Tiếp lửa cho các làng nghề trăm tuổi ở TP. Cần Thơ

Sau đại dịch, sức sống ở những nơi làm ra sản phẩm du lịch dần “mất lửa”, trong đó có các làng nghề truyền thống trăm tuổi ở TP. Cần Thơ.

Nhiều làng nghề trăm tuổi đang sản xuất cầm chừng

Làng bánh tráng Thuận Hưng (quận Thốt Nốt) có bề dày lịch sử hơn 200 năm tuổi và được công nhận là làng nghề truyền thống từ năm 1998. Nổi tiếng gần xa với đặc sản là những chiếc bánh tráng thơm ngon, dẻo, dai như: bánh nhúng, bánh dừa, bánh mè... Địa phương có 75 hộ hoạt động thường xuyên (phục vụ nhu cầu tiêu dùng cho nhân dân trong, ngoài tỉnh và xuất khẩu sang Campuchia), 41 hộ sản xuất theo thời vụ trong dịp Tết Nguyên đán và giải quyết việc làm cho 600 lao động tại địa phương.

Tiếp lửa cho các làng nghề trăm tuổi ở TP. Cần Thơ

Hoạt động tại làng nghề sản xuất bánh tráng ở Tp. Cần Thơ

Trung bình mỗi ngày một cơ sở cho ra lò 1-1,5 thiên (1 thiên: 1000 cái). Thế nhưng, sau ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, các hộ ở làng nghề chỉ sản xuất cầm chừng và mong chờ hỗ trợ để từng bước phục hồi sản xuất. Sản lượng bánh tráng làm ra ước đạt 98 triệu bánh/năm, giảm 6,5% so với những năm trước, doanh thu làng nghề cả năm ước đạt 52 tỷ đồng.

Trên thực tế, dịch Covid-19 chỉ là một trong những lý do khiến làng nghề bánh tráng Thuận Hưng khó khăn trong khâu phân phối. Thách thức nhiều năm qua đối với làng nghề này chính là việc mở rộng quy mô sản xuất bằng công nghệ tiên tiến, lực lượng thừa kế và tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ.

Trao đổi với phóng viên Công Thương, bà Nguyễn Thị Bưng, khu vực Tân Phú, phường Thuận Hưng, quận Thốt Nốt, TP. Cần Thơ có tuổi nghề làm bánh tráng trên 30 năm chia sẻ: Với đặc thù công thức tráng bánh thì không phải loại nào cũng đầu tư máy móc thiết bị hiện đại. Riêng với loại bánh ngọt, bánh dừa thì có thể sử dụng máy móc, với bánh nhúng thì phải sản xuất thủ công, nếu không bánh sẽ bị bể vì rất giòn.

Tiếp lửa cho các làng nghề trăm tuổi ở TP. Cần Thơ
Các làng nghề truyền thống đang mất lửa vì thiếu vốn và thiếu đầu ra

Nếu có vốn thì mình mua gạo với số lượng lớn để dự trữ làm bánh từ từ, nếu không có tiền phải mua gạo nhiều để dự trữ thì giá gạo sẽ tăng lên theo nhiều lần mua, lợi nhuận từ đó thu hẹp lại. Địa phương có mời tham gia hợp tác xã nhưng mà tôi chưa đồng ý vì có rất nhiều điều kiện nào là: tiêu chuẩn sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm... hợp đồng bánh cung ứng đều đều, mà lò nhà tôi thì không đủ nhân công, bánh ra không kịp thì mất uy tín. “Ngày nay làng bánh này nhiều hộ nghỉ làm là bởi không còn diện tích phơi bánh như xưa và thế hệ nối tiếp cũng đi làm ăn xa, không nối nghề” - bà Bưng nói.

Cũng vì thế mà đến nay cả làng bánh tráng Thuận Hưng mới chỉ có 4 hộ đầu tư sản xuất bằng công nghệ tiên tiến. Ngoài ra, còn rất nhiều trăn trở của các hộ làm nghề về vấn đề lợi nhuận, liên kết hợp tác xã… để đầu ra sản phẩm thuận lợi, nâng tầm giá trị.

