Tiêu chuẩn xanh của EU: Doanh nghiệp dệt may đáp ứng ra sao?

Dệt may được đánh giá là một trong những ngành sẽ chịu tác động mạnh từ quy định về tiêu chuẩn xanh và phát triển bền vững của thị trường EU.
Hàng Việt thích ứng ‘tiêu chuẩn xanh’ của thị trường EU Đáp ứng tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Doanh nghiệp không nên quá lo lắng

Khó khăn từ những tiêu chuẩn xanh

Thời gian qua, dệt may là một trong những ngành được hưởng lợi nhiều nhất từ Hiệp định EVFTA. Tuy nhiên, đến nay ngành dệt may lại là một trong những ngành đang gặp những khó khăn nhất định trước những tiêu chuẩn xanh mà thị trường này đang đặt ra.

Ông Vương Đức Anh, Chánh Văn phòng HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết, thị trường EU đã luật hóa tất cả những quy định liên quan đến phát triển bền vững và họ có xu hướng yêu cầu những quy định liên quan đến phát triển bền vững không phải ở góc độ mang tính tự nguyện mà là yêu cầu bắt buộc.

Tiêu chuẩn xanh của EU: Doanh nghiệp dệt may đáp ứng ra sao?
Ngành dệt may chịu tác động từ các quy định về tiêu chuẩn xanh

EU hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của ngành dệt may Việt Nam nói chung và cũng là của Vinatex. Dệt may là một mặt hàng được đánh giá là tác động đến môi trường lớn thứ ba ở EU. Ngày 30/3/2022, khi EU thông qua một chiến lược gọi là phát triển tuần hoàn và bền vững của ngành dệt may thì Vinatex cũng đã ngay lập tức có các cuộc hội thảo để phổ biến trong toàn hệ thống Tập đoàn Dệt may Việt Nam.

Chiến lược phát triển bền vững và tuần hoàn đối với ngành dệt may của EU có rất nhiều nội dung, trong đó nổi bật là mục tiêu làm thế nào để giảm tiêu dùng thời trang nhanh, tức là giảm lượng quần áo phát thải ra môi trường hàng năm.

Từ đó, EU thông qua rất nhiều sáng kiến và những đề xuất khác nhau. Trong đấy họ cũng xác định phải đi từ thiết kế theo hướng sinh thái (Eco Design), ghi nhãn (labeling) theo đúng quy định của EU.

Bên cạnh đó, sản phẩm dự kiến sẽ có một hộ chiếu, giúp người tiêu dùng khi bỏ tiền thì truy xuất được nguồn gốc sản phẩm, tức là tuyên bố xanh là đúng đấy, xanh đi từ gốc gác sản phẩm.

Bên cạnh đó, đối với ngành dệt may cũng có những câu chuyện, những quy định khác liên quan đến chiến lược này.

Gần đây nhất là câu chuyện về trách nhiệm nhà sản xuất mở rộng mới được Ủy ban châu Âu thông qua vào ngày mùng 5/7 năm nay. Nội hàm chính của quy định liên quan đến trách nhiệm nhà sản xuất mở rộng đối với mặt hàng dệt may này là EU hướng đến việc yêu cầu các nhà tạo ra chất thải dệt may phải trả tiền để họ đi thu thập, thu gom và xử lý những rác thải dệt may hàng năm ở EU.

“Bây giờ họ đang sửa chỉ thị khung về rác thải của châu Âu để xác định đối tượng nào sẽ phải trả phí, là nhà nhập khẩu hàng dệt may của EU hay là nhà phân phối hay là nhà sản xuất từ các nước thứ ba đưa vào” – ông Vương Đức Anh chia sẻ. Đồng thời cho biết, câu chuyện này chưa rõ ràng và mức phí đánh bao nhiêu cũng còn đang phải bàn. Đến cuối năm 2024 họ sẽ trình lên Nghị viện và Hội đồng để xem xét thông qua quy định này.

Thứ hai, liên quan đến câu chuyện về CBAM (thuế biên giới carbon) thì dệt may của Việt Nam của chúng ta chưa nằm trong diện này. Tuy nhiên, dệt may cũng là nhóm mặt hàng có tác động đến môi trường lớn ở EU, cho nên nằm trong nhóm 30 mặt hàng trong diện rủi ro có thể được đưa vào cơ chế CBAM từ giờ đến 2030.

Một quy định khác liên quan đến báo cáo phát triển bền vững thì từ trước đến nay, tất cả những nội dung liên quan đến báo cáo không phải báo cáo tài chính thì doanh nghiệp tự đưa vào báo cáo thường niên mang tính chất PR, quảng cáo về thành tích của mình liên quan đến giảm năng lượng, giảm nước, giảm tài nguyên… Tuy nhiên hiện nay, với EU, các doanh nghiệp ở EU phải đưa báo cáo đó cho một bên thứ ba là kiểm toán bắt đầu từ năm 2024.

