịp thời, đầy đủ đến các cấp chính quyền, người dân biết để chủ động phòng tránh, ứng phó, giảm thiểu thiệt hại.

Triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, khu vực thấp trũng để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân khu vực có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt sâu, lũ quét, sạt lở đất.

Tổ chức lực lượng sẵn sàng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, cắm biển cảnh báo, nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết; chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính khi xảy ra mưa lớn.

Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn các tuyến đê biển xung yếu hoặc đang thi công dở dang.

Sẵn sàng triển khai các biện pháp tiêu úng, bảo vệ sản xuất, phòng chống ngập úng khu vực đô thị, khu công nghiệp.

Kiểm tra, rà soát, triển khai phương án vận hành và đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du, đặc biệt là các hồ chứa thủy điện nhỏ, hồ thủy lợi xung yếu; bố trí lực lượng thường trực để vận hành điều tiết và sẵn sàng xử lý các tình huống có thể xảy ra.

Thứ hai, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức theo dõi chặt chẽ, tăng cường bản tin dự báo, cảnh báo và thông tin kịp thời về diễn biến áp thấp nhiệt đới, mưa lũ, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất.

Thứ ba, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn tàu cá, nuôi trồng thủy sản; an toàn đê điều, hồ đập thủy lợi, nhất là công trình xung yếu, đang thi công; bảo vệ sản xuất nông nghiệp.

Thứ tư, Bộ Công Thương chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn hồ đập thuỷ điện và hạ du khi xả lũ, nhất là các thuỷ điện nhỏ; sẵn sàng khôi phục kịp thời hệ thống điện khi có sự cố.

Thứ năm, Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn cho các tàu vận tải; chỉ đạo khắc phục kịp thời sự cố, đảm bảo giao thông trên các trục chính.

Thứ sáu, các Bộ, ngành theo chức năng nhiệm vụ được giao, chỉ đạo các biện pháp sẵn sàng ứng phó khi có tình huống xấu xảy ra. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.

Thứ bẩy, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan thông tin đại chúng từ Trung ương đến địa phương tăng cường các biện pháp thông tin về diễn biến của áp thấp nhiệt đới đến các cấp chính quyền, chủ các phương tiện hoạt động trên biển và người dân biết để chủ động phòng tránh, ứng phó.

Thứ tám, tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.

Đà Nẵng ban hành công điện ứng phó áp thấp nhiệt đới, ngập úng

Đêm 24/9, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự thành phố Đà Nẵng ban hành Công điện số 05/CĐ-PCTT đề nghị các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) và ngập úng, lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Để chủ động đối phó với diễn biến của ATNĐ và mưa lớn, ngập lụt, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự thành phố Đà Nẵng đề nghị Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố và Đài Thông tin duyên hải Đà Nẵng thông báo kịp thời cho các chủ phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của ATNĐ để chủ động phòng tránh, thoát ra khỏi hoặc không đi vào khu vực nguy hiểm; kêu gọi tàu thuyền khẩn trương vào bờ hoặc tìm nơi trú ẩn an toàn.

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố Đà Nẵng chủ động quản lý tàu thuyền ra khơi theo quy định; quản lý chặt chẽ và giữ thông tin liên lạc với các tàu thuyền, phương tiện đang hoạt động trên biển, những tàu thuyền đang hoạt động ven bờ và đang neo đậu tại các bến để kịp thời tổ chức ứng cứu khi cần thiết; phối hợp với lực lượng cảnh sát giao thông đường thủy, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hướng dẫn sắp xếp tàu thuyền neo đậu an toàn tại khu trú tránh bão âu thuyền Thọ Quang và tại các điểm neo đậu tránh, trú bão.

