Tiếp tục nghiêm túc tiếp thu các ý kiến để hoàn thiện Dự thảo Thông tư Made in Vietnam

Ngày 25/9, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến dự thảo Thông tư quy định về cách xác định sản phẩm, hàng hóa là sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam (Made in Vietnam). Rất nhiều ý kiến góp ý đã được đại diện các bộ ngành, doanh nghiệp, hiệp hội đưa ra tại hội thảo.    

Thông tư không làm phát sinh chi phí và thủ tục hành chính

Dự thảo Thông tư Made in Vietnam là văn bản nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận ngay từ khi đang xây dựng dự thảo, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay có nhiều loại sản phẩm, hàng hoá nhập khẩu linh kiện từ nước ngoài về Việt Nam lắp ghép, gia công nhưng lại ghi nhãn là hàng “made in Vietnam” khiến dư luận phản ứng.

tiep tuc nghiem tuc tiep thu cac y kien de hoan thien du thao thong tu made in vietnam

Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho biết, Thông tư này được áp dụng cho hàng hóa lưu thông trên thị trường Việt Nam. Vì vậy, Thông tư sẽ áp dụng cho cả hàng nhập khẩu vào Việt Nam. Nếu hàng nhập khẩu vào Việt Nam đã có nhãn mác thể hiện xuất xứ không phải xuất xứ Việt Nam thì khi lưu thông trên thị trường, việc ghi nước xuất xứ sẽ được thực hiện theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ về nhãn hàng hóa. Thông tư của Bộ Công Thương không điều chỉnh các trường hợp này.

Về nguyên tắc, Thông tư này sẽ không làm phát sinh chi phí cho doanh nghiệp vì đây chỉ là Thông tư giúp doanh nghiệp ghi nhãn chính xác hơn cho sản phẩm của mình tránh được nguy cơ bị cáo buộc là gian lận xuất xứ, loại bỏ dần tình trạng hàng nhập khẩu nhập nhèm, đội lốt hàng Việt Nam. Thông tư cũng không tạo ra thủ tục hành chính nào cho doanh nghiệp.

Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) chia sẻ về tính cấp thiết của thông tư hàng “made in Viet Nam”, hiện nay nhiều sản phẩm, hàng hoá Việt Nam đã mang tính quốc gia, chất lượng tăng lên, có thương hiệu, tạo niềm tin cho người tiêu dùng, nên dẫn tới tình trạng hàng hoá “đội lốt” hàng Việt Nam. Chính vì vậy, việc xây dựng Thông tư này phục vụ cho việc xác định hàng hóa Việt Nam. Doanh nghiệp có thể dán nhãn hoặc không dán nhãn nhưng vẫn thể hiện được là hàng Việt.

Chuyên gia, bộ ngành góp ý

Còn nhiều băn khoăn vì sự “dẫn chiếu vòng” của Thông tư, bà Trần Thị Thu Hương - Giám đốc Trung tâm Xác nhận chứng từ thương mại VCCI nêu vấn đề: “Ở phần 10 của điều 3 có nói đến khái niệm “xuất xứ Việt Nam” là hàng hóa Việt Nam theo quy định tại thông tư này. Vậy có được hiểu ngược lại, hàng hóa Việt Nam là hàng hóa có xuất xứ Việt Nam hay không? Nếu không muốn ghi nhãn là hàng hóa Việt Nam thì có được thay bằng hàng hóa xuất xứ Việt Nam trên nhãn hay không?”.

tiep tuc nghiem tuc tiep thu cac y kien de hoan thien du thao thong tu made in vietnam
Nhiều ý kiến góp ý tại hội thảo

Dự thảo Thông tư Made in Vietnam cũng có những quy định được cho là tương đồng với Nghị định số 31/2017/NĐ-CP ngày 8/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa và Thông tư 05/2018/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định về xuất xứ hàng hóa. Vậy có cần thiết ban hành một thông tư riêng hay không? Thay vào đó, tại sao không chỉnh sửa, bổ sung trên nền các văn bản quy phạm pháp luật khác?

Bà Bùi Thị Thùy Dương - Chuyên viên nhãn hàng hóa (Bộ Khoa học và Công nghệ) góp ý kiến, khoản 5, điều 10 Thông tư cho hay, hàng hóa được coi là không có xuất xứ Việt Nam nếu trải qua quá trình gia công đơn giản cuối cùng như phối trộn đơn giản các sản phẩm, dù cùng loại hay khác loại. Tuy nhiên rất nhiều loại hàng hóa chỉ phối trộn với một loại phụ gia cũng có thể khiến thay đổi tính chất, chất lượng hàng hóa và dễ dẫn đến chuyện nhập nhèm khi doanh nghiệp (DN) muốn giả mạo xuất xứ hàng hóa.