“Nhìn chung, phải xác định phát triển bền vững là một xu thế không thể đảo ngược. Chúng ta phải chủ động nắm bắt để cố gắng làm sao bắt được nhịp cùng với thị trường” – ông Vương Đức Anh chia sẻ.

Doanh nghiệp đáp ứng ra sao?

Là những nhà sản xuất theo yêu cầu của khách hàng, Vinatex nhìn thấy rằng, tất cả những nhà mua hàng lớn trên thế giới hiện nay đều có một chiến lược phát triển bền vững của riêng mình, họ cũng công bố rộng rãi.

Đơn cử, Adidas với Nike đều đặt ra mục tiêu đến năm 2025 hay đến năm 2030 dùng 50% nguyên liệu tái chế được. Họ đều có một chương trình phát triển bền vững rất cụ thể và doanh nghiệp dệt may Việt Nam làm hàng theo yêu cầu của họ cũng phải có những thay đổi về mặt nguyên liệu. Ví dụ như doanh nghiệp trong ngành sợi của Vinatex, 20% sản phẩm ngành sợi đang theo hướng sợi tái chế và tuần hoàn. Doanh nghiệp phải mua bông organic hoặc mua những nguồn nguyên liệu mang tính chất tự nhiên và có thể tái chế được.

Về phía doanh nghiệp, Vinatex xác định phát triển bền vững sẽ là một câu chuyện về chiến lược đường dài và không thể một sớm một chiều, ngay lập tức chuyển đổi toàn bộ. Doanh nghiệp phải bám rất sát theo yêu cầu của khách hàng, cũng chính là yêu cầu của thị trường.

Đặc biệt, trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ dệt may trong năm 2023 đang suy giảm 8% so với năm ngoái và dự kiến tình hình cầu thấp này sẽ còn kéo dài đến cả năm 2024, khi mà các nước tiêu thụ lớn vẫn đang thắt chặt chi tiêu, thắt chặt chính sách tiền tệ, nhu cầu vẫn sẽ còn thấp và doanh nghiệp cũng sẽ phải nhìn nhận lại. Chiến lược phát triển bền vững của các hãng vẫn sẽ triển khai nhưng họ cũng cân đối, ở thời điểm này vẫn phải ưu tiên các sản phẩm phổ thông trước.

Còn về phía Vinatex, Tập đoàn đang chủ động khâu đào tạo nhân sự cho chiến lược phát triển bền vững này để thay đổi nhận thức về tăng trưởng bền vững. Bên cạnh đó, việc tổ chức sản xuất thử nghiệm đối với mặt hàng phát triển bền vững thực sự sẽ rất tốn kém, tốn nhiều chi phí và đang là mục tiêu nằm trong chiến lược trung và dài hạn.

Bên cạnh đó, ông Vương Đức Anh cho rằng, nếu muốn đáp ứng được tất cả yêu cầu phát triển bền vững trong thời gian tới thì sự hỗ trợ của Nhà nước về mặt chính sách là rất cần thiết.

Hiện Chính phủ đã có kế hoạch, chương trình hành động liên quan đến phát triển bền vững, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại vẫn chưa rõ ràng. Cần phải có những tiêu chí đặt ra, những mục tiêu và có những tiêu chí để định lượng và đưa ra những chính sách khuyến khích phù hợp liên quan đến đầu tư vào phát triển bền vững, vì yêu cầu tài chính để sản xuất thử những mặt hàng xanh rất tốn kém. Đây là một xu thế và tới đây sẽ thành quy định bắt buộc rồi, nên sự hỗ trợ từ Nhà nước đối với doanh nghiệp là rất quan trọng.

Bảo Ngọc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp định EVFTA

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đáp ứng Thoả thuận xanh EU: Bộ Công Thương đồng hành cùng doanh nghiệp

Đáp ứng Thoả thuận xanh EU: Bộ Công Thương đồng hành cùng doanh nghiệp

EU là thị trường xuất khẩu lớn nhưng với Thoả thuận xanh EU, con đường đưa hàng hoá sang thị trường này của doanh nghiệp Việt Nam xác định sẽ gập ghềnh.
Đáp ứng Thỏa thuận xanh EU: Doanh nghiệp dệt may cần chọn điểm rơi thích hợp

Đáp ứng Thỏa thuận xanh EU: Doanh nghiệp dệt may cần chọn điểm rơi thích hợp

Không có lời giải chung để đáp ứng các quy định trong Thỏa thuận xanh EU, mỗi doanh nghiệp dệt may cần căn cứ trên quy mô, khách hàng và chọn điểm rơi thích hợp
Thực hiện hiệp định EVFTA: Bắc Giang tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm xuất khẩu