UBND các quận, huyện triển khai phương án phòng, chống ATNĐ, lũ, lũ quét và sạt lở đất; rà soát, sẵn sàng triển khai phương án sơ tán nhân dân theo phương án đã được phê duyệt, lưu ý các khu dân cư đang sống ở những vùng trũng, thấp, vùng ven sông suối, vùng có nguy cơ sạt lở, lũ quét, đặc biệt chú ý nhân dân tại ven sông Yên, Túy Loan, Cu Đê (các xã Hòa Tiến, Hòa Khương, Hòa Bắc, Hòa Liên, Hòa Phú, Hòa Phong, Hòa Sơn), khu vực nam Hải Vân và bán đảo Sơn Trà; tổ chức chốt chặn tại các tuyến đường ngập sâu theo phân cấp quản lý; chuẩn bị sẵn sàng nhân lực, vật tư, trang thiết bị, nhu yếu phẩm cần thiết theo phương châm “4 tại chỗ”.

Các đơn vị lực lượng vũ trang, UBND các quận, huyện, các sở, ban, ngành kiểm tra, rà soát các khu dân cư, trụ sở cơ quan, nơi làm việc, nơi đóng quân của các đơn vị, tổ chức đánh giá các khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất đá, đồi núi, lũ quét chủ động sơ tán đến nơi an toàn.

Sở Xây dựng phối hợp UBND các quận, huyện và các đơn vị liên quan chỉ đạo triển khai phương án phòng, chống ngập úng đô thị, khơi thông cống rãnh thoát nước.

Các sở chỉ đạo các chủ đầu tư, ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khẩn trương triển khai các biện pháp phòng chống ngập úng do mưa lớn cho công trình và các khu dân cư do công trình đang thi công dở dang.

Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Đà Nẵng tổ chức kiểm tra bảo đảm an toàn các hồ chứa, đặc biệt lưu ý hai hồ chứa Hòa Trung và Đồng Nghệ; vận hành hồ chứa theo đúng quy trình và phương án phòng chống thiên tai đã được phê duyệt; phối hợp với các địa phương thường xuyên kiểm tra, ngăn chặn không cho người dân và phương tiện đi lại trong hồ và tràn xả lũ.

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự các quận, huyện theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới, tin cảnh báo mưa, lũ quét, sạt lở đất để chủ động xử lý các tình huống có thể xảy ra…

Quảng Nam cấm biển từ 7 giờ sáng 25/9 để ứng phó áp thấp nhiệt đới

Trưởng ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Nam vừa có công điện yêu cầu chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới và mưa lớn.

Trưởng ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Nam đề nghị Trưởng ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các huyện, thị xã, thành phố, cơ quan, đơn vị liên quan theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới, diễn biến mưa lớn, lũ, ngập lụt, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất để chủ động ứng phó.

Rà soát, triển khai các phương án đảm bảo an toàn về người và tài sản. Tiếp tục kiểm tra, rà soát, kiên quyết di dời, sơ tán người, phương tiện và tài sản ra khỏi khu vực nguy hiểm, nhất là các khu vực trên đảo, ven biển, ven sông, cửa sông có nguy cơ ảnh hưởng của sóng lớn, khu vực được cảnh báo có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ ống, lũ quét để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân và Nhà nước.

Báo cáo số liệu sơ tán dân theo phần mềm ứng dụng hỗ trợ việc điều hành, quản lý, ứng phó trong công tác sơ tán dân để phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh (địa chỉ: http://sotandanquangnam.vn).

Tuyên truyền, sẵn sàng lực lượng phương tiện, chủ động hỗ trợ nhân dân và các cơ quan đóng trên địa bàn kiểm tra, chằng chống nhà cửa, trụ sở làm việc, kho tàng, trường học, cơ sở y tế, nhà sinh hoạt cộng đồng, chằng néo và có các biện pháp bảo vệ trụ ăng ten, biển hiệu quảng cáo… đảm bảo an toàn.

Cắt tỉa cành, chằng chống cây tránh ngã đổ; khai thông cống rãnh để hạn chế thiệt hại. Sẵn sàng triển khai các biện pháp tiêu úng, bảo vệ sản xuất, phòng chống ngập úng khu vực đô thị, khu công nghiệp.

Tổ chức lực lượng sẵn sàng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, cắm biển cảnh báo, nhất là qua các ngầm tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết.

Chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính khi xảy ra mưa lớn.

