Tiếp tục kiểm soát tốt lạm phát, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh

Chiều 23/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng Ban chỉ đạo điều hành giá chủ trì cuộc họp đánh giá kết quả công tác chỉ đạo, điều hành giá năm 2023.
2 kịch bản lạm phát nào cho Việt Nam trước sự biến động của giá dầu? Giải pháp nào để giảm áp lực lạm phát cho năm 2024?

Hội nghị cũng nhằm đưa ra những dự báo tình hình, yếu tố tác động đối với mặt bằng giá hàng hóa dịch vụ năm 2024, đề ra giải pháp hữu hiệu để chỉ đạo, điều hành trong năm nay.

Thị trường trong nước ổn định, nguồn cung được bảo đảm

Báo cáo tại hội nghị, lãnh đạo Bộ Tài chính đã thông tin về kết quả công tác quản lý, điều hành giá năm 2023 và định hướng năm 2024. Đánh giá cho thấy, lạm phát toàn cầu tuy đã hạ nhiệt nhưng vẫn neo ở mức cao khiến nhiều nền kinh tế lớn trong năm 2023 đã duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất cao để kiểm soát lạm phát. Đến cuối năm 2023,lạm phát tuy giảm nhưng vẫn cao hơn mục tiêu dài hạn của các ngân hàng trung ương.

Đối với tình hình trong nước, lạm phát có xu hướng tăng cao vào đầu năm sau đó theo xu hướng giảm dần và tăng nhẹ trở lại trong quý IV/2023. Thị trường hàng hóa trong nước năm 2023 cơ bản bình ổn, nguồn cung hàng hóa nhất là các mặt hàng thiết yếu luôn được bảo đảm. Giá các mặt hàng thực phẩm, vật tư nông nghiệp không có biến động lớn, riêng mặt hàng thóc gạo giá tăng do nhu cầu tăng cao trên thị trường thế giới. Lạm phát cơ bản bình quân năm 2023 tăng 4,16% so với năm 2022, cao hơn 0,91% so với mức tăng CPI bình quân chung, chủ yếu do một số mặt hàng như xăng dầu, giá gas giảm khiến lạm phát chung giảm nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản...

Tiếp tục kiểm soát tốt lạm phát, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì hội nghị - Ảnh: TTXVN

Nguyên nhân làm tăng CPI trong năm 2023 được Bộ Tài chính chỉ ra là chỉ số giá nhóm giáo dục tăng 7,44% so với năm trước do một số địa phương tăng học phí năm học 2023-2024 theo lộ trình của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP, tác động làm CPI chung tăng 0,46%.

Chỉ số giá nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 6,58% so với năm trước, tác động làm CPI chung tăng 1,24% do giá xi măng, cát tăng theo giá nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào, cùng với đó giá thuê nhà ở tăng cao. Bên cạnh đó là chỉ số giá nhóm lương thực, thực phẩm, điện sinh hoạt, đồ uống và thuốc lá, thuốc và dịch vụ y tế, hàng hóa và dịch vụ khác cũng tăng đã tác động làm CPI tăng lên.

Ở chiều ngược lại, một số nhóm hàng hóa như xăng dầu, gas, bưu chính, viễn thông giảm giá, làm CPI chung giảm.

Đáng lưu ý, Bộ Tài chính cũng cho rằng công tác điều hành giá năm 2023 có nhiều thuận lợi, giá xăng dầu có diễn biến tăng, giảm đan xen do tác động của giá thế giới nhưng biên độ tăng giảm không quá lớn. Giá một số mặt hàng nhà nước quản lý đã có một số điều chỉnh theo lộ trình thị trường nhưng với mức độ ít, mang tính kiềm chế và tập trung vào cuối năm nên về tổng thể tác động không lớn đến chỉ số giá tiêu dùng năm 2023.

Để chủ động ứng phó với áp lực lạm phát, từ đầu năm 2023, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng - Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá, đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tổ chức triển khai quyết liệt nhiều giải pháp kinh tế vĩ mô như bảo đảm nguồn cung hàng hóa tiêu dùng thiết yếu và nguyên vật liệu đầu vào quan trọng của sản xuất.