Giống như làng bánh tráng Thuận Hưng, làng nghề truyền thống Hủ tiếu Cái Răng - 60 năm tuổi, cũng chịu nhiều tác động của quy luật kinh tế thị trường mà mai một. Theo đó, trước đây có tới hơn 20 hộ làm hủ tiếu với mô hình thì lấy cặn bột làm thức ăn cho heo cho cá ăn, nhưng có một thời kì cá, heo rớt giá, năm này qua năm nọ nhiều cơ sở không trụ nổi đã đóng cửa ngừng sản xuất. Và hiện chỉ có số ít tồn tại được do kết hợp làng nghề với du lịch làm mới các sản phẩm hủ tiếu hoa củ quả như: Khoai lang, thanh long, hoa đậu biết, gấc, lá dứa…

Là một trong những cơ sở linh hoạt thích ứng với thời cuộc, ông Huỳnh Hữu Hoài - Chủ cơ sở hủ tiếu 6 Hoài (Phường An Bình, quận Ninh Kiều) - chia sẻ: Cơ sở của ông đã chuyển qua làm hủ tiếu pizza, hủ tiếu chà bông… để thu hút khách du lịch. Theo ông Hoài thì những sản phẩm làm ra thì thường thường 2- 3 năm bị lạc hậu nhưng mà riêng hủ tiếu pizza đã 12 năm không lạc hậu. “Đúng ra nghề truyền thống là nghề cha truyền con nối, nhưng vì lý do khó khăn về kinh kế mà người ta phải bỏ nghề. Chúng tôi cần nhất là các cấp các ngành hỗ trợ để được tồn tại, tạo được công ăn việc làm cho bà con”- ông Hoài bộc bạch.

“Tiếp lửa” để gìn giữ và phát triển làng nghề

Trên toàn TP. Cần Thơ có khoảng 78.140 cơ sở kinh tế cá thể đang sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản; sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ; sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh và các dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn.

Với những khó khăn trên, trong thời gian qua TP. Cần Thơ đã quan tâm đến việc phát triển các làng nghề truyền thống thống qua chương trình mỗi xã một sản phẩm để phát triển sản phẩm OCOP của TP. Cần Thơ. Tới nay, thành phố đã có 41 sản phẩm OCOP gắn với các làng nghề truyền thống của địa phương. Đây là một kênh để giúp cho bà con sản xuất thủ công mỹ nghệ hoặc có sản phẩm truyền thống (chưa phải là quy mô sản xuất công nghiệp) được trưng bày, quảng bá, giới thiệu với khách hàng gần xa.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP. Cần Thơ, Sở này đang tham mưu cho UBND thành phố ban hành quy định về chính sách hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn thành phố. Đây là hy vọng các làng nghề có thêm nhiều chính sách hỗ trợ.

Tiếp lửa cho các làng nghề trăm tuổi ở TP. Cần Thơ
Các làng nghề sẽ được hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP

“Điểm nhấn của đề án đang trình UBND thành phố duyệt là những chính sách hỗ trợ đồng bộ. Cụ thể là hỗ trợ 50% kinh phí xây dựng kết cấu hạ tầng cho các làng nghề, tuy nhiên hạn mức cũng giới hạn là 1 tỉ đồng/dự án. Hỗ trợ tiền mặt 100 triệu đồng/ làng nghề và số tiền này dự thảo sẽ giao cho UBND xã để xây dựng các cổng chào, giới thiệu và quảng bá sản phẩm của làng nghề”- ông Nguyễn Tấn Nhơn - Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP. Cần Thơ cho biết.

Bên cạnh đó, Sở sẽ phối hợp với Sở Văn hóa -Thể thao và Du lịch mở các điểm bán sản phẩm OCOP, sản phẩm truyền thống của ngành nghề nông thôn… Mỗi điểm du lịch đầu mối sẽ có một điểm bán hàng để khách mua sắm những sản phẩm đặc trưng của làng nghề truyền thống.

Theo ông Nhơn, khi triển khai thì Sở sẽ phối hợp với các quận, huyện để thực hiện quyết định theo hệ thống, có sự phối hợp giữa các đoàn thể: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hợp tác xã… để phát huy tốt hiệu quả. Tuy nhiên, Sở này cũng mong mỏi bà con năng động phát huy nhiều hơn chứ không phải trông chờ vào tiền hỗ trợ của Nhà nước.

