Thương hiệu Quốc gia Việt Nam: Xác lập vị thế mới

Giá trị Thương hiệu Quốc gia (THQG) Việt Nam tăng trưởng ngày một nhanh và nằm trong top các thương hiệu mạnh trên thế giới. Vị thế này còn có triển vọng tăng trưởng mạnh hơn nữa khi các hiệp định thương mại tự do đã có hiệu lực đang được Việt Nam nỗ lực tận dụng triệt để.

Hỗ trợ nhỏ, hiệu quả lớn

THQG Việt Nam - chương trình duy nhất của Chính phủ giao Bộ Công Thương là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm phối hợp với các bộ, ngành triển khai thực hiện - nhằm quảng bá hình ảnh quốc gia, THQG thông qua việc hỗ trợ các doanh nghiệp (DN) phát triển thương hiệu sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam; nâng cao vị thế và giá trị gia tăng trong từng ngành hàng, lĩnh vực của nền kinh tế.

Chương trình THQG Việt Nam dựa trên các tiêu chí: Chất lượng - đổi mới, sáng tạo - năng lực tiên phong, hướng đến mục tiêu xây dựng hình ảnh Việt Nam là quốc gia có uy tín về hàng hóa, dịch vụ với chất lượng cao, tăng niềm tự hào và sức hấp dẫn của đất nước, con người Việt Nam; góp phần thúc đẩy phát triển ngoại thương và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Thương hiệu Quốc gia Việt Nam: Xác lập vị thế mới

Sau nhiều năm, với vai trò là đơn vị trực tiếp thực hiện, Cục Xúc tiến thương mại (XTTM), Bộ Công Thương đã triển khai nhiều chương trình, hoạt động. Theo đó, định kỳ 2 năm/lần, Cục XTTM tổ chức Lễ công bố các DN có sản phẩm đạt THQG. Hoạt động này nhằm khuyến khích cộng đồng DN tiếp tục chia sẻ, theo đuổi các giá trị của chương trình để không ngừng sáng tạo, nâng cao chất lượng sản phẩm và phát triển DN. Qua 7 kỳ tổ chức, đã có 499 lượt DN có sản phẩm đạt THQG. Thông qua chương trình, DN có sản phẩm đạt THQG đã được hỗ trợ quảng bá, tham gia các hội chợ, triển lãm quy mô lớn và uy tín ở trong nước theo định hướng xuất khẩu; hỗ trợ quảng bá, phát triển thương hiệu qua các diễn đàn, hội nghị, hội thảo cũng như những sự kiện trong khuôn khổ chương trình.

Cục XTTM cũng đã tổ chức các hoạt động hỗ trợ DN quảng bá thương hiệu sản phẩm, thương hiệu DN như: Tập huấn về quảng bá chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, triển khai các hình thức tuyên truyền, quảng bá sản phẩm đạt THQG trên phương tiện truyền thông số. Theo ghi nhận từ cộng đồng DN, sự hỗ trợ từ chương trình tuy không lớn nhưng tạo nền tảng căn bản cho DN nhận thức đầy đủ và xây dựng, phát huy vai trò của thương hiệu trong quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển. Số lượng DN được công nhận có sản phẩm đạt THQG tăng đều qua các giai đoạn, từ 30 DN năm 2008, đến năm 2020 đã có DN với 283 sản phẩm được công nhận; trong đó, nhiều thương hiệu đã gây được tiếng vang trên thị trường khu vực và thế giới. Những DN mang THQG như Vissan, Vinamilk, Cholimex, Điện Quang, NutiFood, Lộc Trời, Sunhouse, Việt Tiến, Thaco… không chỉ khẳng định được tên tuổi ở nội địa những năm qua mà còn vươn xa ngoài lãnh thổ Việt Nam. Các sản phẩm sữa tươi, sữa organic của Vinamilk đã xuất khẩu rộng rãi tới Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…

Thành công của Chương trình THQG còn được thể hiện rõ nét qua hiệu quả sản xuất, kinh doanh của DN đạt THQG. Số liệu báo cáo của 124 DN có sản phẩm đạt THQG trong kỳ xét chọn lần thứ 7/2020, cho thấy: Tổng doanh thu năm 2019 của các DN này trên 1,4 triệu tỷ đồng, tổng doanh thu xuất khẩu đạt hơn 137 nghìn tỷ đồng, tổng nộp ngân sách nhà nước trên 200 nghìn tỷ đồng, tạo việc làm cho hơn 471 nghìn lao động.