Theo đánh giá của lãnh đạo Bộ Tài chính, công tác quản lý điều hành giá được thực hiện chủ động, điều hành giá mặt hàng nhà nước quản lý thận trọng trong những tháng đầu năm để tạo dư địa an toàn cho công tác kiểm soát lạm phát cả năm 2023, các quý tiếp theo thực hiện linh hoạt theo diễn biến CPI với mức độ và liều lượng phù hợp, điều hành giá xăng dầu phù hợp với diễn biến giá thế giới.

Việc ban hành kịp thời các chính sách hỗ trợ miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền sử dụng đất giúp giảm áp lực lên mặt bằng giá; giảm mặt bằng lãi suất cho vay, ổn định thị trường ngoại hối; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; cùng với các chính sách vĩ mô khác giúp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2023 tăng 3,25% so với cùng kỳ năm trước trong phạm vi lạm phát mục tiêu do Quốc hội và Chính phủ đề ra.

Chủ động kiểm soát giá, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô

Theo nhận định của Bộ Tài chính, năm 2024 khó khăn, thách thức còn rất lớn, nhất là những yếu tố bất lợi từ bên ngoài và những khó khăn nội tại, để thực hiện nhiệm vụ Quốc hội đề ra là tăng trưởng GDP từ 6-6,5% và tốc độ tăng CPI bình quân từ 4 – 4,5%. Các ý kiến tại cuộc họp cho rằng, công tác quản lý, điều hành giá cần bảo đảm thực hiện kiểm soát tốt lạm phát, đồng thời tiếp tục hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân.

Theo đó, giá một số mặt hàng nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu dự báo có thể có biến động tăng như: giá xăng dầu dự báo còn biến động phức tạp theo diễn biến giá và cung cầu thế giới, giá một số vật liệu xây dựng như thép có thể biến động do ảnh hưởng của giá nguyên vật liệu đầu vào.

Giá lương thực có thể tiếp tục tăng giá do nhu cầu gạo của một số quốc gia nhập khẩu gạo truyển thống của Việt Nam dự báo tiếp tục duy trì ở mức cao. Giá vật tư nông nghiệp như phân u rê có thể tăng trong những tháng đầu năm 2024 theo xu hướng giá thế giới và nhu cầu cho vụ Đông Xuân muộn hơn những năm trước. Một số mặt hàng thực phẩm, đồ uống, may mặc thường tăng theo quy luật mùa vụ vào thời điểm lễ, tết.

Tiếp tục kiểm soát tốt lạm phát, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh
Lực lượng Quản lý thị trường kiểm tra hàng hóa dịp cuối năm

Cùng với đó, Bộ Tài chính dự báo, việc thực hiện lộ trình giá thị trường, tính đúng tính đủ chi phí trong giá các hàng hóa dịch vụ do Nhà nước định giá tiếp tục là vấn đề cần xem xét trong năm 2024, điều này cũng gây áp lực lên điều hành giá.

Đối với giá điện, Bộ Công Thương kiến nghị trong năm 2024 xem xét điều chỉnh giá điện để đảm bảo phản ánh biến động của các thông số đầu vào của giá điện, đồng thời để EVN có nguồn thanh toán cho chủ đầu tư các nhà máy điện.

Tuy nhiên, vẫn có một số yếu tố giúp giảm áp lực lên mặt bằng giá như: Việt Nam có nguồn lương thực, thực phẩm dồi dào, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đây là lợi thế của Việt Nam, giúp giảm bớt áp lực lạm phát. Một số chính sách hỗ trợ về thuế trong năm 2024 vẫn tiếp tục được thực hiện góp phần giảm chi phí đầu vào...

Trên cơ sở đó, Nhóm giúp việc cho Ban chỉ đạo đã xây dựng 3 kịch bản lạm phát ở mức từ 3,52 - 4,5%. Bên cạnh đó, một số dự báo của các cơ quan chuyên môn độc lập cũng dự báo CPI bình quân năm 2023 xoay quanh mức 3,5 - 4,5%. Tổng cục Thống kê dự báo CPI bình quân trong khoảng 3,5% - 4,5% (3 kịch bản 3,5%, 4% và 4,5%). Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dự báo lạm phát bình quân năm 2024 tăng trong khoảng 4 ± 0,5%.

