Thủy điện Việt Nam: Quá khứ - Hiện tại và Tương lai - Kỳ 2: Nhìn thẳng vào sự thật

Không thể phủ nhận những lợi ích của thủy điện như cung cấp nguồn năng lượng sạch, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, sử dụng nước đa mục tiêu, giảm phát thải... Tuy nhiên, nhiều bất cập còn tồn tại cũng khiến cộng đồng xã hội chưa hiểu đúng về những hoạt động trong quá trình đầu tư, xây dựng, vận hành thủy điện, nhất là các thủy điện nhỏ.
Thủy điện Việt Nam: Quá khứ - Hiện tại và Tương lai - Kỳ 2: Nhìn thẳng vào sự thật
Sự cố vỡ đập Thủy điện Ia Krel 2 gây thiệt hại không nhỏ

Những tồn tại

Theo TS. Phạm Thị Thu Hà - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội - việc phát triển thủy điện không hợp lý cũng gây những tác động tiêu cực đến nguồn tài nguyên, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân.

Dải đất miền Trung vốn nhỏ hẹp, địa hình hiểm trở, đất đai canh tác ít và hầu như năm nào cũng gánh chịu thiên tai như bão lũ, nắng hạn. Người dân vùng hạ lưu vốn đã nghèo lại thêm nỗi lo từ khi có các thủy điện. Vì sao?

Kể từ cuối năm 2009 đến nay, nhiều thủy điện ở khu vực miền Trung đã xảy ra sự cố. Điển hình như cuối tháng 9/2009, quy trình vận hành hồ thủy điện A Vương không hợp lý dẫn đến việc xả lũ ồ ạt gây nên trận lũ lớn tại Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Hay công trình thủy điện Sông Tranh 2 do yếu tố động đất liên tục khu vực lòng hồ đã gây rò rỉ nứt trên thân đập, dù đã được xử lý nhưng người dân chưa thể an tâm. Dư luận cũng không quên 3 sự cố vỡ đập thủy điện Đăk Krông 3 (Quảng Trị), Đăk Mêk 3 (Kon Tum) và Ia Krel 2 (Gia Lai) trong vòng chưa đầy 9 tháng (từ tháng 10/2012 - 6/2013)… Đến cuối năm 2016, mưa lớn ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên đã gây ngập lụt trên diện rộng. Dù đã có chuẩn bị từ trước như hạ bớt nước hồ qua tràn, tăng cường phát điện nhưng do lượng nước thượng nguồn về các hồ thủy điện quá lớn, để bảo đảm an toàn cho hồ đập và công trình, hơn hàng chục nhà máy thủy điện, hồ thủy lợi đồng loạt xin xả lũ từ vài trăm m3/s đến trên 4.000 m3/s, thậm chí có hồ xả tới trên 7.000 m3/s.

Trước khi xả lũ, các thủy điện đều thực hiện theo đúng quy trình vận hành liên hồ/đơn hồ, đặc biệt đã thông báo bằng nhiều hình thức cho chính quyền, các cơ quan, ban, ngành và nhân dân địa phương hạ lưu chủ động tăng cường các biện pháp phòng tránh, giảm bớt thiệt hại về tài sản và tính mạng. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng, lượng nước xả đồng loạt từ các hồ thủy điện cũng góp phần tăng thêm lượng nước ở hạ du khiến nhiều xã bị cô lập, giao thông chia cắt.

Cũng trong năm 2015-2016, do ảnh hưởng của Elnino và biến đổi khí hậu, khu vực miền Trung - Tây Nguyên, Nam Trung bộ bị hạn hán nặng. Hồ thủy điện thiếu nước, các dòng sông cạn kiệt khiến nhiều cánh đồng bị bỏ hoang, gia súc chết dần, người dân nhiều nơi phải chật vật mua từng can nước để duy trì cuộc sống.

Đâu là nguyên nhân?

Việc đầu tư xây dựng các thủy điện đều có tính hai mặt, chúng ta cũng cần phản ánh đúng, khách quan, trung thực nhưng thận trọng trên những lợi ích chung của đất nước và cộng đồng xã hội; thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại để có biện pháp xử lý, khắc phục nhằm quản lý thủy điện tốt hơn, phát huy những thế mạnh và hạn chế thấp nhất các thiệt hại trong tương lai.

