Tích cực xử lý những dự án yếu kém, thua lỗ

Kể từ sau khi được kiện toàn, Chính phủ luôn xác định việc xử lý các vấn đề tồn tại của một số dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả, thua lỗ là nhiệm vụ quan trọng và tập trung chỉ đạo thường xuyên, liên tục, quyết liệt. Đây là những nhiệm vụ rất khó khăn, phức tạp, trong khi thời gian, nguồn lực lại có hạn, không thể cùng lúc xử lý tất cả mà phải phân loại, lựa chọn một số dự án để làm trước, làm dứt điểm. Sau đó tiếp tục rút kinh nghiệm, phát huy cách làm tại những dự án được xử lý thành công để giải quyết vướng mắc cho các dự án khác.

Kế thừa kết quả của nhiệm kỳ trước, đặc biệt từ năm 2021, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, một số dự án trì trệ đã có bước chuyển biến tích cực, thậm chí một số dự án đã hoạt động và kinh doanh có lợi nhuận. Ngày 4/11/2021, Ban chỉ đạo xử lý tồn tại, yếu kém của các dự án nêu trên thống nhất đưa năm dự án ra khỏi “danh sách đen” 12 dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả.

Sản xuất phân ure tại Nhà máy phân đạm Hà Bắc
Sản xuất phân ure tại Nhà máy phân đạm Hà Bắc

Kết quả tích cực bước đầu

Kết quả khởi sắc trong việc xử lý các dự án yếu kém có được từ nỗ lực, quyết tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, doanh nghiệp liên quan trong việc tháo gỡ khó khăn về cơ chế và tinh thần dám làm, dám chịu trách nhiệm. Thứ trưởng Công thương Đặng Hoàng An cho biết, lãnh đạo Đảng, Nhà nước ở cấp cao nhất đã có sự chỉ đạo rất sát sao và quyết liệt đối với các dự án này. Chưa có nhóm dự án nào mà Bộ Chính trị hai lần nghe báo cáo tình hình, Quốc hội cũng có Nghị quyết số 33/2016/QH14 từ năm 2016, Chính phủ khóa trước và khóa này đã có tới 20 cuộc họp để chỉ đạo.

Sự tham gia của các bộ, ngành liên quan rất sát sao. Các tổ chức tín dụng dưới sự lãnh đạo của Chính phủ và những nhà tài trợ vốn cho các dự án tham gia rất tích cực, kể cả những giải pháp liên quan đến chính sách... Sau này, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp tiếp quản việc xử lý, chúng ta vẫn tiếp tục hướng đi này. Những vấn đề liên quan chính sách, cơ chế đã căn bản được tháo gỡ. Hiện nay, một số dự án đã có khởi sắc thật sự.

Bộ Công Thương đã tập trung xử lý cao độ và đưa ra thảo luận rõ ràng, thuyết phục, tạo cơ sở đưa năm dự án ra khỏi diện theo dõi, từ đó tạo sự chủ động cho doanh nghiệp hoạt động. Các dự án này đều bám sát các mục tiêu cụ thể, khắc phục thua lỗ, thậm chí có lãi. Các dự án không còn khả năng khắc phục vì các lý do như: sản phẩm đưa ra không còn thị trường, không cạnh tranh được với các sản phẩm nhập khẩu... thì xử lý tài chính, cơ cấu vốn, giải pháp cuối cùng là phá sản.

Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Hồ Sỹ Hùng đánh giá, các dự án không còn vướng mắc về cơ chế chính sách, tuy nhiên để đạt được điều này, chúng ta phải tính toán rất kỹ. Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ Công thương, Chính phủ bàn đi bàn lại, “xoay lên xoay xuống” rất nhuyễn vấn đề, bám sát chỉ đạo của Bộ Chính trị.