Đánh giá tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho rằng, trong năm 2023, điều hành giá mang tính chất kịp thời, nhanh chóng và hiệu quả. Theo đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã họp đã họp với các địa phương và ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP (về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024), nêu cụ thể các nhiệm vụ, giải pháp, mục tiêu, trong đó có công tác điều hành giá. Phó Thủ tướng đề nghị các thành viên Ban Chỉ đạo tập trung xác định nhiệm vụ trọng tâm năm 2024, điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ, các chính sách vĩ mô khác trên tinh thần đồng bộ, hiệu quả, kịp thời, phù hợp với tình hình.

Nhấn mạnh chỉ còn nửa tháng nữa là đón Tết Nguyên đán, Thường trực Ban Bí thư đã có Chỉ thị số 26-CT/TW, Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị số 30/CT-TTg, Phó Thủ tướng yêu cầu tập trung các giải pháp đảm bảo hàng hóa, cung cầu thị trường, đặc biệt là nhu cầu thiết yếu trong dịp Tết, để người dân vui Xuân, đón Tết an toàn, lành mạnh, tiết kiệm, hiệu quả, tạo điều kiện phục hồi và phát triển kinh tế mà các Chỉ thị đã đề ra.

Cùng với đó, tập trung các giải pháp để chủ động từ sớm đối với các hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá. Cho rằng năm 2023 đã điều chỉnh giá kịp thời một số hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá nhưng cũng rất bị động, Phó Thủ tướng chỉ đạo các nội dung này phải được lưu ý trong năm nay, các bộ, ngành, cơ quan liên quan điều chỉnh giá cho phù hợp.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu, đối với hoạt động đảm bảo sản xuất kinh doanh, cung cầu hàng hóa kịp thời, đặc biệt là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, hàng thiết yếu, năng lượng… "Nếu làm tốt sẽ chủ động trong kiểm soát giá, làm cơ sở góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, phục hồi và phát triển kinh tế, thực hiện được các mục tiêu Quốc hội, Chính phủ đề ra trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Lưu ý Luật Giá (sửa đổi) sẽ có hiệu lực thi hành từ 1/7/2024, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho rằng, việc triển khai, cụ thể hóa, hướng dẫn Luật là rất quan trọng; đề nghị các đại biểu cho ý kiến góp ý để triển khai Luật tốt hơn, làm căn cứ, cơ sở điều hành trong năm 2024 và những năm về sau.

Thụy Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: lạm phát

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Rạng sáng 16/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lên đường tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Chương trình "Hồ Chí Minh-Hành trình khát vọng 2024".
Thủ tướng phân công 4 Phó Thủ tướng theo dõi, giải quyết kiến nghị của Quảng Trị

Thủ tướng phân công 4 Phó Thủ tướng theo dõi, giải quyết kiến nghị của Quảng Trị

Văn phòng Chính phủ ra văn bản truyền đạt ý kiến của Thủ tướng về việc xử lý kiến nghị của Quảng Trị tại buổi làm việc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Ký, Bùi Văn Cường

Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Ký, Bùi Văn Cường

Ngày 15/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp mặt các nhà giáo tiêu biểu

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp mặt các nhà giáo tiêu biểu

Chiều 15/11 Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu trên toàn quốc nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Tin cùng chuyên mục

Quy định giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn bao lâu?

Quy định giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn bao lâu?

Việc quy định thời hạn của giấy phép khai thác khoáng sản, bảo đảm thuận lợi cho khai thác khoáng sản nhưng cũng cần tính toán giảm thiểu các tác động.
Đa dạng hoạt động nhân Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Đa dạng hoạt động nhân Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Những tháng cuối năm dự kiến sẽ có nhiều hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
Thủ tướng dự Hội nghị thượng đỉnh G20, thăm chính thức Dominica: Củng cố, thúc đẩy hợp tác với các đối tác

Thủ tướng dự Hội nghị thượng đỉnh G20, thăm chính thức Dominica: Củng cố, thúc đẩy hợp tác với các đối tác

Việc Thủ tướng tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Dominica sẽ là động lực để Việt Nam củng cố và thúc đẩy hợp tác với các đối tác.
Tăng mức phân bổ từ nguồn thu bảo hiểm y tế để chi cho khám chữa bệnh

