Tìm giải pháp cắt giảm chi phí logistics cho hàng hoá xuất khẩu

Giá cước vận tải biển quốc tế giảm sâu nhưng chi phí logistics nội địa cao đang là thách thức lớn của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
Kéo giảm chi phí logistics, thúc đẩy xuất khẩu

Bà Võ Thị Phương Lan, Phó Chủ tịch Hiệp hội Logistics TP. Hồ Chí Minh cho biết, một trong những vấn đề được các doanh nghiệp xuất nhập khẩu với thị trường châu Âu-châu Mỹ quan tâm là giá cước vận tải.

Tim giai phap cat giam chi phi logistics cho hang hoa xuat khau hinh anh 1

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải phát biểu khai mạc diễn đàn logistics với khu vực châu Âu-châu Mỹ. (Ảnh: Xuân Anh/TTXVN)

Đây là nội dung được các chuyên gia và đại biểu thảo luận tại Diễn đàn logistics với khu vực châu Âu – châu Mỹ do Vụ Thị trường châu Âu-châu Mỹ, Bộ Công Thương tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh, ngày 20/12.

Cước vận tải biển giảm sâu

Ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương khẳng định, khu vực châu Âu – châu Mỹ đã được biết đến là khu vực thị trường quan trọng, là nơi có những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam như Mỹ, Liên minh châu Âu cùng nhiều đối tác quan trọng và tiềm năng khác. Năm 2021, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và khu vực châu Âu – châu Mỹ đạt mức tăng trưởng ấn tượng gần 21%, đạt gần 212 tỷ USD.

Bước sang năm 2022, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức, lạm phát tăng cao, cạnh tranh địa chính trị giữa các nước lớn ảnh hưởng tiêu cực tới dòng chảy thương mại thế giới, tuy nhiên, tính đến hết tháng 11, kim ngạch thương mại tiếp tục ghi nhận tăng trưởng tốt, ở mức 11,8%, đạt 212 tỷ USD; trong đó xuất khẩu đạt 171 tỷ USD tăng gần 16%, xuất siêu sang khu vực đạt hơn 128 tỷ USD.

Đối với khu vực thị trường đầy hứa hẹn này, các giải pháp logistics đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc duy trì tính bền vững, nâng cao tính chống chịu của chuỗi cung ứng, cũng như nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp, mở ra cánh cửa cho nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Bà Võ Thị Phương Lan, Phó Chủ tịch Hiệp hội Logistics Thành phố Hồ Chí Minh (HLA) cho biết, một trong những vấn đề được các doanh nghiệp xuất nhập khẩu với thị trường châu Âu – châu Mỹ quan tâm là giá cước vận tải, đây cũng là vấn đề có nhiều biến động trong 2 năm trở lại đây.

Cụ thể, cước vận tải quốc tế tăng mạnh từ năm 2021 với tỉ lệ tăng từ 8 - 10 lần so với thời kỳ trước COVID-19 (2019-2020). Có giai đoạn giá cước vận tải đường biển đi từ Việt Nam đến bờ đông nước Mỹ lên tới hơn 15.000 USD/container nhưng doanh nghiệp không đặt được tàu và container rỗng.

Thời điểm đó, các lô hàng bán theo điều kiện FOB (Free On Board) bị ngưng vì người mua không thể trả cước chênh lệch quá cao. Trong khi các lô hàng bán theo điều kiện CIF (Cost - Insurance – Freight) bị hủy do các doanh nghiệp xuất nhập khẩu không thể trả cước vận chuyển, nhiều đơn hàng giá cước vận chuyển cao hơn giá trị hàng hóa.

Theo bà Võ Thị Phương Lan, nguyên nhân của việc tăng giá cước vận tải biển là do dịch COVID-19 làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu; cảng biển và sân bay trên thế giới đều bị kẹt nghiêm trọng trong thời gian dài; tình trạng thiếu container rỗng trầm trọng, vòng xoay tàu giảm làm cho cầu lớn hơn cung dẫn đến cước vận tải quốc tế tăng kỷ lục.

Tuy nhiên, từ tháng 7/2022 cước vận tải quốc tế, đặc biệt là các tuyến đi châu Âu, châu Mỹ đã giảm nhiều so với năm 2021 và đến quý IV/2022 cước vận tải quốc tế đang có xu hướng trở về trạng thái bình thường như giai đoạn 2019-2020. Tình trạng tắc nghẽn cảng đã được cải thiện nhiều tại các cảng trên thế giới, tình trạng khan hiếm container rỗng đã được giải quyết, các khách hàng có thể lựa chọn nhiều hãng vận chuyển phù hợp.