Quang Lợi
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Du lịch

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Michelin Guide vinh danh khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc

Michelin Guide vinh danh khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc

Michelin Guide vừa giới thiệu danh sách 11 khách sạn giữa thiên nhiên ấn tượng nhất châu Á với những cái tên như The Ritz-Carlton Hong Kong, Capella Singapore…
Thanh Hóa: Biển Hải Tiến "khoác áo mới" đón khách du lịch

Thanh Hóa: Biển Hải Tiến "khoác áo mới" đón khách du lịch

Các khách sạn ở biển Hải Tiến (Thanh Hóa) đang chỉnh trang để đón khách du lịch. Đặc biệt, chợ du lịch Hải Tiến cũng đi vào hoạt động phục vụ du khách.
Khai trương đoàn tàu “Kết nối di sản miền Trung” Huế - Đà Nẵng

Khai trương đoàn tàu “Kết nối di sản miền Trung” Huế - Đà Nẵng

Tỉnh Thừa Thiên Huế và Thành phố Đà Nẵng tổ chức khai trương đoàn tàu chạy tuyến Huế – Đà Nẵng và ngược lại với tên gọi “Kết nối di sản miền Trung”.
Bảo hiểm Xã hội Việt Nam thúc đẩy triển khai tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam thúc đẩy triển khai tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Trong quý I/2024, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã triển khai đồng bộ, thống nhất công tác cải cách hành chính, trong đó thúc đẩy cung cấp dịch vụ công trực tuyến.
Mộc Châu - Sầm Nưa: Một cung đường hai điểm đến

Mộc Châu - Sầm Nưa: Một cung đường hai điểm đến

Năm 2023, Việt Nam đã trở thành thị trường lớn nhất của du lịch Hủa Phăn (CHDCND Lào) với điểm đến Sầm Nưa với trên 21 nghìn du khách Việt.

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội thu hơn 25.487 tỷ đồng từ du lịch trong quý I/2024

Hà Nội thu hơn 25.487 tỷ đồng từ du lịch trong quý I/2024

Theo Sở Du lịch Hà Nội, quý I/2024, tổng khách du lịch đến Thủ đô ước đạt 6,54 triệu lượt khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2023.
Ngày hội Du lịch TP. Hồ Chí Minh lần thứ 20 có gì đặc sắc?

Ngày hội Du lịch TP. Hồ Chí Minh lần thứ 20 có gì đặc sắc?

Ngoài sự “bùng nổ” các chương trình kích cầu du lịch, người dân và du khách sẽ được thưởng thức các chương trình văn nghệ đặc sắc, hấp dẫn từ nghệ sỹ nổi tiếng.
Ngày mai (23/3) ra mắt video clip quảng bá du lịch “Cô Tô - Điểm hẹn hòn ngọc xanh”

Ngày mai (23/3) ra mắt video clip quảng bá du lịch “Cô Tô - Điểm hẹn hòn ngọc xanh”

Video clip với chủ đề “Cô Tô - Điểm hẹn hòn ngọc xanh” dự kiến ra mắt vào ngày mai (23/3/2024) mang tới những trải nghiệm thú vị dành cho du khách.
Quảng Ninh đẩy mạnh thu hút khách du lịch tàu biển

Quảng Ninh đẩy mạnh thu hút khách du lịch tàu biển

Năm 2024, Quảng Ninh xác định du lịch tàu biển mang lại nguồn khách lớn cho địa phương.
Tổ chức Xúc tiến du lịch các thành phố toàn cầu: Quảng bá, xây dựng thương hiệu điểm đến

Tổ chức Xúc tiến du lịch các thành phố toàn cầu: Quảng bá, xây dựng thương hiệu điểm đến

Tổ chức Xúc tiến du lịch các thành phố toàn cầu vừa tổ chức hội nghị có chủ đề tăng cường quảng bá và xây dựng thương hiệu điểm đến tại TP. Đà Lạt.
Quảng Ninh sẽ khai thác du thuyền cao cấp tại vịnh Bái Tử Long

Quảng Ninh sẽ khai thác du thuyền cao cấp tại vịnh Bái Tử Long

Dự kiến vào đầu tháng 5/2024, tỉnh Quảng Ninh sẽ đưa vào khai thác dịch vụ du thuyền tham quan, lưu trú cao cấp tại vịnh Bái Tử Long.
Điện Biên: Tổ chức Triển lãm Du lịch qua các miền di sản và danh thắng Việt Nam

Điện Biên: Tổ chức Triển lãm Du lịch qua các miền di sản và danh thắng Việt Nam

Từ ngày 20-25/4, tại Điện Biên sẽ diễn ra Triển lãm Du lịch qua các miền di sản và danh thắng Việt Nam nhằm giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa Việt Nam.
VITM Hà Nội 2024: Hội chợ xúc tiến du lịch lớn nhất năm diễn ra từ ngày 11-14/4

VITM Hà Nội 2024: Hội chợ xúc tiến du lịch lớn nhất năm diễn ra từ ngày 11-14/4

Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2024, sự kiện xúc tiến du lịch lớn nhất năm sẽ được tổ chức từ ngày 11-14/4, thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia.
Phát triển du lịch xanh ở Ninh Bình

