Thứ tư 06/11/2024 04:41

Thủy điện Lai Châu là công trình quan trọng liên quan đến an ninh Quốc gia

Sáng 12/8/2019 tại thành phố Lai Châu, Bộ Công An đã tổ chức lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc đưa Công trình Nhà máy thủy điện Lai Châu vào danh mục các công trình quan trọng liên quan đến an ninh Quốc gia.
Công trình thuỷ điện Lai Châu

Công trình thủy điện Lai Châu có 3 tổ máy với tổng công suất lắp đặt 1200 MW, với sản lượng phát điện trung bình hàng năm là 4,67 tỷ kWh. Công trình được khởi công ngày 05/11/2011, phát điện tổ máy số 1 vào tháng 12/2015 và khánh thành ngày 20/12/2016. Từ khi đưa vào vận hành đến này, nhà máy thuỷ điện Lai Châu đã phát điện lên hệ thống điện quốc gia được hơn 15,1 tỷ kWh, nộp ngân sách cho tỉnh Lai Châu là 2834 tỷ đồng tính đến hết năm 2018.

Thủy điện Lai Châu là một trong số 6 Nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 2012/QĐ-TTg ngày 24/10/2016. Công trình Nhà máy thủy điện Lai Châu có vai trò quan trọng trong việc cung cấp điện năng cho các hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng cho các tỉnh vùng Tây Bắc nói riêng và cả nước nói chung. Ngoài chức năng phát điện và chống lũ cho các tỉnh đồng bằng sông Hồng, công trình Nhà máy thủy điện Lai Châu còn điều phối hợp lý nguồn nước, tăng khả năng phát điện cho các công trình thủy điện bậc thang phía hạ lưu sông Đà gồm: thủy điện Sơn La và thủy điện Hòa Bình.

Tuy nhiên, với tầm quan trọng của Công trình và đặc thù ở nơi vùng sâu, vùng xa, rừng núi, giáp biên giới còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an ninh, an toàn, Công trình rất có thể sẽ là mục tiêu mà các thế lực thù địch, chống đối và các hoạt động tội phạm về kinh tế, hình sự, thâm nhập phá hoại, trộm cắp thiết bị ... Bất kỳ sự cố nào gây mất an ninh, an toàn công trình Nhà máy thủy điện Lai Châu, nhất là đập hồ chứa nước với dung tích lớn sẽ ảnh hưởng trực tiếp, nghiêm trọng đến các công trình thủy điện ở bậc thang dưới, đến các cơ sở kinh tế và dân cư phía hạ du.

“Với tầm quan trọng đặc biệt đó, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 419/QĐ-TTg ngày 16/4/2019, đưa công trình Nhà máy Thuỷ điện Lai Châu vào Danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh Quốc gia. Việc quyết định đưa công trình Nhà máy thủy điện Lai Châu vào Danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh Quốc gia là thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ Công an, Bộ Công Thương và các Bộ, ngành có liên quan; của UBND, Công an, Quân đội và các Ban, ngành tỉnh Lai châu đối với việc bảo đảm an ninh, an toàn tuyệt đối cho công trình”, ông Dương Quang Thành cho biết.

Chủ tịch HĐTV EVN Dương Quang Thành yêu cầu Công ty Thủy điện Sơn La cần tiến hành rà soát, hiệu chỉnh phương án bảo vệ công trình theo Đề án đảm bảo an ninh, an toàn công trình được UBND tỉnh Lai Châu phê duyệt. Đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương và Công an tỉnh Lai Châu xây dựng các tình huống khủng bố gây mất an ninh, an toàn công trình để có biện pháp giải quyết từng tình huống phát sinh cụ thể, tránh bị động.

Lễ công bố đưa công trình Thuỷ điện Lai Châu vào danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia

Phát biểu tại buổi Lễ công bố, Thượng tướng Bùi Văn Nam – Thứ trưởng Bộ Công an cho biết: Trong thời gian qua Nhà máy Thủy điện Lai Châu đã phát huy được vai trò đa mục tiêu khi đảm bảo cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước, cung cấp nước cho hạ du và thúc đẩy phát triển kinh tế vùng Tây Bắc. Đây là là công trình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an ninh biên giới, chính vì thế Bộ Công an đã phân công Cục An ninh Kinh tế, Công an tỉnh Lai Châu phối hợp với các lực lượng chức năng bảo vệ an ninh trật tự đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình.