Nguyên nhân dẫn đến các sự cố từ thủy điện, không thể không nói đến công tác quản lý nhà nước từ quá trình quy hoạch, cấp phép, kiểm tra, giám sát các nhà máy thủy điện, nhất là các thủy điện nhỏ.

Trong Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006 - 2015, có xét đến năm 2025 (Quy hoạch điện VI) ghi rõ, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước với mức tăng GDP khoảng 8,5% - 9%/năm giai đoạn 2006 - 2010 và cao hơn, dự báo nhu cầu điện nước ta tăng ở mức 17% năm (phương án cơ sở), 20% năm (phương án cao) trong giai đoạn 2006 - 2015, trong đó xác định phương án cao là phương án điều hành, chuẩn bị phương án 22% năm cho trường hợp tăng trưởng đột biến... vì vậy cần phát triển nguồn điện đáp ứng nhu cầu phụ tải cao, trong đó có thủy điện, thủy điện nhỏ, năng lượng mới và tái tạo cho các vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo...

Từ năm 2006 trở về trước, Chính phủ phê duyệt hệ thống bậc thang trên các sông, Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) phê duyệt quy hoạch dự án riêng lẻ, nhưng từ năm 2006 trở lại đây theo phân cấp, tất cả các quy hoạch thủy điện nhỏ giao địa phương phê duyệt. Sự phân cấp này được khẳng định lại tại Thông tư 43/2012/TT-BCT của Bộ Công Thương ngày 27/12/2012.

Nhiều chuyên gia cho rằng, chủ trương khuyến khích phát triển nguồn điện; sự phân cấp trong quy hoạch cấp phép cùng mong muốn của địa phương là tăng thêm giá trị sản xuất công nghiệp, nguồn thu ngân sách... đặc biệt là có cả những toan tính lợi ích từ doanh nghiệp dẫn đến tình trạng “nhà nhà làm thủy điện”, công tác phê duyệt, quản lý chất lượng, quy trình vận hành... có phần lơ là, buông lỏng, mặc dù các quy định về quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng dự án thủy điện và vận hành khai thác công trình thủy điện đã khá chi tiết từ trách nhiệm, các yêu cầu về điều tra khảo sát, đánh giá đầy đủ từ điều kiện tự nhiên - môi trường, dân sinh đến hiệu quả kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường.

Qua kiểm tra của Bộ Công Thương và các cơ quan chức năng cho thấy, năng lực quản lý chuyên môn của các địa phương còn hạn chế, thiếu trách nhiệm; nhiều chủ đầu tư dự án thủy điện không đủ năng lực, thiếu kinh nghiệm hoặc không chấp hành các quy định của pháp luật từ khảo sát thiết kế, thi công đến quản lý vận hành...

Kỳ III: Tương lai nào cho thủy điện?

TIN LIÊN QUAN
Thủy điện Việt Nam: Quá khứ - Hiện tại và Tương lai - Kỳ 1: Vai trò và sứ mệnh
Đình Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Vì sao nắng nóng tiêu thụ điện kỷ lục, điện mặt trời, điện gió dư thừa nhưng không là giải pháp?

Vì sao nắng nóng tiêu thụ điện kỷ lục, điện mặt trời, điện gió dư thừa nhưng không là giải pháp?

Nắng nóng, nhiệt độ tăng cao, nhu cầu điện phá vỡ mọi kỷ lục trước đó song điện mặt trời, điện gió dư thừa vẫn không phải là giải pháp. Vì sao?
Khen thưởng đơn vị đầu tiên hoàn thành sản xuất cột thép Dự án đường dây 500kV mạch 3

Khen thưởng đơn vị đầu tiên hoàn thành sản xuất cột thép Dự án đường dây 500kV mạch 3

Ngày 1/5, tại Bắc Ninh, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) tổ chức khen thưởng đột xuất cho Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và thương mại Ngãi Cầu.
Tác động từ cơ chế mua bán điện trực tiếp và đề xuất của Bộ Công Thương