Thực hiện hiệp định EVFTA: Bắc Giang tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm xuất khẩu

Đón bắt cơ hội từ EVFTA mang lại, tỉnh Bắc Giang đã xây dựng kế hoạch, chủ động tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm xuất khẩu.
Bắc Ninh: Chủ động tận dụng cơ hội từ EVFTA

Bắc Ninh: Chủ động tận dụng cơ hội từ EVFTA

Là "thủ phủ công nghiệp", nằm trong top các địa phương có mức tăng trưởng lớn của cả nước, tỉnh Bắc Ninh đã, đang chủ động tận dụng cơ hội từ EVFTA mang lại.
Hiệp định EVFTA, cơ hội lớn cho ngành logistics Việt Nam

Hiệp định EVFTA, cơ hội lớn cho ngành logistics Việt Nam

Hiệp định EVFTA mang lại cơ hội về thu hút đầu tư, gia tăng nhu cầu vận chuyển, tuy nhiên quá trình này cũng bộc lộ những thách thức với ngành logistic Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Sơn La: Chủ động các giải pháp đáp ứng quy định chống phá rừng của châu Âu

Sơn La: Chủ động các giải pháp đáp ứng quy định chống phá rừng của châu Âu

Mặt hàng cà phê của Sơn La là một trong những mặt hàng chịu tác động từ Quy định chống phá rừng châu Âu (EUDR).
Quy định chống mất rừng của EU: Ngành cà phê ca cao đã tuân thủ

Quy định chống mất rừng của EU: Ngành cà phê ca cao đã tuân thủ

Quy định chống mất rừng của EU (EUDR) được nhận định là thách thức nhưng cũng không phải không có cơ hội cho ngành cà phê ca cao Việt Nam.
Tận dụng lợi thế từ EVFTA, xuất khẩu thủy sản có cơ hội phục hồi

Tận dụng lợi thế từ EVFTA, xuất khẩu thủy sản có cơ hội phục hồi

Nhờ các cam kết của Hiệp định EVFTA, thuỷ sản Việt Nam sẽ có nhiều lợi thế để tiếp cận thị trường EU trong thời gian tới.
Hiệp định EVFTA: “Đòn bẩy” xuất khẩu nông sản sang thị trường Bắc Âu

Hiệp định EVFTA: “Đòn bẩy” xuất khẩu nông sản sang thị trường Bắc Âu

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đã trở thành một trong những đòn bẩy thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang thị trường Bắc Âu thời gian qua.
Gạo Việt Nam được thị trường châu Âu đón nhận

Gạo Việt Nam được thị trường châu Âu đón nhận

Trong 2 năm vừa qua không có bất kỳ lô hàng gạo nào của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU bị cảnh báo. Gạo Việt Nam đã được thị trường châu Âu đón nhận.
Đáp ứng các tiêu chuẩn xanh của châu Âu: “Chìa khoá” duy trì hiệu quả Hiệp định EVFTA

Đáp ứng các tiêu chuẩn xanh của châu Âu: “Chìa khoá” duy trì hiệu quả Hiệp định EVFTA

Đáp ứng các tiêu chuẩn xanh của EU là yêu cầu bắt buộc với các doanh nghiệp xuất khẩu nếu muốn tiếp tục tận dụng hiệu quả Hiệp định EVFTA.
EVFTA thúc đẩy xanh hóa ngành nông sản, thực phẩm

EVFTA thúc đẩy xanh hóa ngành nông sản, thực phẩm

Doanh nghiệp cần nghiêm túc nghiên cứu và thực hành các tiêu chuẩn xanh của EU để tận dụng tốt hơn các ưu đãi thuế quan trong EVFTA, từ đó đẩy mạnh xuất khẩu.
Tận dụng EVFTA để xuất khẩu cà phê sang Bắc Âu: Giải pháp nào để thực thi Quy định chống phá rừng?

Tận dụng EVFTA để xuất khẩu cà phê sang Bắc Âu: Giải pháp nào để thực thi Quy định chống phá rừng?

