Bộ Tài chính đề xuất phương án giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu Bộ Công Thương phản hồi về giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu, mỡ nhờn |
Theo dự kiến của chương trình, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày tờ trình Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn.
Ngày mai (6/7) Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu |
Sau đó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội trình bày báo cáo thẩm tra; Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận.
Tiến đó, Chủ tọa tổng hợp ý kiến phát biểu, nêu nội dung để Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết; Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết.
Ngày 3/7/2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Nghị quyết số 82/NQ-CP của Chính phủ thông qua Dự án Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn.
Cụ thể, Chính phủ quyết nghị thông qua để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự án Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn theo đề nghị của Bộ Tài chính. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm về nội dung, số liệu báo cáo.
Theo đề nghị của Bộ Tài chính, điều chỉnh mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhóm xăng, dầu, mỡ nhờn xuống mức sàn trong khung thuế đến hết 31/12/2022 như sau: Xăng giảm từ 2.000 đồng/lít xuống mức sàn 1.000 đồng/lít; Nhiên liệu bay giảm từ 1.500 đồng/lít xuống mức sàn 1.000 đồng/lít; dầu diesel giảm từ 1.000 đồng/lít xuống mức sàn 500 đồng/lít.
Dầu mazut, dầu nhờn: Giảm từ 1.000 đồng/lít xuống mức sàn 300 đồng/lít; mỡ nhờn: Giảm từ 1.000 đồng/kg xuống mức sàn 300 đồng/kg; dầu hỏa: Giữ mức 300 đồng/lít vì đây là mức sàn trong khung mức thuế.
Từ ngày 01/01/2023, mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn tiếp tục thực hiện theo Nghị quyết số 579/2018/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Trường hợp Nghị quyết được ban hành trong tháng 7/2022, đề nghị hiệu lực thi hành của Nghị quyết kể từ ngày 1/8/2022 để đảm bảo việc triển khai thực hiện.
Theo Bộ Tài chính, hiện nay, các hoạt động kinh tế - xã hội đã chuyển về trạng thái như trước khi xảy ra dịch COVID-19. Do đó, dự kiến sản lượng tiêu thụ xăng, dầu, mỡ nhờn năm 2022 tương đương như thời điểm trước khi xảy ra dịch COVID-19 là năm 2019.
Với dự kiến sản lượng tiêu thụ như vậy, nếu áp dụng chính sách giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn như đề xuất nêu trên thì ước giảm thu ngân sách nhà nước bình quân một tháng (đã bao gồm cả phần giảm thuế GTGT) là khoảng 1.400 tỷ đồng/tháng.