Tác động từ cơ chế mua bán điện trực tiếp và đề xuất của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ đánh giá về những tác động từ cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) đối với nền kinh tế - xã hội.
Điện mặt trời áp mái nối lưới càng nhiều, chi phí hệ thống càng lớn

Điện mặt trời áp mái nối lưới càng nhiều, chi phí hệ thống càng lớn

Đầu tư điện mặt trời mái nhà nếu có kết nối lưới điện thì chi phí duy trì hệ thống càng cao, từ đó, có thể sẽ ảnh hưởng tới giá điện.
Giá điện châu Âu bất ngờ tăng vọt gấp ba mức trung bình hàng ngày

Giá điện châu Âu bất ngờ tăng vọt gấp ba mức trung bình hàng ngày

Giá điện ở châu Âu dao động ở mức 260 euro mỗi megawatt giờ vào cuối tuần, gần gấp ba mức trung bình hàng ngày của năm qua, do nguồn cung gió giảm mạnh.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương gửi thẩm định Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Bộ Công Thương gửi thẩm định Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi Bộ Tư pháp thẩm định dự thảo Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp (cơ chế DPPA).
Cung ứng điện tuần 17 được đảm bảo dù phụ tải tăng kỷ lục, trung bình ngày đạt 946,6 tr.kWh

Cung ứng điện tuần 17 được đảm bảo dù phụ tải tăng kỷ lục, trung bình ngày đạt 946,6 tr.kWh

Trong tuần 17, công suất đỉnh hệ thống điện và nhu cầu điện đạt kỷ lục mới nhưng công tác cung ứng điện vẫn được đảm bảo.
Giá điện sẽ được điều chỉnh 3 tháng/lần có hiệu lực từ 15/5/2024

Giá điện sẽ được điều chỉnh 3 tháng/lần có hiệu lực từ 15/5/2024

Cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định 05/2024/QĐ-TTg, có hiệu lực từ 15/5/2024.
Ukraine ngừng trung chuyển khí đốt, Nga thực sự có được lợi?

Ukraine ngừng trung chuyển khí đốt, Nga thực sự có được lợi?

Chính phủ Ukraine thông báo nước này không có kế hoạch gia hạn hợp đồng trung chuyển khí đốt tự nhiên với Nga sau năm 2024.
4 lý do đề xuất điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu kết nối lưới điện có giá 0 đồng

4 lý do đề xuất điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu kết nối lưới điện có giá 0 đồng

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến Dự thảo Nghị định quy định cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời lắp đặt tại nhà dân, công sở, khu công nghiệp.
Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Luật điện lực sửa đổi sẽ diễn ra vào ngày 3 - 4/5/2024

Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Luật điện lực sửa đổi sẽ diễn ra vào ngày 3 - 4/5/2024

Nhằm hoàn thiện dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi), Bộ Công Thương sẽ tổ chức hội nghị lấy ý kiến rộng rãi vào ngày 3-4/5/2024
Tiêu thụ điện và công suất hệ thống đạt kỷ lục mới, EVN khuyến cáo tiết kiệm điện

Tiêu thụ điện và công suất hệ thống đạt kỷ lục mới, EVN khuyến cáo tiết kiệm điện

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, do nắng nóng gay gắt, tiêu thụ điện cả nước và công suất đỉnh hệ thống điện đã đạt kỷ lục mới.
Chuyện sản xuất và sử dụng điện sạch ở Trường Sa

Chuyện sản xuất và sử dụng điện sạch ở Trường Sa

49 năm sau ngày giải phóng (29/4/1975-29/4/2024), huyện đảo Trường Sa thiêng liêng của Tổ quốc luôn vững vàng nơi đầu sóng, ngày càng phát triển giàu đẹp.
Lấy ý kiến Dự thảo Thông tư Quy định tính toán giá bán điện bình quân

Lấy ý kiến Dự thảo Thông tư Quy định tính toán giá bán điện bình quân

Bộ Công Thương vừa đăng tải dự thảo 2 Thông tư quy định tính toán giá bán điện bình quân để lấy ý kiến đóng góp của các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.
Doanh nghiệp Hà Nam cam kết tiết giảm 21 MW qua điều chỉnh phụ tải