Nhiều ý kiến của các doanh nghiệp, hiệp hội cũng băn khoăn rằng Thông tư quy định tỷ lệ giá trị gia tăng 30% trở nên mới được coi là hàng hóa Việt Nam. Với những loại hàng hóa giá trị gia tăng dưới 30% sẽ thể hiện xuất xứ ra sao trên hàng hóa.

Theo đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư thắc mắc, giá trị gia tăng 30% có phù hợp với thông lệ quốc tế không? Ví dụ công đoạn gia công không đáp ứng tỷ lệ 30% thì ghi như thế nào?

“Để sản xuất các mặt hàng khoáng sản đặc thù như nam châm, đất hiếm thì phải sử dụng công nghệ rất cao. Đây cũng là mặt hàng được Nhà nước khuyến khích. Tuy nhiên, nếu nhập khẩu nguyên liệu về và gia công trong nước và tỷ lệ giá trị gia tăng dưới 30% thì ghi trên nhãn hàng hóa như thế nào?” – đại diện Bộ Kế hoạch Đầu tư cho hay.

Về hình thức văn bản, đại diện Bộ Tư pháp cho rằng, do chứa đựng những quy định về yêu cầu, tiêu chí để sản phẩm, hàng hóa được xác định là hàng hóa của Việt Nam, tức là chứa đựng những quy định về điều kiện mà theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 nên không thể ban hành dưới hình thức Thông tư của Bộ trưởng. Thay vào đó, cần ban hành dưới hình thức Nghị định của Chính phủ.

Nghiêm túc tiếp thu và sửa đổi

Trực tiếp giải đáp các thắc mắc của diễn giả, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh nêu rõ, thực tế, Nghị định 31 và Thông tư 05, thậm chí là Nghị định 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa đã có những quy định về nhãn hàng hóa, xuất xứ hàng hóa. Tuy nhiên, các văn bản này chỉ quy định xuất xứ hàng hóa với hàng xuất khẩu. Do đó, việc ban hành một Thông tư độc lập về hàng hóa sản xuất và lưu hành ở Việt Nam là việc cấp thiết hiện nay.

Về việc ghi địa chỉ thay vì ghi xuất xứ hàng hóa, từ năm 1996, Chính phủ cho phép ghi địa chỉ thay cho xuất xứ hàng hóa. Nhưng từ khi Nghị định 43 được ban hành thì việc này không được phép, DN buộc phải ghi xuất xứ cho hàng hóa.

Riêng quy định tỷ lệ giá trị gia tăng 30%, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho rằng đây là quy định chung của nhiều quốc gia, cho nên không lý gì Bộ Công Thương lại đòi hỏi quy định một con số cao hơn.

Đáng chú ý, trong Hiệp định Thương mại tự do hàng hóa ASEAN (ATIGA), hàm lượng giá trị gia tăng phải đạt 40% mới được coi là đáp ứng xuất xứ hàng hóa; nhưng tại thông tư này, chỉ cần hàm lượng 30% sẽ được coi là hàng hóa Việt Nam. Nguyên nhân là trong ATIGA và các hiệp định thương mại tự do khác, hàm lượng giá trị gia tăng được gọi là hàm lượng giá trị khu vực (RVC), tức là cho phép cộng gộp xuất xứ của các nước thành viên. Ví dụ, một sản phẩm có 20% giá trị của Thái Lan, 10% của Philippines, 5% của Lào và 5% của Việt Nam sẽ được coi là đạt tiêu chí xuất xứ ASEAN và được cấp chứng nhận xuất xứ mẫu D để được hưởng ưu đãi thuế quan. Nhưng với thông tư này, tỷ lệ giá trị giá tăng 30% là chỉ tính riêng giá trị của Việt Nam.

Với trường hợp hàng hóa có giá trị gia tăng nhỏ hơn 30% thì không thể ghi là sản phẩm, hàng hóa Việt Nam. Trong trường hợp này, Nghị định 43 quy định cho phép DN được ghi xuất xứ ở bất cứ nước nào trong tầm hiểu biết tốt nhất của mình, miễn không vi phạm pháp luật.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh thông tin thêm, Bộ Công Thương đã đăng tải công khai dự thảo và sẽ tổ chức 2 hội thảo tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh để lấy ý kiện rộng rãi của người dân, doanh nghiệp, bộ ngành liên quan để hoàn thiện, sau đó báo cáo Thủ tướng, rồi tiếp tục rà soát một lần nữa trước khi ban hành, đưa vào cuộc sống.