Phát triển du lịch xanh ở Ninh Bình

Hiện du lịch xanh đang là xu hướng nhận được sự quan tâm của đông đảo du khách. Nhiều địa phương đã xây dựng những điểm đến xanh nhằm thu hút du khách.
Hội thảo trực tuyến “Tiếp thị số cho doanh nghiệp du lịch xanh” diễn ra ngày 27/3/2024

Hội thảo trực tuyến “Tiếp thị số cho doanh nghiệp du lịch xanh” diễn ra ngày 27/3/2024

Hội thảo trực tuyến Tiếp thị số cho doanh nghiệp du lịch xanh sẽ diễn ra vào ngày 27/3 nhằm đào tạo kỹ năng sử dụng các công cụ tiếp thị số dành cho DN.
Ninh Bình tổ chức hội thi chọi dê tại Tuần du lịch "Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An" 2024

Ninh Bình tổ chức hội thi chọi dê tại Tuần du lịch "Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An" 2024

Dự kiến, Tuần Du lịch Ninh Bình "Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An” sẽ diễn ra vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6 năm 2024.
Hội thảo khoa học quốc gia Điện Biên phát huy tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch bền vững

Hội thảo khoa học quốc gia Điện Biên phát huy tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch bền vững

Sáng ngày 17/3/2024, tại Điện Biên diễn ra Hội thảo khoa học quốc gia Điện Biên phát huy tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch bền vững.
Hà Giang: Lễ hội Văn hóa, du lịch ẩm thực quốc tế lần thứ I sẽ diễn ra vào cuối tháng 3/2024

Hà Giang: Lễ hội Văn hóa, du lịch ẩm thực quốc tế lần thứ I sẽ diễn ra vào cuối tháng 3/2024

Lễ hội Văn hóa, du lịch ẩm thực quốc tế Hà Giang lần thứ I, năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 29-31/3, tại Quảng Trường 26/3 thành phố Hà Giang.
Doanh nghiệp du lịch tăng nhanh sau đại dịch Covid-19

Doanh nghiệp du lịch tăng nhanh sau đại dịch Covid-19

Sau khủng hoảng vì đại dịch Covid-19, đến nay, ghi nhận cho thấy số lượng doanh nghiệp tham gia vào thị trường kinh doanh dịch vụ du lịch tăng nhanh.
Sắp khai trương tuyến tàu du lịch kết nối di sản miền Trung

Sắp khai trương tuyến tàu du lịch kết nối di sản miền Trung

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thống nhất sẽ khai trương tuyến tàu mang tên “Kết nối di sản miền Trung” tại ga Huế vào cuối 3/2024.
Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19

Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19

Sau khi mở cửa trở lại từ 15/3/2022, nhờ thuận lợi về thị thực, chất lượng sản phẩm, dịch vụ lượng khách quốc tế đến Việt Nam phục hồi ngày càng nhanh.
Sau show BlackPink, kỳ vọng Hàn Quốc tăng cường đưa các nhóm nhạc sang biểu diễn tại Việt Nam

Sau show BlackPink, kỳ vọng Hàn Quốc tăng cường đưa các nhóm nhạc sang biểu diễn tại Việt Nam

Sau show BlackPink, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch kỳ vọng Hàn Quốc sẽ tăng cường đưa các nhóm nhạc nổi tiếng của nước này sang biểu diễn tại Việt Nam.
Lạc giữa mùa Hoa ban Tây Bắc

Lạc giữa mùa Hoa ban Tây Bắc

Tháng 3, dọc cung đường từ Sơn La lên Điện Biên, du khách thỏa sức đắm chìm vào vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của thiên nhiên với điểm nhấn là màu trắng của hoa ban.
Đà Nẵng: Sản phẩm OCOP du lịch "hút" du khách

Đà Nẵng: Sản phẩm OCOP du lịch "hút" du khách

Việc Đà Nẵng có sản phẩm OCOP du lịch đầu tiên đã góp phần đa dạng sản phẩm đặc trưng của địa phương, tạo thêm điểm du lịch hấp dẫn cho người dân và du khách.
7 nhóm giải pháp tạo đột phá để thu hút khách du lịch trong năm 2024

7 nhóm giải pháp tạo đột phá để thu hút khách du lịch trong năm 2024

Năm 2024, ngành du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón 17-18 triệu lượt khách quốc tế và khoảng 110 triệu lượt khách nội địa. Con số này là một thách thức.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động