Mặc dù vậy, các chuyên gia đều nhận định, năm 2023 vẫn tiềm ẩn nhiều khó khăn và thách thức đối với các doanh nghiệp xuất khẩu và logistics Việt Nam khi phải đối mặt với những hệ lụy do ảnh hưởng của áp lực lạm phát và rủi ro suy thoái kinh tế của các nền kinh tế lớn. Tình trạng suy giảm các đơn hàng xuất khẩu tại các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như Hoa Kỳ, EU đang tiếp diễn.

Xung đột địa chính trị tiếp tục có khả năng tác động tiêu cực lên dòng dịch chuyển thương mại, đầu tư toàn cầu, gây ra sự gián đoạn chuỗi cung ứng, làm xáo trộn các tuyến vận tải container, đặc biệt là tại các tuyến vận tải đi khu vực châu Âu – châu Mỹ. Từ khủng hoảng thiếu container rỗng, hiện đang xảy ra tình trạng dư thừa container tại rất nhiều cảng lớn tại khu vực châu Âu – châu Mỹ.

Bài toán logistics nội địa

Ông Nguyễn Chánh Phương, Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, ngành gỗ, nội thất là một trong những ngành chịu ảnh hưởng lớn từ cước vận chuyển do hàng hoá chiếm thể tích lớn. Khi cước vận chuyển tăng cao vào năm 2021, nhiều đơn hàng xuất khẩu mà giá vận chuyển cao hơn giá trị hàng hoá, gây bất lợi cho giá thành, khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

Hiện nay gánh nặng về vận tải biển quốc tế đã được tháo gỡ do cước tàu giảm mạnh. Tuy nhiên, chi phí logistics vẫn đang chiếm tỷ trọng lớn trong giá thàng sản phẩm gỗ, nội thất của Việt Nam do chi phí vận tải nội địa đang ở mức cao và có xu hướng ngày càng tăng.

“Ngành chế biến gỗ tập trung nhiều ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu…nhưng nguồn cung nguyên liệu gỗ trong nước chủ yếu ở miền Trung và miền Bắc nên doanh nghiệp tốn khá nhiều chi phí logistics nội địa, làm gia tăng chi phí. Để giảm áp lực, giá thành cho sản phẩm xuất khẩu cần có phương án để cắt giảm chi phí logistics trong nước,” ông Nguyễn Chánh Phương nêu vấn đề.

Tim giai phap cat giam chi phi logistics cho hang hoa xuat khau hinh anh 2
Các container hàng hóa. (Ảnh: Quang Châu/TTXVN)

Ông Nguyễn Quang Thạnh, Hiệp hội Rau quả Việt Nam chia sẻ, những năm gần đây nông sản Việt Nam, đặc biệt là các loại trái cây ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều cơ hội xuất khẩu nhờ các Hiệp định thương mại tự do (FTA). Tuy nhiên, để đáp ứng các tiêu chuẩn của thị trường, nông sản, trái cây phải giữ được chất lượng đồng bộ, cần có chuỗi logistics lạnh xuyên suốt từ nhà vườn đến nơi tiêu thụ.

Bài toán khó của các doanh nghiệp xuất khẩu ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay chính là chi phí vận chuyển từ nơi sản xuất đến cảng (tập trung ở Thành phố Hồ Chí Minh) còn quá cao và hoàn toàn lệ thuộc vào phương thức đường bộ.

Theo ông Nguyễn Quang Thạnh, chi phí vận chuyển hàng hoá bằng đường bộ hiện nay rất cao, chỉ thua đường hàng không và phải đi qua các thành phố lớn, thường xuyên tắc nghẽn dẫn đến bị trễ chuyến tàu, trễ chuyến bay. Trong khi đó, phương thức vận tải đường thuỷ chưa được khai thác nhiều, dù có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch kết nối xuyên suốt từ các tỉnh đến Thành phố Hồ Chí Minh. Để cắt giảm chi phí vận tải từ Đồng bằng sông Cửu Long đến Thành phố Hồ Chí Minh hiệu quả, cần thúc đẩy khai thác mạng lưới giao thông đường thuỷ nội địa, đồng thời đồng bộ các xe lạnh, container lạnh xuyên suốt quá trình vận chuyển, đảm bảo độ tươi ngon của trái cây khi đến với khách hàng.

Ông Trương Tấn Lộc, Giám đốc marketing Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn cho biết, thời gian qua, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn đã triển khai các tuyến vận tải thuỷ từ miền Bắc, miền Trung đến cảng Cái Mép phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hoá giữa các vùng trên cả nước và làm trung gian cho hàng hoá xuất khẩu. Tân Cảng Sài Gòn cũng đang kết nối các cầu cảng tại Thành phố Hồ Chí Minh để triển khai vận chuyển đường thuỷ từ Đồng bằng sông Cửu Long, giảm áp lực lên hệ thống giao thông đường bộ.