Phương Lan - Bùi Hùng

Tin mới nhất

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Đổi mới xây dựng thể chế, tạo đột phá của đột phá để ngành Công Thương vươn mình

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Đổi mới xây dựng thể chế, tạo đột phá của đột phá để ngành Công Thương vươn mình

Năm 2025, ngành Công Thương tập trung đổi mới, ưu tiên xây dựng thể chế; xác định đây là nhiệm vụ 'đột phá của đột phá' thúc đẩy công nghiệp, thương mại.
Ngành Công Thương về đích năm 2024: Hàng loạt thành tích ấn tượng

Ngành Công Thương về đích năm 2024: Hàng loạt thành tích ấn tượng

Sản xuất công nghiệp và xuất nhập khẩu về đích vượt mục tiêu đặt ra, ngành Công Thương đột phá trong triển khai nhiệm vụ năm 2024.
Ảnh: Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Ảnh: Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Chiều 23/12, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ ngành Công Thương năm 2025.
Nhật Bản sẵn sàng hỗ trợ đào tạo nhân lực cho dự án điện hạt nhân Việt Nam

Nhật Bản sẵn sàng hỗ trợ đào tạo nhân lực cho dự án điện hạt nhân Việt Nam

Các doanh nghiệp, trường đại học của Nhật Bản đều bày tỏ vui mừng khi Việt Nam tái khởi động dự án nhà máy điện hạt nhân và mong muốn sẵn sàng hợp tác.
Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Đại diện Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản đã giải đáp nhiều nội dung Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam quan tâm về việc phát triển điện hạt nhân.

Tin cùng chuyên mục

Ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với doanh nghiệp, trường học Nhật Bản về phát triển điện hạt nhân

Ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với doanh nghiệp, trường học Nhật Bản về phát triển điện hạt nhân

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị Nhật Bản hợp tác với Việt Nam phát triển điện hạt nhân trên cơ sở hai bên cùng có lợi, vì mục tiêu phát triển của mỗi nước.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với doanh nghiệp, trường học Nhật Bản về hợp tác phát triển điện hạt nhân

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với doanh nghiệp, trường học Nhật Bản về hợp tác phát triển điện hạt nhân

Ngày 20/12, tại Nhật Bản, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng Đoàn Bộ Công Thương đã có buổi làm việc với nhóm doanh nghiệp/trường đại học Nhật Bản về điện hạt nhân
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 7 Uỷ ban hỗn hợp Việt Nam - Nhật Bản

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 7 Uỷ ban hỗn hợp Việt Nam - Nhật Bản

Ngày 20/12, Kỳ họp lần thứ 7 Uỷ ban hỗn hợp Việt Nam - Nhật Bản về hợp tác công nghiệp, thương mại và năng lượng đã diễn ra tại Tokyo, Nhật Bản.
CHÙM ẢNH: Kỳ họp lần thứ 7 Uỷ ban hỗn hợp Việt Nam-Nhật Bản về hợp tác công nghiệp, thương mại và năng lượng

CHÙM ẢNH: Kỳ họp lần thứ 7 Uỷ ban hỗn hợp Việt Nam-Nhật Bản về hợp tác công nghiệp, thương mại và năng lượng

Ngày 20/12 (theo giờ Nhật Bản), Kỳ họp lần thứ 7 Uỷ ban hỗn hợp Việt Nam – Nhật Bản về hợp tác công nghiệp, thương mại và năng lượng đã diễn ra tại Nhật Bản.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên dự và phát biểu tại Diễn đàn đồng sáng tạo kinh tế ASEAN - Nhật Bản

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên dự và phát biểu tại Diễn đàn đồng sáng tạo kinh tế ASEAN - Nhật Bản

Sáng 20/12, tại Tokyo (Nhật Bản), Diễn đàn đồng sáng tạo kinh tế ASEAN - Nhật Bản lần thứ hai đã diễn ra. Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tham dự và có bài phát biểu
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Thương vụ phải là

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Thương vụ phải là 'sứ giả' kinh tế, là cầu nối thu hút đầu tư bền vững

Giao nhiệm vụ cho các Thương vụ Việt Nam tại châu Á, châu Phi, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị, Thương vụ không chỉ kết nối thương mại mà còn kết nối đầu tư.
Chùm ảnh: Hội nghị Tham tán thương mại, Trưởng Cơ quan Thương vụ khu vực châu Á - châu Phi năm 2024

