Thứ ba 22/04/2025 17:33

Tiêm vắc xin đầy đủ và đúng lịch để phòng ngừa bệnh viêm não Nhật Bản

Hưởng ứng Tuần lễ Tiêm chủng thế giới (24 - 30/4/2021) và Ngày viêm màng não thế giới (24/4/2021), Hội Y học Dự phòng Việt Nam đã phối hợp cùng Công ty Sanofi Việt Nam tổ chức buổi tọa đàm báo chí “Thông tin về viêm não Nhật Bản và viêm màng não do não mô cầu”.

Buổi tọa đàm nhằm cung cấp thông tin khoa học, hữu ích về viêm não Nhật Bản (VNNB) và viêm màng não do não mô cầu (VMNMC) đến với báo giới, để từ đó, thông qua phương tiện truyền thông báo chí, giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin để phòng ngừa hai căn bệnh trên.

Các bác sĩ khuyến cáo tiêm vắc xin đầy đủ và đúng lịch để phòng ngừa bệnh viêm não Nhật Bản và viêm màng não do não mô cầu

VMNMC và VNNB đều là những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, với những triệu chứng ban đầu thường gây nhầm lẫn với các bệnh cúm thông thường nên khó được phát hiện sớm. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ và gây ra tỷ lệ tử vong cao hoặc để lại di chứng nặng nề cho người bệnh. Theo thống kê, những ca mắc VNNB và VMNMC tại nước ta chủ yếu là do không tiêm vắc xin hoặc tiêm không đủ mũi, dễ thấy nhất là các trường hợp bỏ quên các mũi tiêm nhắc.

TS.BS. Đỗ Thiện Hải - Trưởng khoa Nội (Truyền nhiễm), Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương chia sẻ: Với các bệnh truyền nhiễm khác như COVID-19 hay cúm, bên cạnh tiêm vắc xin ta có thể ngăn ngừa bằng cách rửa tay, che mũi miệng khi ho,… nhưng đối với bệnh do não mô cầu và viêm não Nhật Bản, tiêm vắc xin đầy đủ và đúng lịch, chính là phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất.

Tại tọa đàm, các diễn giả đã chia sẻ những thông tin tổng quan về hai căn bệnh này như: tác nhân gây bệnh, triệu chứng, diễn tiến của bệnh cũng như hậu quả đáng tiếc do hai căn bệnh này gây ra, đồng thời, các diễn giả cũng cập nhật lịch trình tiêm chủng và các loại vắc xin ngăn ngừa bệnh đang được sử dụng tại Việt Nam. Trong đó, bao gồm cập nhật lợi ích của các vắc xin thế hệ mới như vắc xin sống, giảm độc lực, tái tổ hợp đối với bệnh VNNB và và vắc xin não mô cầu cộng hợp 4 thành phần nhóm huyết thanh A, C, Y và W để phòng ngừa VMNMC.

Các diễn giả nhấn mạnh rằng dù tiêm vắc xin gì, quan trọng nhất vẫn là tiêm phòng đúng lịch và đầy đủ các mũi là phương pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh hiệu quả. Do đó, cần tham khảo tư vấn của Bác sĩ để lựa chọn vắc xin phù hợp nhằm bảo vệ bảo thân và gia đình khỏi những hậu quả nặng nề do các căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này mang lại.

Mai Ca

Tin cùng chuyên mục

Sau gần 4 vạn công bố, xử lý hơn 300 vi phạm, Cục An toàn thực phẩm ra cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Cục Quản lý Dược 'mách nước' để không mua phải thuốc giả

Vietnam Beautycare Expo: Cơ hội vàng để ngành làm đẹp hội nhập

Vingroup hợp tác với Cleveland Clinic xây bệnh viện chuẩn quốc tế

'Lỗ hổng' quản lý thực phẩm sữa: Bài 2 - Tự công bố và hậu kiểm lỏng lẻo - kẽ hở chết người!

Giả mạo Bộ Y tế tổ chức chương trình niềng răng

Bộ Y tế thông tin về đường dây sản xuất thuốc giả

Cả nước có hơn 67.900 ca nghi sởi, 8 người tử vong

Phương án sắp xếp cơ sở y tế khi bỏ cấp huyện

Chuyên gia giải mã gen hàng đầu thế giới đến Việt Nam

Quảng Nam: Hoa Kỳ cử cán bộ dịch tễ phối hợp cùng Bộ Y tế điều tra về dịch sởi

Người nổi tiếng quảng cáo 'nổ': Bộ Y tế đề nghị xử lý

Quảng cáo sai sự thật, người nổi tiếng hết ‘né’ trách nhiệm

Bộ Y tế nói gì về trách nhiệm vụ 600 loại sữa giả?

Vụ sữa giả: Bộ Y tế truy hoạt động cấp phép, hậu kiểm

Đừng để tự công bố trở thành ‘con dao hai lưỡi'

Vinmec đạt chứng nhận Trung tâm xuất sắc của WAO

Dịch sởi trở lại: Đã có người lớn tử vong

Nhiễm khuẩn bệnh viện có thể khiến gần 3,5 triệu người tử vong

Quảng Ninh ghi dấu ấn với 2 ca ghép thận lịch sử