Đồng bằng sông Cửu Long: Hút vốn vào năng lượng sạch Đồng bằng sông Cửu Long: Cấp bách giải bài toán đầu tư hệ thống logistics |
Đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban chỉ đạo Tổng kết Nghị quyết tham dự và chủ trì hội nghị.
Đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban chỉ đạo xây dựng Đề án Tổng kết thực hiện Nghị quyết số 21 |
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Trần Tuấn Anh nhấn mạnh: Sau nhiều năm thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW, vùng ĐBSCL đã có những chuyển biển tích cực, đạt được nhiều thành tựu trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị và bảo đảm quốc phòng, an ninh. Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch và phát triển đúng hướng. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội có bước phát triển tích cực. Nhiều lĩnh vực văn hóa, xã hội đã từng bước phát triển khá và ngày càng ổn định. Thế trận quốc phòng, an ninh được tăng cường, trật tự xã hội được củng cố…
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, đồng chí Trần Tuấn Anh cũng nhấn mạnh: Vùng ĐBSCL hiện còn nhiều khó khăn, hạn chế. Tốc độ phát triển của vùng đã chậm lại một cách đáng kể, mức sống của người dân thấp hơn mức trung bình của cả nước. Tăng trưởng kinh tế chưa ổn định, vững chắc, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế…
Để thúc đẩy vùng ĐBSCL phát triển nhanh, bền vững, trong thời gian tới, Bộ Chính trị đã giao Ban Kinh tế Trung ương là cơ quan Thường trực, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức Tổng kết Nghị quyết 21-NQ/TW. Kết quả tổng kết là cơ sở quan trọng để Ban Chỉ đạo và Ban Kinh tế Trung ương tham mưu cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư đề ra các định hướng, quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Các đại biểu đóng góp ý kiến về những giải pháp phát triển bền vững cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long |
Tại hội nghị, các đại biểu tham dự cũng cho rằng: Cần chú ý đến một số yếu tố về nông nghiệp, đất đai, nhân lực, đảm bảo phát triển bền vững cho vùng; lồng ghép khoa học công nghệ vào từng lĩnh vực, quan tâm đến môi trường, biến đổi khí hậu; bảo đảm quốc phòng - an ninh, tăng cường liên kết vùng; chú ý đến vấn đề văn hóa đồng bào dân tộc; có ngay những giải pháp cốt lõi và trước mắt cho cuộc sống người dân.
Đánh giá cao sự tích cực làm việc, đóng góp những ý kiến sâu sắc của các đại biểu, đồng chí Trần Tuấn Anh đề nghị tất cả các đồng chí trong Ban Chỉ đạo và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan khẩn trương hoàn thành các nhiệm vụ. Đặc biệt, tổng kết đánh giá kỹ lưỡng, toàn diện, sâu sắc về những việc đã làm được, những việc chưa làm được và bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai, thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp tạo thêm các động lực phát triển kinh tế - xã hội cho vùng ĐBSCL. Xác định rõ thế mạnh của vùng trong mối quan hệ với vùng Đông Nam bộ, TP. Hồ Chí Minh và cả nước; tìm ra những điểm mới có tính chất khơi thông, mở đường cho khai thác, phát huy được nguồn lực con người, điều kiện tự nhiên, xã hội, phát triển các ngành, lĩnh vực vùng ĐBSCL.