Để công trình phát huy hiệu quả, đảm bảo an ninh, an toàn, Thứ trưởng Bùi Văn Nam cho rằng: Việc thực hiện Đề án đảm bảo an ninh, an toàn công trình NMTĐ Lai Châu phải được thực hiện dưới sự lãnh đạo thường xuyên, liên tục của cấp ủy, chính quyền tỉnh Lai Châu. Cùng với đó, Công ty Thủy điện Sơn La và Công an tỉnh Lai Châu cần rà soát bổ sung quy chế, quy định cụ thể về nhiệm vụ của từng đơn vị để rõ ràng trách nhiệm trong việc thực hiện đảm bảo an ninh công trình. Ngoài ra các đơn vị cần có cơ chế trao đổi thông tin thường xuyên, liên tục để cùng nắm bắt được tình hình chung.

Thứ trưởng Bùi Văn Nam cho rằng dù lực lượng chức năng có làm tốt đến đâu nhưng không thể sát sao hết được vì vậy cần “tai mắt” từ nhân dân, xây dựng tốt phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc. Trong đó tổ chức tuyên truyền pháp luật về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia đối với các cơ quan, đơn vị liên quan cũng như nhân dân địa phương xung quanh công trình.

Ông Khương Thế Anh – Giám đốc Công ty Thủy điện Sơn La cho biết: Nhà máy Thủy điện Lai Châu hiện nay do Công ty Thủy điện Sơn La (thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam) quản lý, vận hành. Công trình được xây dựng tại huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu với quy mô gồm 3 tổ máy tổng công suất 1.200 MW. Thuỷ điện Lai Châu được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án đầu tư vào tháng 6/2010 và được Bộ Công Thương phê duyệt thiết kế kỹ thuật vào cuối năm 2011, có tổng mức đầu tư 35.700 tỷ đồng.

Đây là công trình thủy điện lớn cuối cùng của Việt Nam được khai thác trên dòng chính sông Đà, cùng với với Thủy điện Sơn La và Thủy điện Hòa Bình. Đồng thời là công trình thủy điện đa mục tiêu mang tầm vóc quốc gia đã được các kỹ sư, công nhân Việt Nam tự chủ từ khâu quy hoạch, thiết kế, thi công xây lắp, đồng bộ thiết bị, giám sát, quản lý vận hành.

Như vậy, tính đến nay, cả 3 nhà máy thủy điện trên bậc thang sông Đà gồm: Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu đều được công nhận là công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.

PV
Bài viết cùng chủ đề: Lai Châu

Tin cùng chuyên mục

Phổ biến Nghị định khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

Ngành điện miền Nam đưa vào vận hành loạt công trình điện trọng điểm

Nghiên cứu cơ chế giá điện khuyến khích khách hàng điều chỉnh phụ tải điện

Bất chấp các lệnh trừng phạt Nga vẫn ‘bơm’ khí đốt cho châu Âu

Hoàn thiện công trình lưới điện trung hạ áp khu vực Chư Prông, Gia Lai

Gỡ vướng mắc các dự án truyền tải điện trên địa bàn tỉnh Lai Châu

EVNSPC hoàn thành loạt công trình lưới điện 110kV chỉ trong 1 tuần

PC Lai Châu: Triển khai nhiều giải pháp đảm bảo tài sản ngành điện

Công ty Cổ phần Thủy điện A Vương hoàn thành kế hoạch sản lượng điện năm 2024

Growatt ra mắt biến tần hybrid mới cho ứng dụng lưu trữ trong thương mại quy mô vừa và nhỏ

EVNNPT đóng điện Trạm biến áp 220kV Định Quán

Than thương phẩm 10 tháng của TKV đạt 40,98 triệu tấn

Luật Điện lực (sửa đổi): Quyết sách đúng đắn, tạo 'đòn bẩy' phát triển kinh tế - xã hội - Bài 3

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác với doanh nghiệp dầu mỏ doanh thu lớn nhất thế giới

Đột phá từ dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi): Giải 'bài toán' khó cho thị trường điện

Đợt nắng nóng đỉnh điểm đẩy Trung Quốc bước vào 'cơn sốt' năng lượng

Ông Hà Đăng Sơn: Luật Điện lực (sửa đổi) tháo gỡ khó khăn cho các dự án nguồn điện khí LNG

Luật Điện lực (sửa đổi): Quyết sách đúng đắn, tạo 'đòn bẩy' phát triển kinh tế - xã hội - Bài 2

Tổng công ty Điện lực – TKV: Sức trẻ tuổi 15

Luật Điện lực (sửa đổi): Rõ ràng, đơn giản hơn trong thủ tục cấp phép hoạt động điện lực