Theo ông Trương Tấn Lộc, việc khai thác các tuyến đường thuỷ nội địa từ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với Thành phố Hồ Chí Minh sẽ rút ngắn thời gian vận chuyển trung bình từ 11 giờ xuống còn 9 giờ.

Quan trọng hơn, chi phí vận chuyển sẽ được cắt giảm tới 3/4, từ 12 triệu đồng xuống còn khoảng 3 triệu đồng/container. Tuy nhiên, việc kết nối các cảng thuỷ nội địa cần có sự đồng bộ của hệ thống cầu cảng, các bến sà lan trung chuyển cũng như mạng lưới giao thông nội vùng.

Các chuyên gia cho rằng, dư địa để cải thiện chuỗi logistics ở Việt Nam còn rất lớn, nhưng phải có sự đột phá trong đổi mới cơ chế thu hút đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng logistics, phù hợp quy hoạch phát triển kinh tế quốc gia và vùng; trong đó, trước tiên cần xử lý các điểm hạn chế của chuỗi cung ứng như năng suất các cảng biển, cảng cạn, cảng thủy nội địa, kho bãi và điểm trung chuyển; quy hoạch vận tải đa phương thức thúc đẩy phát triển nhanh các phương thức vận tải hàng hóa chi phí thấp để cắt giảm chi phí cho hàng hoá xuất khẩu./.

www.vietnamplus.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngành dịch vụ logistics

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 64): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 4)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 64): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 4)

Trong những số vừa qua, Báo Công Thương đã đề cập đến toàn bộ các hình thức xử lý vi phạm thành viên hiện đang được áp dụng tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam.
Tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ cho hoạt động điện lực

Tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ cho hoạt động điện lực

Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) đã được Chính phủ đề xuất Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa vào Chương trình xây dựng pháp luật năm 2024.
Phổ biến Nghị định thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng vũ khí hoá học

Phổ biến Nghị định thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng vũ khí hoá học

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị phổ biến Nghị định 33/2024/NĐ-CP quy định thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng vũ khí hoá học.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 63): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 3)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 63): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 3)

Trong số trước, Báo Công Thương đã đề cập đến một số hình thức xử lý vi phạm thành viên tại MXV như nhắc nhở bằng văn bản, cảnh cáo.
Kiểm soát chi phí giá điện

Kiểm soát chi phí giá điện

Thủ tướng vừa phê duyệt Quyết định số 05 quy định cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, cho phép rút ngắn chu kỳ điều chỉnh từ 6 tháng còn 3 tháng.

Tin cùng chuyên mục

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 62): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 2)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 62): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 2)

Báo Công Thương đã đề cập đến các nguyên tắc xử lý vi phạm thành viên tại MXV, một số hình thức xử lý vi phạm thành viên đang áp dụng tại MXV.
Bộ Công Thương cam kết không thiếu điện trong năm 2024

Bộ Công Thương cam kết không thiếu điện trong năm 2024

Phản hồi ý kiến DN FDI lo ngại về tình trạng thiếu điện cho sản xuất, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cam kết,không để thiếu điện trong năm 2024.
Những điểm mới của Luật Hoá chất (sửa đổi) đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến

Những điểm mới của Luật Hoá chất (sửa đổi) đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến

Dự thảo Luật Hoá chất (sửa đổi) đang được Bộ Công Thương tham vấn ý kiến, xây dựng có nhiều điểm mới, hứa hẹn tạo bứt phát cho ngành công nghiệp hoá chất.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 61): Xử lý vi phạm thành viên

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 61): Xử lý vi phạm thành viên

Với sự phát triển của thị trường hàng hóa, chuyên mục Hỏi đáp về giao dịch hàng hóa đang ngày càng nhận được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc.
Dự thảo Luật Hoá chất (sửa đổi): Nhiều nội dung cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện

Dự thảo Luật Hoá chất (sửa đổi): Nhiều nội dung cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện

Bên cạnh những điểm mới, dự thảo Luật Hoá chất (sửa đổi) về cơ bản đã kế thừa được những quan điểm của Luật Hoá chất năm 2007.
Hai Bộ trưởng và câu chuyện viết chung về thúc đẩy hợp tác thương mại Việt-Trung

Hai Bộ trưởng và câu chuyện viết chung về thúc đẩy hợp tác thương mại Việt-Trung

Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào xúc động ôm chặt Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên, sôi nổi chuyện trò.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 60): Mua bán hợp đồng hàng hóa phái sinh

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 60): Mua bán hợp đồng hàng hóa phái sinh