Chùm ảnh: Hội nghị Tham tán thương mại, Trưởng Cơ quan Thương vụ khu vực châu Á - châu Phi năm 2024

Chiều 19/12, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Hội nghị Tham tán thương mại, Trưởng Chi nhánh Thương vụ khu vực thị trường châu Á - châu Phi.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị Tham tán thương mại khu vực châu Á - châu Phi năm 2024

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị Tham tán thương mại khu vực châu Á - châu Phi năm 2024

Chiều 19/12, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Hội nghị Tham tán thương mại, Trưởng Chi nhánh Thương vụ khu vực thị trường châu Á - châu Phi.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản năm 2024

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản năm 2024

Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Nhật Bản, sáng 19/12, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản năm 2024.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tìm hiểu thị trường tại Tập đoàn HiteJinro - chi nhánh Nhật Bản

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tìm hiểu thị trường tại Tập đoàn HiteJinro - chi nhánh Nhật Bản

Chiều 18/12, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng Đoàn công tác Bộ Công Thương tới tìm hiểu thị trường tại đại diện chi nhánh Tập đoàn HiteJinro tại Tokyo, Nhật Bản.
Thư chúc mừng của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gửi Cựu chiến binh, Cựu quân nhân ngành Công Thương

Thư chúc mừng của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gửi Cựu chiến binh, Cựu quân nhân ngành Công Thương

Nhân dịp 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã gửi thư chúc mừng đến Cựu chiến binh, Cựu quân nhân ngành Công Thương.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Tuyệt đối không bỏ trống, làm gián đoạn hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Tuyệt đối không bỏ trống, làm gián đoạn hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo, Quản lý thị trường cần nêu cao tinh thần, tuyệt đối không bỏ trống, làm gián đoạn hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường.
Tổng cục Quản lý thị trường tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Tổng cục Quản lý thị trường tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Sáng ngày 17/12, tại trụ sở Bộ Công Thương, Tổng cục Quản lý thị trường đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Xuất xưởng máy biến áp 500kV lớn nhất do Việt Nam sản xuất

Xuất xưởng máy biến áp 500kV lớn nhất do Việt Nam sản xuất

Ngày16/12, tại Hà Nội, Tổng công ty Thiết bị điện Đông Anh đã tổ chức Lễ xuất xưởng và gắn biển công trình 'Thiết kế, chế tạo máy biến áp 500kV - 3x300MVA'.
Hợp tác Việt Nam - Quảng Tây (Trung Quốc): Mở ra chương mới trong hợp tác kinh tế thương mại

Hợp tác Việt Nam - Quảng Tây (Trung Quốc): Mở ra chương mới trong hợp tác kinh tế thương mại

Hội nghị tổng kết năm 2024 tại Quảng Tây đánh dấu bước tiến trong hợp tác kinh tế thương mại Việt - Trung, thúc đẩy thông quan, đầu tư và phát triển bền vững.
Hợp tác kinh tế Việt Nam - Ba Lan: Cầu nối hợp tác từ giáo dục đến kinh tế số

Hợp tác kinh tế Việt Nam - Ba Lan: Cầu nối hợp tác từ giáo dục đến kinh tế số

Mới đây, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long đã tiếp Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Cộng hòa Ba Lan, thúc đẩy hợp tác kinh tế song phương.
Kỳ tích đường dây 500 kV mạch 3: Bộ Công Thương nêu 5 kinh nghiệm trong chỉ đạo điều hành

Kỳ tích đường dây 500 kV mạch 3: Bộ Công Thương nêu 5 kinh nghiệm trong chỉ đạo điều hành

Theo phương châm "Chỉ bàn làm, không bàn lùi’ "của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã chỉ đạo kịp thời, gỡ vướng trong thi công đường dây 500 kV mạch 3.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân thủ công mỹ nghệ

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân thủ công mỹ nghệ

Sáng 6/12, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ lần thứ 5.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với GS. John Kent

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với GS. John Kent

Chiều 4/12, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có buổi làm việc với GS. John Kent - Trường Đại học Arkansas (Hoa Kỳ).
​​Bộ Công Thương: Tập huấn nghiệp vụ công tác tổ chức đại hội Đảng các cấp

​​Bộ Công Thương: Tập huấn nghiệp vụ công tác tổ chức đại hội Đảng các cấp

Sáng 4/12, tại Hà Nội, Đảng ủy Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác tổ chức đại hội Đảng các cấp, nhiệm kỳ 2025-2030.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động