Bên cạnh chương trình THQG, Cục XTTM cũng đã triển khai Chương trình Thương hiệu ngành thực phẩm Việt Nam nhằm hỗ trợ các hiệp hội ngành hàng, DN trong lĩnh vực nông sản xây dựng một hình ảnh chung; tăng cường nhận thức và công nhận ở quy mô quốc tế về giá trị của thực phẩm Việt Nam. Theo đó, Cục XTTM đã quảng bá hình ảnh thương hiệu thực phẩm Việt Nam tại các hội chợ, triển lãm, sự kiện XTTM lớn trong và ngoài nước; tổ chức hội nghị quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam. Các hoạt động đã góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành thực phẩm, tăng cường công tác XTTM và đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng thực phẩm của Việt Nam ra thị trường thế giới.

Xây dựng định hướng chiến lược phát triển bài bản

Nhờ tác động tích cực của Chương trình THQG, trong 4 năm qua, giá trị THQG của Việt Nam liên tục được cải thiện và nằm trong nhóm thương hiệu mạnh. Theo báo cáo của Brand Finance, năm 2020, Việt Nam là một trong các quốc gia có mức tăng trưởng giá trị THQG nhanh nhất thế giới (tăng 29% so với năm 2019, đạt trị giá 319 tỷ USD). Nhờ đó, giá trị THQG của Việt Nam đã tăng 9 bậc, lên vị trí thứ 33 trong top 100 THQG giá trị nhất thế giới. Việt Nam cũng là quốc gia duy nhất trong khối ASEAN được nâng hạng trong bảng xếp hạng quyền lực mềm toàn cầu từ 50/60 lên 47/105 quốc gia được xếp hạng.

Tại Diễn đàn Thương hiệu Việt Nam 2021, ông Samir Dixit - Giám đốc điều hành Brand Finance châu Á - Thái Bình Dương - nhận xét: Những nỗ lực trong thời gian qua của Chương trình THQG Việt Nam đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng chung của kinh tế Việt Nam, danh tiếng và hình ảnh quốc gia Việt Nam cũng như góp phần vào gia tăng xếp hạng về quyền lực mềm của Việt Nam trên trường quốc tế.

Đặc biệt, hàng loạt các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới có hiệu lực đang được cộng đồng DN nỗ lực tận dụng được nhận định là động lực xác lập vị thế mới cho THQG Việt Nam. Theo Bộ Công Thương, Việt Nam sẽ có một vị trí rất đặc biệt bởi các hiệp định thương mại tự do thực sự nâng cao vị thế của Việt Nam trong khối ASEAN, khu vực cũng như trên trường quốc tế, tạo cơ hội để DN mở rộng thị trường xuất khẩu, tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.

Tuy vậy, việc tham gia vào các hiệp định thương mại tự do cũng tạo không ít thách thức. Ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục XTTM - cho rằng: Để tận dụng tốt những cơ hội, trong bối cảnh sự cạnh tranh giữa các quốc gia, DN ngày càng gay gắt, cần nhìn nhận rõ hạn chế về phát triển THQG, thương hiệu DN, thương hiệu sản phẩm. Các DN cần nỗ lực, quyết tâm, sáng tạo để nhanh chóng xây dựng và phát triển mạnh mẽ THQG Việt Nam. Bên cạnh đó, DN cần xây dựng định hướng chiến lược phát huy sức mạnh của THQG bài bản, dài hạn, đặc biệt trong kỷ nguyên số; ưu tiên đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để phát triển khoa học - công nghệ. Ông Vũ Bá Phú cũng khẳng định, trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp có hiệu quả với các bộ, ngành, cơ quan liên quan để tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cộng đồng DN, trong đó, có DN THQG Việt Nam tham gia tích cực hơn nữa trong xây dựng, quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam, góp phần tăng cường những lợi ích mà vị thế mới, giá trị mới của THQG mang lại.

Ông SAMIR DIXIT - Giám đốc điều hành Brand Finance châu Á – Thái Bình Dương: Việt Nam được đánh giá là điểm sáng nhờ sự tăng hạng vượt bậc về THQG và những kết quả về kinh tế - xã hội đã đạt được trong năm qua.