Trưởng ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Nam đề nghị Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở NN&PTNT, Trưởng ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các huyện, thị xã, thành phố ven biển tổ chức cấm biển kể từ 7 giờ ngày 25/9/2023 cho đến khi tình hình thời tiết trên biển trở lại trạng thái bình thường.

Đồng thời tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới; tổ chức kiểm đếm tàu thuyền đang hoạt động trên biển, quản lý chặt chẽ các phương tiện ra khơi, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của áp thấp nhiệt đới để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm.

Tin áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông; cảnh báo mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất - Ảnh 3.

Ứng phó mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất

Ngày 24/9 Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai đã ban hành văn bản số 354 gửi Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ về việc ứng phó với mưa lớn, nguy cơ ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất.

Văn bản nêu rõ, theo bản tin của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ ngày 25/9 đến 27/9/2023, ở khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to, cục bộ có mưa rất to.

Cụ thể, Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ lượng mưa phổ biến 100-250mm/đợt, có nơi trên 300mm/đợt. Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ từ 100-150mm/đợt, có nơi trên 200mm/đợt.

Mưa lớn có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp và nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi.

Để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do mưa lớn, lũ và nguy cơ xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, đề nghị Ban Chỉ huy Phòng chống Thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố khẩn trương triển khai thực hiện một số nội dung sau:

Một là, theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lớn, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, thông tin kịp thời, đầy đủ đến các cấp chính quyền, người dân biết để chủ động phòng tránh, ứng phó, giảm thiểu thiệt hại.

Hai là, triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, khu vực thấp trũng để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân khu vực có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt sâu, lũ quét, sạt lở đất.

Ba là, tổ chức lực lượng sẵn sàng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, cắm biển cảnh báo, nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết; chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính khi xảy ra mưa lớn.

Bốn là, sẵn sàng triển khai các biện pháp tiêu úng, bảo vệ sản xuất, phòng chống ngập úng khu vực đô thị, khu công nghiệp.

Năm là, chỉ đạo kiểm tra, rà soát, triển khai phương án vận hành và đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du, đặc biệt là các hồ chứa thủy điện nhỏ, hồ thủy lợi xung yếu; bố trí lực lượng thường trực để vận hành điều tiết và sẵn sàng xử lý các tình huống có thể xảy ra.

Sáu là, tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai và Văn phòng Uỷ ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn

Đề nghị Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố quan tâm tổ chức thực hiện.

Nghệ An: Chủ động sơ tán dân ra khỏi khu vực có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt sâu, lũ quét, sạt lở đất

Để chủ động ứng phó với mưa lớn, nguy cơ ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai – Tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Nghệ An đề nghị Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai – Tìm kiếm cứu nạn các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lớn, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, thông tin kịp thời, đầy đủ đến các cấp chính quyền, người dân biết để chủ động phòng tránh, ứng phó, giảm thiểu thiệt hại.

Triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, khu vực thấp trũng để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân khu vực có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt sâu, lũ quét, sạt lở đất.

Cùng với đó, tổ chức lực lượng sẵn sàng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, cắm biển cảnh báo, nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết, chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính khi xảy ra mưa lớn;

Sẵn sàng triển khai các biện pháp tiêu úng, bảo vệ sản xuất, phòng chống ngập úng khu vực đô thị, khu công nghiệp; chỉ đạo kiểm tra, rà soát, triển khai các phương án vận hành và đảm bảo an toàn các hồ chứa nước và hạ du, bố trí lực lượng thường trực để vận hành điều tiết và sẵn sàng xử lý các tình huống có thể xảy ra.

Theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Bắc Trung bộ, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, dự báo từ ngày 25/9 đến hết ngày 28/9, ở Bắc Trung bộ nói chung và Nghệ An nói riêng sẽ có một đợt mưa vừa, mưa to đến rất to. Lượng mưa ở vùng núi trên địa bàn tỉnh Nghệ An có khả năng đạt 70 – 150mm, có nơi trên 200mm; trung du và đồng bằng ven biển 150 – 300mm, có nơi trên 350mm.

Nghệ An là vùng trọng điểm của thiên tai, nếu xảy ra mưa bão, lũ quét đều gây thiệt hại lớn về người, tài sản của nhà nước và nhân dân.