Doanh nghiệp Hà Nam cam kết tiết giảm 21 MW qua điều chỉnh phụ tải

Dự báo phụ tải tăng cao trong các tháng mùa khô, cao điểm nắng nóng năm 2024, nhiều doanh nghiệp ở Hà Nam đã cam kết điều chỉnh phụ tải, tiết giảm 21MW
Tuyên Quang: Nỗ lực đưa dòng điện sáng về thôn, bản

Tuyên Quang: Nỗ lực đưa dòng điện sáng về thôn, bản

Những năm qua, việc Tuyên Quang đưa điện lưới về những thôn, bản xa xôi đã góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào dân tộc.
Điện mặt trời 0 đồng và câu chuyện “thầy bói xem voi”

Điện mặt trời 0 đồng và câu chuyện “thầy bói xem voi”

Câu chuyện điện mặt trời 0 đồng vẫn chưa hết "nóng" và đang có cách hiểu, góc nhìn khác nhau. Vì sao?
Hoàn thành lắp đặt tụ bù 8/8 trạm biến áp 220kV trước mùa nắng nóng ở miền Bắc

Hoàn thành lắp đặt tụ bù 8/8 trạm biến áp 220kV trước mùa nắng nóng ở miền Bắc

Ban Quản lý dự án Truyền tải điện đã hoàn thành lắp đặt tụ bù cho 8/8 trạm biến áp 220kV nhằm tăng cường sự ổn định cấp điện mùa nắng nóng tại miền Bắc.
Ngành điện Việt Nam: Hành trình sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất

Ngành điện Việt Nam: Hành trình sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất

Sau gần 50 năm đất nước thống nhất, ngành Điện Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc, cung cấp đủ điện cho nền kinh tế, góp phần vào CNH-HĐH đất nước.
PCT1 đảm bảo cấp điện ổn định dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 cho khu vực miền Bắc

PCT1 đảm bảo cấp điện ổn định dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 cho khu vực miền Bắc

Ngày 26/4, Giám đốc Công ty Truyền tải điện 1 và đoàn công tác đã đi kiểm tra công tác đảm bảo cấp điện dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, mùa nắng nóng khu vực miền Bắc.
Ninh Thuận muốn hiện thực hoá các dự án Hydrogen

Ninh Thuận muốn hiện thực hoá các dự án Hydrogen

Ninh Thuận kỳ vọng các dự án Hydrogen không còn là câu chuyện trên giấy mà đi vào thực tế qua sự chung tay giữa cơ quan quản lý và cộng đồng doanh nghiệp.
Hỗ trợ kịp thời, tối đa để đẩy nhanh tiến độ các dự án năng lượng trọng điểm

Hỗ trợ kịp thời, tối đa để đẩy nhanh tiến độ các dự án năng lượng trọng điểm

Thị trường năng lượng đang nhiều biến động, việc hỗ trợ kịp thời, tối đa từ các cơ quan, ban ngành sẽ đẩy nhanh tiến độ các dự án năng lượng trọng điểm.
Thái Bình: Đóng điện vận hành máy biến áp 220kV thứ 2 tại Trạm biến áp 220kV Thái Thụy

Thái Bình: Đóng điện vận hành máy biến áp 220kV thứ 2 tại Trạm biến áp 220kV Thái Thụy

Ngày 27/4/2024, tại Thái Bình, Ban Quản lý dự án Truyền tải điện đã đóng điện thành công Dự án Lắp máy biến áp 220kV thứ 2 tại Trạm biến áp 220kV Thái Thụy.
Tiến độ đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Thanh Hoá – Phố Nối ngày 27/4

Tiến độ đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Thanh Hoá – Phố Nối ngày 27/4

Dù có nhiều nỗ lực, song dự án đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn từ Thanh Hoá đến Phố Nối vẫn gặp nhiều khó khăn.
Khách hàng đồng hành cùng EVNHANOI thực hiện tiết kiệm điện trong mùa cao điểm

Khách hàng đồng hành cùng EVNHANOI thực hiện tiết kiệm điện trong mùa cao điểm

Nhiều khách hàng Thủ đô đã sẵn sàng đồng hành cùng EVNHANOI tham gia thực hiện các chương trình tiết kiệm điện để giảm áp lực cung cấp điện trong mùa nắng nóng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động