Các nguyên tắc và quan điểm đều thực hiện nhiều năm qua, nhưng đến thời điểm quyết định mới thể hiện tính ưu việt, khả thi cao. Cả năm dự án đều xử lý theo hướng bám sát thị trường, tôn trọng pháp nhân doanh nghiệp…, tuân thủ theo tôn chỉ hiệu quả thu về tối ưu, đồng thời phân loại từng dự án, nhóm dự án để có các giải pháp hợp lý, đặc biệt với những dự án có khả năng phục hồi, có triển vọng hiệu quả và ổn định, sẽ được tập trung xử lý sớm. Đơn cử, tình hình hoạt động của Nhà máy sản xuất xơ sợi Polyester Đình Vũ đã dần khởi sắc sau khi được tập trung tháo gỡ khó khăn, mở ra cơ hội lựa chọn các nhà đầu tư tiềm năng, từng bước thích ứng thị trường, tạo đà phát triển mới cho doanh nghiệp.

Những vướng mắc cần tháo gỡ

Bảy dự án còn lại trong danh mục 12 dự án yếu kém, thua lỗ cũng còn nhiều vấn đề nổi cộm cần giải quyết. Theo ông Hồ Sỹ Hùng, vướng mắc đầu tiên là về hợp đồng EPC. Trong hợp đồng của tất cả các dự án này đang có sự tranh chấp giữa chủ đầu tư và nhà thầu về nội dung, bao gồm cả khối lượng, thiết bị, chủng loại thiết bị, kể cả áp dụng chính sách thuế ở Việt Nam.

Đến thời điểm hiện nay, chủ đầu tư và nhà thầu rất quyết liệt thảo luận với nhau nhưng chưa đi đến thống nhất, bao gồm: dự án Nhà máy thép Thái Nguyên mở rộng, Nhà máy đóng tàu Dung Quất, Nhà máy đạm Ninh Bình, Nhà máy đạm Hà Bắc. Việc này ảnh hưởng đến việc xác định giá trị dự án đầu tư, giá trị của doanh nghiệp, quyền chủ động của nhà đầu tư để có thể tiếp tục đầu tư bổ sung hoặc hoàn thiện thêm hay không? Hiện nay, các doanh nghiệp đang đàm phán và tiếp tục trao đổi với các nhà thầu.

Thứ hai là vấn đề chi phí, trong đó chi phí tài chính quá cao. Có khá nhiều dự án được đưa vào diện hỗ trợ về mặt tài chính đầu tư trong giai đoạn 2010-2015. Tuy nhiên, giai đoạn đó lãi suất cao, quá trình thực hiện dự án bị chậm, kéo dài nhiều năm, dẫn đến đã lãi suất cao mà còn bị phạt, lãi mẹ đẻ lãi con khiến chi phí tài chính tăng cao. Điển hình Nhà máy đạm Hà Bắc (dự án giai đoạn 2 mở rộng), Ủy ban đã trực tiếp xuống khảo sát và tính toán cho thấy về mặt tiêu hao, bảo đảm theo báo cáo khả thi trở xuống, về mặt sử dụng lao động, cũng tiết kiệm hơn nhiều, có thể sản xuất tốt, chất lượng sản phẩm bảo đảm, thậm chí tốt hơn.

Tuy nhiên, chi phí tài chính chiếm đến hơn 30%, dẫn đến khó cạnh tranh trên thị trường. Xét lại 5 năm trước đây, giá đầu vào sản xuất bằng than đã tăng gấp từ hai đến ba lần. Trong khi, giá bán tại thời điểm đó lại thấp hơn nhiều so với dự kiến báo cáo khả thi, dẫn đến lỗ lũy kế trong nhiều năm qua, lên đến vài nghìn tỷ đồng. Do đó, nếu không giải quyết vấn đề nêu trên thì doanh nghiệp không có khả năng cạnh tranh trên cùng một mặt bằng so với các doanh nghiệp khác. Đồng thời, vấn đề về hợp đồng EPC chưa được giải quyết triệt để, doanh nghiệp cũng chưa thể chủ động vận hành các dây chuyền và khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Ban Chỉ đạo cùng các doanh nghiệp phải đánh giá lại tình trạng của từng dự án, rà soát lại vấn đề tồn đọng và nguyên nhân để có thể ban hành những giải pháp tháo gỡ hiệu quả, kể cả giúp doanh nghiệp khôi phục niềm tin. Khi không còn vướng từ phía cơ quan quản lý nhà nước, hướng giải quyết sẽ trao quyền cho doanh nghiệp tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Tới đây, đối với các dự án có khả năng phục hồi, Bộ Chính trị giao các doanh nghiệp quyền tự chủ, chủ động sử dụng nguồn lực của mình để cơ cấu lại các dự án nhằm thu hồi càng sớm càng tốt nguồn vốn. Các tập đoàn, doanh nghiệp cần bám sát nguyên tắc này để tái cơ cấu hiệu quả các dự án, nếu nảy sinh những vấn đề vướng mắc, báo cáo để Ủy ban trình các cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý.

