Tiêu chuẩn mới về an toàn thực phẩm
An toàn thực phẩm 01/06/2018 06:10 Theo dõi Congthuong.vn trên
![]() |
Nhiều doanh nghiệp đã xây dựng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo hệ thống tiêu chuẩn ISO 22000:2005 |
Tiêu chuẩn ISO 22000:2005 được phát triển trên cơ sở kế thừa toàn bộ tính ưu việt của hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát, cũng như đưa ứng dụng phương pháp tiếp cận và cải tiến liên tục qua chu trình PDAC (lập kế hoạch - thực hiện - kiểm tra - điều chỉnh), các nguyên tắc quản lý chất lượng và yêu cầu của tiêu chuẩn quản lý chất lượng theo ISO 9001:2008.
Với đặc điểm đó, ISO 22000:2005 không chỉ được các DN trong chuỗi thực phẩm lần đầu tiên áp dụng, mà còn tạo thuận lợi cho DN đã áp dụng hệ thống quản lý khác như HACCP hay ISO 9001 hoàn toàn có thể tích hợp, bổ sung hệ thống hiện có, phù hợp với yêu cầu của ISO 22000:2005. Từ đó, giảm bớt chi phí vận hành, duy trì hệ thống và phát huy tốt hơn hiệu quả hoạt động của DN; nâng cao giá trị thương hiệu, tạo lòng tin cho khách hàng và cơ quan quản lý nhà nước. Đồng thời, giảm thiểu các chi phí kiểm tra, đánh giá, tăng cơ hội tiếp cận, thâm nhập thị trường có yêu cầu nghiêm ngặt về ATTP.
Hiện, ở Việt Nam đã có nhiều DN xây dựng hệ thống quản lý ATTP theo hệ thống tiêu chuẩn ISO 22000:2005 và đã áp dụng thành công mô hình quản lý này, như: Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu nông sản, thực phẩm Việt Nam; Công ty Cổ phần Thủy sản Bạc Liêu; Công ty Cổ phần nước khoáng Vĩnh Hảo… Theo ông Quách Thạch Thi - Tư vấn trưởng Công ty TNHH Tư vấn quản lý và Phát triển DN Á Châu - để tạo ra thương hiệu mạnh, DN cần xây dựng được hệ thống quản lý ATTP của mình theo tiêu chuẩn HACCP/ISO 22000.
Mặc dù, đánh giá cao lợi ích của việc áp dụng hệ thống quản lý ATTP ISO 22000, song một số DN cho rằng, việc áp dụng hệ thống tiêu chuẩn này còn phức tạp với nhiều khái niệm trừu tượng. Vì vậy, ISO đang soát xét, sửa đổi ISO 22000:2005 dựa trên những thay đổi chủ yếu gồm sửa đổi cấu trúc và làm rõ một số khái niệm, giúp DN áp dụng nhiều tiêu chuẩn hệ thống quản lý thuận tiện hơn.
Ông Nguyễn Nam Hải - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) - cho biết, tính đến hết tháng 4/2018, trong hệ thống tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) hiện hành có 1536 TCVN liên quan đến thực phẩm. Các tiêu chuẩn này được xây dựng dựa trên những nguyên tắc cơ bản về kiểm soát sản xuất liên quan đến an toàn, vệ sinh thực phẩm và đưa ra những quy định cho những hoạt động khác như: Kiểm soát lưu trữ, vận chuyển, kiểm tra, phương pháp bán lẻ sản phẩm hiệu quả. Riêng với tiêu chuẩn ISO 22000:2005 đưa ra bốn yếu tố chính đối với hệ thống quản lý ATTP nhằm bảo đảm ATTP trong suốt chuỗi cung ứng thực phẩm, từ khâu đầu tiên đến khi tiêu thụ sản phẩm.
Ông Nguyễn Nam Hải - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ): Xu thế hội nhập quốc tế và yêu cầu thiết yếu của cuộc sống đòi hỏi phải bảo đảm ATTP. Vì vậy, thời gian tới, cần tiếp tục có những quy chuẩn khác chặt chẽ hơn về ATTP. |
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Tác hại của lò vi sóng khi sử dụng không đúng cách

Đồng bộ các giải pháp để nâng hiệu quả quản lý thực phẩm

Chung tay phát triển hệ thống kinh doanh thực phẩm an toàn

Bộ Công Thương: Hỗ trợ phát triển hệ thống kinh doanh thực phẩm an toàn

WinCommerce chinh phục người tiêu dùng bằng những sản phẩm “nhà trồng”
Tin cùng chuyên mục

Việt Nam đang đối mặt với 3 gánh nặng kép về vấn đề dinh dưỡng

Khai mạc Lễ hội trái cây thành phố Hà Nội năm 2023

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tăng cường kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm chợ dân sinh

Yếu tố nào sẽ thúc đẩy thị trường thực phẩm hữu cơ tại Việt Nam?

Sở Công Thương Quảng Trị: Nhiều giải pháp bảo đảm an toàn thực phẩm

Kết nối nông sản, thực phẩm an toàn đến các chợ trên địa bàn Thủ đô Hà Nội

Bộ Công Thương kiểm tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm tại Thanh Hóa

Bộ Công Thương kiểm tra công tác quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm tại Nghệ An

Đà Nẵng: Phát hiện nhiều vi phạm an toàn thực phẩm tại một cơ sở kinh doanh

Bộ Công Thương: Tích cực, chủ động trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm

Hà Nội: Nhân rộng và nâng chất các Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP

Thực phẩm đóng hộp bảo quản trong bao lâu?

Chè La Bằng và kinh nghiệm trong xây dựng và phát triển thương hiệu

Công nghệ an toàn cho túi zipper đựng thực phẩm

Mối nguy mất an toàn thực phẩm luôn rình rập

Sở Công Thương tỉnh Đồng Tháp: Tích cực triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm

Sức khỏe 28 học sinh tiểu học bị ngộ độc ở Thái Bình đã ổn định trở lại

Phòng tránh ngộ độc thực phẩm: Cần tăng cường quản lý ở mọi cấp độ

TP. Hồ Chí Minh: Thành lập Sở An toàn thực phẩm đầu tiên trong cả nước