Các địa phương thường bị thiệt hại nặng do ảnh hưởng của thiên tai, nhất là mưa lớn, lũ quét là các huyện miền núi và các huyện ven biển như: Kỳ Sơn, Quế Phong, Quỳ Châu, Tương Dương, Quỳnh Lưu, thị xã Hoàng Mai...

Tại một số địa phương trong tỉnh, do ảnh hưởng của thiên tai và nguồn lực của địa phương có hạn nên đến nay cơ sở hạ tầng vẫn chưa khắc phục được một cách triệt để; nhiều nguy cơ vẫn còn đe dọa đến cuộc sống, sinh hoạt của người dân.

Thừa Thiên Huế: Tuyệt đối cấm cho tàu thuyền không đủ điều kiện đảm bảo an toàn đi biển ra khơi từ 7 giờ sáng 25/9

Chiều 24/9, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống Thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên - Huế đã ban hành Công điện yêu cầu các địa phương, đơn vị liên quan triển khai các nội dung công việc để chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới trên biển đang tiến vào đất liền, với mức độ cảnh báo rủi ro thiên tai ở cấp 3.

Theo đó, tỉnh Thừa Thiên - Huế yêu cầu các địa phương ven biển thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển về vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của áp thấp nhiệt đới để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm.

Vùng nguy hiểm được cập nhật theo các bản tin của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia.

Đồng thời, các địa phương và ngành chức năng tuyệt đối cấm cho tàu thuyền không đủ điều kiện đảm bảo an toàn đi biển ra khơi từ 7 giờ sáng 25/9, bao gồm cả số ghe thuyền các xã bãi ngang ven biển, đầm phá; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên – Huế tổ chức bắn pháo hiệu kêu gọi tàu thuyền vào nơi tránh trú an toàn.

Các địa phương trong tỉnh tổ chức rà soát phương án sơ tán dân vùng nguy hiểm để bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân; tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, ngăn chặn người đi vào rừng trong thời gian mưa lũ; phân công lực lượng cảnh giới tại các điểm có nguy cơ xảy ra lũ, lũ quét, sạt lở, ngập lụt; bố trí biển báo, hướng dẫn đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tại các khu vực ngầm tràn khi xảy ra mưa lũ.

Chủ đầu tư chỉ đạo các nhà thầu đang thi công công trình giao thông, xây dựng, thủy lợi, thủy điện, công trình hạ tầng có phương án bảo vệ an toàn tuyệt đối cho cán bộ nhân viên, người lao động, rút toàn bộ công nhân ra khỏi vùng nguy cơ cao về lũ quét và sạt lở đất; chủ động phương án khơi thông dòng chảy.

Các chủ công trình hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện tổ chức trực ban theo dõi, thực hiện nghiêm túc quy trình vận hành đã được phê duyệt đảm bảo an toàn công trình và an toàn vùng hạ du...

Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Thừa Thiên - Huế, dự báo trên đất liền từ đêm 24/9 đến hết ngày 27/9, trên địa bàn tỉnh có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Tổng lượng mưa của cả đợt phổ biến 120-250mm, có nơi trên 350mm. Từ chiều 25/9, vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi gió mạnh dần lên cấp 6-7, giật cấp 9, biển động mạnh.

xaydungchinhsach.chinhphu.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: áp thấp nhiệt đới

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết hôm nay 23/12/2024: Bắc Bộ trời hanh khô, Nam Bộ có mưa

Dự báo thời tiết hôm nay 23/12/2024: Bắc Bộ trời hanh khô, Nam Bộ có mưa

Dự báo thời tiết hôm nay 23/12, Bắc Bộ trưa chiều trời nắng, hanh khô, sáng sớm trời rét. Nam Bộ có mưa rào và dông vài nơi.
Công đoàn Khối doanh nghiệp Thương mại Trung ương tại TP. Hồ Chí Minh tặng quà nhân ngày 22/12

Công đoàn Khối doanh nghiệp Thương mại Trung ương tại TP. Hồ Chí Minh tặng quà nhân ngày 22/12