Báo Công Thương sẽ tiếp tục làm rõ các vấn đề xoay quanh hoạt động mua bán hàng hóa thông qua Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam.
Nhộn nhịp đơn hàng xuất khẩu đầu năm

Nhộn nhịp đơn hàng xuất khẩu đầu năm

Trong gần 2 tháng đầu năm 2024, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đã có nhiều dấu hiệu khởi sắc
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 59): Bán giải chấp trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 59): Bán giải chấp trong giao dịch hàng hóa

Trong số trước, Báo Công Thương đã giải đáp thắc mắc của bạn đọc về hoạt động bán khống trong giao dịch hàng hóa.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Chung sức "vượt bão" đưa nền kinh tế về đích

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Chung sức "vượt bão" đưa nền kinh tế về đích

Năm 2023 khép lại với những cơn gió ngược,những diễn biến nhanh khó lường và chưa từng có tiền lệ từ kinh tế thế giới đã tác động nhiều mặt đến kinh tế nước ta.
Nhiều cơ hội xuất khẩu trong năm 2024

Nhiều cơ hội xuất khẩu trong năm 2024

Năm 2023, trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng chậm, tuy nhiên xuất khẩu của Việt Nam đã vượt qua khó khăn để hồi phục mạnh mẽ về cuối năm.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 58): Bán khống trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 58): Bán khống trong giao dịch hàng hóa

Báo Công Thương thường xuyên nhận được rất nhiều câu hỏi của các bạn đọc về hoạt động bán khống trong giao dịch hàng hóa tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam.
Bộ Công Thương đảm bảo đủ nguồn cung xăng dầu cho dịp Tết

Bộ Công Thương đảm bảo đủ nguồn cung xăng dầu cho dịp Tết

Tuyệt đối không để gián đoạn nguồn cung xăng dầu trong hệ thống kinh doanh (từ đầu mối, thương nhân phân phối, doanh nghiệp bán lẻ).
Nhà báo Phạm Hùng: Bộ Công Thương tích cực, chủ động đồng hành cùng báo chí trong công tác tuyên truyền

Nhà báo Phạm Hùng: Bộ Công Thương tích cực, chủ động đồng hành cùng báo chí trong công tác tuyên truyền

Năm 2023, dưới sự chỉ đạo của Bộ Công Thương, các đơn vị của Bộ đã chủ động cung cấp kịp thời thông tin của ngành đến các cơ quan báo chí.
Cân nhắc bổ sung dịch vụ nền tảng số trung gian cung cấp dịch vụ thương mại điện tử

Cân nhắc bổ sung dịch vụ nền tảng số trung gian cung cấp dịch vụ thương mại điện tử

VCCI có văn bản góp ý liên quan đến nội dung Dịch vụ nền tảng số trung gian quy mô lớn hoặc rất lớn cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.
Đẩy mạnh xuất khẩu trong năm 2024 và những lưu ý khi xuất khẩu vào EU

Đẩy mạnh xuất khẩu trong năm 2024 và những lưu ý khi xuất khẩu vào EU

Để đóng góp vào tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế với tăng trưởng GDP khoảng 6-6,5%, ngành Công Thương xác định đẩy mạnh xuất khẩu là chân kiềng quan trọng.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 57): Đòn bẩy trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 57): Đòn bẩy trong giao dịch hàng hóa

Trong giao dịch hàng hóa, đòn bẩy giúp các nhà đầu tư gia tăng lợi nhuận tối đa với số vốn ban đầu rất nhỏ.
Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 12/1/2024: Bưởi bonsai tiền triệu xuống phố

Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 12/1/2024: Bưởi bonsai tiền triệu xuống phố

Điểm tin kinh tế -thị trường ngày 12/1: Bưởi bonsai tiền triệu xuống phố; nhiều ngân hàng hạ lãi suất vay mua nhà; TP. Hồ Chí Minh thưởng Tết cao nhất hơn 2 tỷ.
Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 11/1/2023: Giá vàng chờ diễn biến mới; xuất khẩu nông sản nhộn nhịp

Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 11/1/2023: Giá vàng chờ diễn biến mới; xuất khẩu nông sản nhộn nhịp

Điểm tin kinh tế - thị trường: Giá vàng chờ diễn biến mới; xuất khẩu nông sản nhộn nhịp; giá xăng dầu đi lên; Nestlé Việt Nam đầu tư thêm 100 triệu USD...
Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 10/1/2024: Giá vàng có lúc đảo chiều tăng tới 500.000 đồng/lượng

Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 10/1/2024: Giá vàng có lúc đảo chiều tăng tới 500.000 đồng/lượng

Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 10/1: Giá vàng có lúc đảo chiều tăng 500.000 đồng/lượng; 1.800 chuyến bay đêm dịp Tết; phân bón có thể chịu thuế VAT 5%...
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động