Theo Báo Nhân dân

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 62): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 2)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 62): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 2)

Báo Công Thương đã đề cập đến các nguyên tắc xử lý vi phạm thành viên tại MXV, một số hình thức xử lý vi phạm thành viên đang áp dụng tại MXV.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 61): Xử lý vi phạm thành viên

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 61): Xử lý vi phạm thành viên

Với sự phát triển của thị trường hàng hóa, chuyên mục Hỏi đáp về giao dịch hàng hóa đang ngày càng nhận được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 60): Mua bán hợp đồng hàng hóa phái sinh

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 60): Mua bán hợp đồng hàng hóa phái sinh

Báo Công Thương sẽ tiếp tục làm rõ các vấn đề xoay quanh hoạt động mua bán hàng hóa thông qua Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 59): Bán giải chấp trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 59): Bán giải chấp trong giao dịch hàng hóa

Trong số trước, Báo Công Thương đã giải đáp thắc mắc của bạn đọc về hoạt động bán khống trong giao dịch hàng hóa.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 58): Bán khống trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 58): Bán khống trong giao dịch hàng hóa

Báo Công Thương thường xuyên nhận được rất nhiều câu hỏi của các bạn đọc về hoạt động bán khống trong giao dịch hàng hóa tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 57): Đòn bẩy trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 57): Đòn bẩy trong giao dịch hàng hóa

Trong giao dịch hàng hóa, đòn bẩy giúp các nhà đầu tư gia tăng lợi nhuận tối đa với số vốn ban đầu rất nhỏ.
Nhiều "kịch bản" điều hành giá xăng, dầu

Nhiều "kịch bản" điều hành giá xăng, dầu

Năm 2024, Bộ Công Thương đề ra nhiều giải pháp mới để điều hành giá cũng như bảo đảm nguồn cung xăng, dầu trước những diễn biến khó lường của kinh tế thế giới.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Chung sức “vượt bão” đưa nền kinh tế về đích

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Chung sức “vượt bão” đưa nền kinh tế về đích

Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên chia sẻ về những kết quả năm 2023 và nhiệm vụ cụ thể trong năm 2024 của ngành.
Kỳ vọng xuất khẩu bứt phá

Kỳ vọng xuất khẩu bứt phá

Mặc dù, dự báo kinh tế năm 2024 vẫn đối diện với nhiều khó khăn, song mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu được đưa ra tăng khoảng 6% so với năm 2023...
Cú lội ngược dòng ngoạn mục của ngành công nghiệp

Cú lội ngược dòng ngoạn mục của ngành công nghiệp

Năm 2023 là một năm đầy khó khăn chưa từng có đối với kinh tế toàn cầu và Việt Nam. Song lĩnh vực công nghiệp vẫn là một trụ cột của nền kinh tế...
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 56): Hoạt động ký quỹ trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 56): Hoạt động ký quỹ trong giao dịch hàng hóa

Hoạt động giao dịch ký quỹ tạo ra những cơ hội tốt, nâng cao hiệu quả đầu tư cho các nhà đầu tư khi tham gia thị trường giao dịch hàng hóa.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 55): Quản trị rủi ro trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 55): Quản trị rủi ro trong giao dịch hàng hóa

Trong số hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa hôm nay, Báo Công Thương sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn đọc xoay quanh vấn đề quản trị rủi ro trong giao dịch hàng hóa.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 54): Đáo hạn hợp đồng giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 54): Đáo hạn hợp đồng giao dịch hàng hóa