Ngày 22/12/2024, Công đoàn khối Doanh nghiệp Thương mại Trung ương tại TP. Hồ Chí Minh tặng quà cho đơn vị quân đội kết nghĩa nhân ngày 22/12.
Bộ Y tế thông tin về loại sữa nhiễm chất tẩy rửa ở Hàn Quốc

Bộ Y tế thông tin về loại sữa nhiễm chất tẩy rửa ở Hàn Quốc

Ngày 22/12, Bộ Y tế đã có thông tin chính thức về sự cố sữa tiệt trùng bị nhiễm chất tẩy rửa tại Hàn Quốc.
Nhân sự địa phương: Ban Bí thư chỉ định hai Giám đốc Công an tỉnh giữ chức vụ Đảng

Nhân sự địa phương: Ban Bí thư chỉ định hai Giám đốc Công an tỉnh giữ chức vụ Đảng

Về thông tin nhân sự địa phương tuần qua (16-20/12), Ban Bí thư chỉ định Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình tham gia Ban Thường vụ Tỉnh ủy…
Hải quân Việt Nam và Campuchia tuần tra chung lần thứ 77

Hải quân Việt Nam và Campuchia tuần tra chung lần thứ 77

Hải quân Nhân dân Việt Nam đã cập quân cảng Vùng 5 (Kiên Giang), kết thúc chuyến tuần tra chung lần thứ 77 với Hải quân Hoàng gia Campuchia.

Tin cùng chuyên mục

Áp thấp nhiệt đới trên biển Đông hướng về Nam Trung Bộ và Tây nguyên

Áp thấp nhiệt đới trên biển Đông hướng về Nam Trung Bộ và Tây nguyên

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, rạng sáng ngày 23/12, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới đang ở trên khu vực quần đảo Trường Sa.
Hơn 260.000 lượt khách tham quan Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Hơn 260.000 lượt khách tham quan Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đã diễn ra thành công tốt đẹp, đảm bảo tuyệt đối về an ninh và an toàn khi có tới hơn 260.000 lượt khách tham quan.
Áp thấp nhiệt đới hướng về quần đảo Trường Sa, miền Trung mưa lớn

Áp thấp nhiệt đới hướng về quần đảo Trường Sa, miền Trung mưa lớn

Hồi 13h ngày 22/12 vị trí tâm áp thấp nhiệt đới cách quần đảo Trường Sa khoảng 350km về phía Đông Đông Nam.
TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Trong giai đoạn từ năm 2022 - 2024, TP. Hải Phòng chi tổng cộng hơn 4.000 tỷ đồng cho chính sách thu nhập tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Hàng chục nghìn người dân nhận thẻ đi tuyến số 1 metro VikkiGO miễn phí

Hàng chục nghìn người dân nhận thẻ đi tuyến số 1 metro VikkiGO miễn phí

Hàng chục nghìn người dân sẽ nhận được thẻ đi metro VikkiGO miễn phí khi di chuyển tại metro tuyến số 1 mà không cần chuyển đổi sang các loại thẻ chuyên dụng.
Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên chính thức vận hành thương mại

Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên chính thức vận hành thương mại

Sáng ngày 22/12, 14 nhà ga trên tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên tại TP. Hồ Chí Minh chính thức mở cửa và phục vụ người dân đi lại.
Trung đoàn 451: Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân

Trung đoàn 451: Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân

Từ 19-22/12, Trung đoàn 451, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tổ chức các hoạt động kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12.
Tìm ra quán quân Cuộc thi Innovation and Development 2024 - The Future of Food

Tìm ra quán quân Cuộc thi Innovation and Development 2024 - The Future of Food

Ban Tổ chức Cuộc thi Innovation and Development 2024 đã trao 1 giải Đặc biệt “The Future Entrepreneur”, 2 giải Nhất, 2 giải Nhì, 2 giải Ba… cho các đội thi.
Dự báo thời tiết biển hôm nay 22/12/2024: Quần đảo Hoàng Sa biển động mạnh