Tăng mức phân bổ từ nguồn thu bảo hiểm y tế để chi cho khám chữa bệnh

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế quy định tăng mức phân bổ từ nguồn thu BHYT để chi cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh lên 92%.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Hải Phòng phấn đấu phát triển ngang tầm với các thành phố tiêu biểu ở châu Á

Tổng Bí thư Tô Lâm: Hải Phòng phấn đấu phát triển ngang tầm với các thành phố tiêu biểu ở châu Á

Hải Phòng cần phấn đấu phát triển thành phố ngang tầm với các thành phố tiêu biểu ở châu Á, là thành phố cảng quốc tế hiện đại, đi đầu cả nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Dominica từ 16 - 21/11.
Luật Đầu tư công (sửa đổi): Phân cấp mạnh mẽ trong quản lý đầu tư công

Luật Đầu tư công (sửa đổi): Phân cấp mạnh mẽ trong quản lý đầu tư công

Việc nâng quy mô vốn đầu tư công đối với dự án quan trọng quốc gia lên 30.000 tỷ đồng (gấp 3 lần) nhằm phân cấp mạnh mẽ hơn trong quản lý đầu tư công.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Các địa phương cần đẩy nhanh tiến độ trong triển khai thực hiện Đề án 06

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Các địa phương cần đẩy nhanh tiến độ trong triển khai thực hiện Đề án 06

Các bộ, ngành địa phương cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, đẩy nhanh tiến độ, tiếp tục tạo bước chuyển biến căn bản trong triển khai thực hiện Đề án 06.
Cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Chiều 14/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi).
Bàn giải pháp thúc đẩy phát triển nền kinh tế số, xã hội số

Bàn giải pháp thúc đẩy phát triển nền kinh tế số, xã hội số

Cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, chuyên gia đầu ngành chia sẻ, thảo luận những giải pháp đột pháp thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế số, xã hội số.
Thủ tướng chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Lạng Sơn

Thủ tướng chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Lạng Sơn

Sáng 14/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại khu dân cư 8, thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn.
Thông qua sáp nhập cấp huyện, xã tại TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh cùng 10 tỉnh

Thông qua sáp nhập cấp huyện, xã tại TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh cùng 10 tỉnh

Ngày 14/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua sáp nhập cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 tại TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh cùng 10 tỉnh.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà gỡ khó cho 2 dự án tỷ USD ở Bà Rịa - Vũng Tàu

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà gỡ khó cho 2 dự án tỷ USD ở Bà Rịa - Vũng Tàu

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cùng đoàn công tác của Trung ương đã trực tiếp làm việc với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và 2 doanh nghiệp hàng đầu trong ngành hóa dầu.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình dự Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình dự Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình dự Diễn đàn Quốc gia Phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II, tại tỉnh Bình Dương.
Chủ tịch Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Ngày 14/11, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì họp về kế hoạch cung cấp điện năm 2025

Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì họp về kế hoạch cung cấp điện năm 2025

Sáng ngày 14/11, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp về kế hoạch cung cấp điện năm 2025.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIV của Đảng

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIV của Đảng

Ngày 13/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chủ trì cuộc làm việc với Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIV của Đảng.
Phấn đấu đến năm 2030 có 100% các Cục, Tổng cục thuộc ngành Công Thương có tổ chức pháp chế

Phấn đấu đến năm 2030 có 100% các Cục, Tổng cục thuộc ngành Công Thương có tổ chức pháp chế

Đây là mục tiêu của Đề án củng cố, kiện toàn bộ máy, nhân lực, chức năng, nhiệm vụ và chế độ, chính sách của các tổ chức pháp chế ngành Công Thương đến năm 2030
Đề xuất mới về nhận chuyển quyền sử dụng đất cho dự án nhà ở thương mại

Đề xuất mới về nhận chuyển quyền sử dụng đất cho dự án nhà ở thương mại

Cần mở rộng điều kiện được nhận chuyển quyền sử dụng các loại đất để thực hiện dự án nhà ở thương mại, góp phần hạn chế khiếu kiện của người dân.
Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam tạo động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới

Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam tạo động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới

Việc đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam sẽ mang lại những lợi ích lớn cho nền kinh tế, tạo động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động