Trong thị trường giao dịch hàng hóa,ngày đáo hạn hợp đồng là thời điểm rất quan trọng để nhà đầu tư kịp thời thực hiện đóng các vị thế,chốt lời/cắt lỗ hiệu quả.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 53): Hợp đồng hàng hóa tiêu chuẩn, mini và micro

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 53): Hợp đồng hàng hóa tiêu chuẩn, mini và micro

Báo Công Thương đã tiếp tục nhận được rất nhiều câu hỏi của bạn đọc liên quan đến hoạt động giao dịch hàng hóa tại MXV.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 52): Các sản phẩm được giao dịch phái sinh tại Việt Nam

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 52): Các sản phẩm được giao dịch phái sinh tại Việt Nam

Trong các câu hỏi gửi về Báo Công Thương, có rất nhiều câu hỏi của các nhà đầu tư về các sản phẩm đang được giao dịch tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV).
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 51): Kiểm tra sát hạch cuối khóa tập huấn giao dịch hàng hóa (Phần 2)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 51): Kiểm tra sát hạch cuối khóa tập huấn giao dịch hàng hóa (Phần 2)

Báo Công Thương sẽ tiếp tục giải đáp thêm 1 số thắc mắc của bạn đọc xoay quanh về bài kiểm tra sát hạch cuối khóa tập huấn nghiệp vụ giao dịch hàng hóa.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 50): Kiểm tra sát hạch cuối khóa tập huấn giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 50): Kiểm tra sát hạch cuối khóa tập huấn giao dịch hàng hóa

Trong các câu hỏi liên quan đến khóa tập huấn nghiệp vụ giao dịch hàng hóa của MXV, có rất nhiều bạn đọc quan tâm đến bài kiểm tra sát hạch cuối khóa.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 49): Tập huấn nghiệp vụ giao dịch hàng hoá

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 49): Tập huấn nghiệp vụ giao dịch hàng hoá

Thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam ngày càng trở nên sôi động và nhận được sự quan tâm sâu rộng của các nhà đầu tư.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 48):Thủ tục giải quyết tranh chấp, khiếu nại của các thành viên MXV (Phần 2)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 48):Thủ tục giải quyết tranh chấp, khiếu nại của các thành viên MXV (Phần 2)

Báo Công Thương sẽ giải đáp cho bạn đọc những vấn đề xoay quanh việc giải quyết tranh chấp giữa các thành viên tại MXV.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 47): Thủ tục giải quyết tranh chấp, khiếu nại của các thành viên MXV

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 47): Thủ tục giải quyết tranh chấp, khiếu nại của các thành viên MXV

Khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của các thành viên khi tham gia vào thị trường hàng hóa tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV).
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 46): Tạm dừng tư cách thành viên môi giới

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 46): Tạm dừng tư cách thành viên môi giới

Báo Công Thương sẽ tiếp tục làm rõ các vấn đề xoay quanh hoạt động tạm dừng tư cách thành viên của thành viên môi giới tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 45): Tạm dừng tư cách thành viên tại MXV

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 45): Tạm dừng tư cách thành viên tại MXV

Tiếp nối chuyên mục Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa, trong số này Báo Công Thương sẽ làm rõ các vấn đề liên quan đến việc tạm dừng tư cách thành viên tại MXV.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 44): Xử lý vi phạm thành viên

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 44): Xử lý vi phạm thành viên

Báo Công Thương đã nhận được các câu hỏi của độc giả về các hoạt động quản lý thành viên của MXV, các vấn đề xoay quanh hình thức xử lý vi phạm thành viên.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 43): Hoạt động quản lý, giám sát thành viên

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 43): Hoạt động quản lý, giám sát thành viên

Báo Công Thương đã giải đáp thắc mắc về việc đăng ký làm thành viên của MXV cũng như những quyền, nghĩa vụ của thành viên, phương thức xử phạm thành viên.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 42): Các giao dịch bị nghiêm cấm khi tham gia thị trường hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 42): Các giao dịch bị nghiêm cấm khi tham gia thị trường hàng hóa

Trong số Hỏi đáp Giao dịch hàng hóa hôm nay, Báo Công Thương sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu về các giao dịch bị cấm khi tham gia thị trường giao dịch hàng hóa.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động