Dự báo thời tiết biển hôm nay 22/12/2024: Quần đảo Hoàng Sa biển động mạnh

Thời tiết biển hôm nay 22/12, vùng biển quần đảo Hoàng Sa có gió Đông Bắc cấp 6-7, giật cấp 8-9. Biển động mạnh.
Dự báo thời tiết hôm nay 22/12/2024: Bắc Bộ trưa chiều trời nắng, Trung Bộ có mưa

Dự báo thời tiết hôm nay 22/12/2024: Bắc Bộ trưa chiều trời nắng, Trung Bộ có mưa

Dự báo thời tiết hôm nay 22/12, Bắc Bộ có mưa vài nơi, trưa chiều trời nắng, trời rét, có nơi rét đậm, rét hại. Trung Bộ nhiều mây, có mưa rào rải và dông.
Nhiều địa phương tích cực triển khai Kế hoạch hành động CBRN

Nhiều địa phương tích cực triển khai Kế hoạch hành động CBRN

Nhiều địa phương trên cả nước đang tích cực thực hiện, triển khai Kế hoạch hành động quốc gia CBRN giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Bộ Nội vụ: Hơn 4.700 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật trong năm 2024

Bộ Nội vụ: Hơn 4.700 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật trong năm 2024

Theo báo cáo của Bộ Nội vụ, năm 2024 các bộ, ngành, địa phương đã xử lý kỷ luật 4.741 cán bộ, công chức, viên chức.
Tinh gọn bộ máy là cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức tìm kiếm việc làm phù hợp năng lực

Tinh gọn bộ máy là cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức tìm kiếm việc làm phù hợp năng lực

Theo Luật sư Nguyễn Thanh Hà, quá trình tinh gọn bộ máy sẽ là cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức tìm kiếm vị trí việc làm mới phù hợp hơn với năng lực.
Chợ truyền thống Hà Nội: Nơi tấp nập - chốn vắng khách

Chợ truyền thống Hà Nội: Nơi tấp nập - chốn vắng khách

Những ngày cận Tết, các chợ truyền thống tại Hà Nội ghi nhận sự tương phản về lượng khách: Nơi tấp nập - chốn vắng khách.
Bộ Nội vụ thực hiện 4/6 nhiệm vụ về cải cách chính sách tiền lương năm 2024

Bộ Nội vụ thực hiện 4/6 nhiệm vụ về cải cách chính sách tiền lương năm 2024

Ngày 21/12, tại Hà Nội, Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025.
Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Sáng 21/12, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị tổng kết ngành Tài nguyên và Môi trường năm 2024. Sự kiện có sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà.
Cải tiến quá trình sản xuất - yếu tố

Cải tiến quá trình sản xuất - yếu tố ''sống còn'' với cộng đồng doanh nghiệp

Cải tiến quy trình sản xuất là một chiến lược quản lý nhằm tăng cường hiệu quả và chất lượng của các hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp
Dự báo thời tiết biển hôm nay 21/12/2024: Xuất hiện một vùng áp thấp ở phía nam biển Đông

Dự báo thời tiết biển hôm nay 21/12/2024: Xuất hiện một vùng áp thấp ở phía nam biển Đông

Thời tiết biển hôm nay 21/12, rãnh áp thấp ở phía Nam ở khoảng 4-7 độ Vĩ Bắc nối với vùng áp thấp có vị trí khoảng 3.9-4.9 độ Vĩ Bắc, 110.8-111.8 độ Kinh Đông.
Nhân sự 20/12: Thường vụ Đảng ủy Quân khu 7 trao quyết định về công tác cán bộ

Nhân sự 20/12: Thường vụ Đảng ủy Quân khu 7 trao quyết định về công tác cán bộ

Về thông tin nhân sự ngày 20/12, Thường vụ Đảng ủy Quân khu 7 trao quyết định về công tác cán bộ; VKSND tỉnh Tuyên Quang điều động, bổ nhiệm lãnh đạo…
Dự báo thời tiết hôm nay 21/12/2024: Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng ấm

Dự báo thời tiết hôm nay 21/12/2024: Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng ấm

Dự báo thời tiết hôm nay 21/12, các tỉnh Tây Nguyên và Nam Bộ có mây, đêm có mưa vài nơi, ngày nắng. Bắc Bộ sáng và đêm trời rét.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động