Quy định chống phá rừng của EU được Nghị viện thông qua ngày 29/6/2023 và áp dụng từ 30/12/2024. Cà phê là một trong những mặt hàng chịu ảnh hưởng của quy định.
Hội chợ Hàng Việt Nam: Thúc đẩy doanh nghiệp tận dụng EVFTA để xuất khẩu vào Thuỵ Điển

Hội chợ Hàng Việt Nam: Thúc đẩy doanh nghiệp tận dụng EVFTA để xuất khẩu vào Thuỵ Điển

Hội chợ Hàng Việt Nam tại Thuỵ Điển là cơ hội quảng bá, giúp hàng hóa Việt Nam tận dụng EVFTA để xuất khẩu vào thị trường Thuỵ Điển và khu vực Bắc Âu.
Tận dụng EVFTA để xuất khẩu vào Bắc Âu: Doanh nghiệp cần đáp ứng các tiêu chuẩn phát triển bền vững

Tận dụng EVFTA để xuất khẩu vào Bắc Âu: Doanh nghiệp cần đáp ứng các tiêu chuẩn phát triển bền vững

Một số doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đang đi đầu trong việc phát triển bền vững và lan tỏa đến các doanh nghiệp nhỏ hơn trong chuỗi cung cầu để tận dụng EVFTA
EVFTA góp phần nâng tầm, khẳng định vị thế hàng Việt tại thị trường Hà Lan

EVFTA góp phần nâng tầm, khẳng định vị thế hàng Việt tại thị trường Hà Lan

Với những ưu đãi thuế quan từ EVFTA, hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam sang châu Âu nói chung và Hà Lan nói riêng đã, đang được nâng tầm, khẳng định vị thế.
EVFTA tạo “cú huých” hút dòng vốn FDI từ Hà Lan vào Việt Nam

EVFTA tạo “cú huých” hút dòng vốn FDI từ Hà Lan vào Việt Nam

EVFTA đã và đang tác động tốt đến tình hình thu hút đầu tư, nguồn lực từ EU vào Việt Nam. Trong đó, Hà Lan là nhà đầu tư lớn nhất với đa dạng các lĩnh vực.
Bộ chỉ số FTA Index thúc đẩy địa phương tiệm cận với các FTA

Bộ chỉ số FTA Index thúc đẩy địa phương tiệm cận với các FTA

Bộ chỉ số FTA Index sắp ra mắt được kỳ vọng mở ra nhiều cơ hội để các địa phương tiệm cận hơn và đa dạng hoá thị trường xuất nhập khẩu.
Tận dụng CPTPP, Việt Nam trở thành “mảnh đất hứa” trong thu hút FDI

Tận dụng CPTPP, Việt Nam trở thành “mảnh đất hứa” trong thu hút FDI

Kể từ khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực với Việt Nam từ tháng 1/2019, trong những năm qua, thu hút đầu tư FDI từ khối này ngày càng khả quan hơn.
Longform | FTA, khẳng định vị thế của Việt Nam trên “sân chơi” kinh tế toàn cầu

Longform | FTA, khẳng định vị thế của Việt Nam trên “sân chơi” kinh tế toàn cầu

Tiến trình tham gia, ký kết các FTA đã chứng tỏ vai trò của Việt Nam trong việc thúc đẩy thương mại tự do và hội nhập kinh tế, thương mại trên thế giới.
Những tác động tích cực của Hiệp định EVFTA sau 3 năm thực thi

Những tác động tích cực của Hiệp định EVFTA sau 3 năm thực thi

Không chỉ tăng cường xuất khẩu, thu hút nguồn vốn đầu tư từ châu Âu, sau 3 năm thực thi, Hiệp định EVFTA còn tác động thúc đẩy cải cách thể chế tại Việt Nam.
Hiệp định EVFTA: “Đòn bẩy” cho xuất khẩu cà phê vào EU

Hiệp định EVFTA: “Đòn bẩy” cho xuất khẩu cà phê vào EU

Từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, ngành cà phê Việt Nam liên tục tăng tốc xuất khẩu sang EU khi nhiều doanh nghiệp đã tận dụng tốt cơ hội này.
Doanh nghiệp tận dụng Hiệp định EVFTA, thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam-EU

Doanh nghiệp tận dụng Hiệp định EVFTA, thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam-EU

EuroCham đánh giá cao Việt Nam-EU thiết lập khuôn khổ hợp tác vững chắc, đặc biệt các thỏa thuận quan trọng như Hiệp định EVFTA, tạo động lực hợp tác kinh tế.
Số lượng doanh nghiệp xây dựng thương hiệu xuất khẩu sang EU còn thấp

Số lượng doanh nghiệp xây dựng thương hiệu xuất khẩu sang EU còn thấp

Dù Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) thực thi gần 3 năm, nhưng số lượng doanh nghiệp Việt xây dựng được thương hiệu xuất khẩu sang EU còn thấp.
EuroCham: Sức hấp dẫn đầu tư toàn cầu của Việt Nam vẫn mạnh mẽ

EuroCham: Sức hấp dẫn đầu tư toàn cầu của Việt Nam vẫn mạnh mẽ

EuroCham đánh giá, sức hấp dẫn đầu tư toàn cầu của Việt Nam vẫn mạnh mẽ, đặc biệt, Việt Nam được xếp vào Top 10 điểm đến FDI hàng đầu.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động