Việt Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngày thương hiệu quốc gia

Tin mới nhất

Xuất khẩu gạo sang khu vực Âu Mỹ tăng đột biến

Xuất khẩu gạo sang khu vực Âu Mỹ tăng đột biến

Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang khu vực châu Âu - châu Mỹ những tháng đầu năm 2024 tăng đột biến, trong đó tăng mạnh nhất là Cuba.
Tây Nguyên: Khai phá tiềm năng ngành rau quả, phát triển hiệu quả kinh tế vùng

Tây Nguyên: Khai phá tiềm năng ngành rau quả, phát triển hiệu quả kinh tế vùng

Dù hội tụ đủ những điều kiện phát triển ngành rau quả nhưng các “điểm nghẽn” về cơ chế, chính sách khiến quy mô xuất khẩu của vùng còn rất khiêm tốn.
Gia Lai: Đề xuất xây dựng Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên

Gia Lai: Đề xuất xây dựng Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên

Tỉnh Gia Lai đề xuất sớm hình thành một Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên và hướng ra các tỉnh Duyên hải miền Trung.
Tây Nguyên: Khai thác thế mạnh vùng, biến tiềm năng thành nguồn lực phát triển

Tây Nguyên: Khai thác thế mạnh vùng, biến tiềm năng thành nguồn lực phát triển

Tây Nguyên là vùng đất sở hữu nhiều lợi thế phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, nhờ tính đặc thù về bản sắc văn hoá, vị trí địa chính trị.
Trung Quốc giảm mua hàng, xuất khẩu hồ tiêu giảm lượng

Trung Quốc giảm mua hàng, xuất khẩu hồ tiêu giảm lượng

Quý I/2024, xuất khẩu hồ tiêu giảm 26,1%. Trong khi nhiều thị trường tăng mua hồ tiêu từ Việt Nam thì thị trường Trung Quốc lại giảm nhập khẩu.

Tin cùng chuyên mục

Xúc tiến thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh

Xúc tiến thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh

Hội chợ triển lãm thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh diễn ra từ ngày 26-30/4.
Cần thiết thành lập Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam

Cần thiết thành lập Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam

Việc có được một Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn cho hoạt động xuất khẩu gạo thời gian tới.
Hơn 30 tỉnh, thành tham gia Hội chợ triển lãm

Hơn 30 tỉnh, thành tham gia Hội chợ triển lãm ''Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2024''

Tối 26/4, UBND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức khai mạc Hội chợ triển lãm "Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2024".
Philippines - Thị trường tiêu thụ xi măng và clinker lớn nhất của Việt Nam

Philippines - Thị trường tiêu thụ xi măng và clinker lớn nhất của Việt Nam

3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu xi măng và clinker sang Philippines tăng nhẹ 2,3% về lượng, nhưng giảm 6,9% về kim ngạch và giảm 9% về giá so với cùng kỳ.
Thách thức về liên kết vùng, tính bền vững trong thương mại điện tử

Thách thức về liên kết vùng, tính bền vững trong thương mại điện tử

Theo các chuyên gia, tương phản với sự tăng trưởng nhanh về quy mô của thương mại điện tử là tính không bền vững, thiếu sự liên kết giữa các vùng.
Hoa Kỳ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá pin năng lượng mặt trời từ Việt Nam

Hoa Kỳ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá pin năng lượng mặt trời từ Việt Nam

Hoa Kỳ thông báo nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm pin năng lượng mặt trời nhập khẩu từ Việt Nam.
Đắk Lắk: Thị trường cà phê hướng đến sản xuất và xuất khẩu xanh bền vững

Đắk Lắk: Thị trường cà phê hướng đến sản xuất và xuất khẩu xanh bền vững

Thị trường cà phê đang hướng đến sản xuất và xuất khẩu xanh, bền vững. Đây là một trong những yêu cầu mang tính sống còn trong cạnh tranh xuất khẩu hiện nay.
Chú trọng chuỗi giá trị để xuất khẩu gạo Việt có giá cao

Chú trọng chuỗi giá trị để xuất khẩu gạo Việt có giá cao

Để xuất khẩu gạo tận dụng được cơ hội của thị trường cũng như bán được giá cao, doanh nghiệp cần phải chú trọng chuỗi giá trị sản xuất, xây dựng thương hiệu.
Tăng cường kết nối cảng biển Việt Nam - Pháp, nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế

Tăng cường kết nối cảng biển Việt Nam - Pháp, nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế

Kết nối sâu rộng với hệ thống cảng Pháp mở ra cánh cửa cơ hội lớn cho kinh tế Việt Nam, nâng cao năng lực cạnh tranh xuất nhập khẩu của ta trên trường quốc tế.
Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường quan trọng của xuất khẩu gạo Việt Nam

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường quan trọng của xuất khẩu gạo Việt Nam

Trong quý I/2024, kim ngạch xuất khẩu gạo sang khu vực thị trường châu Á - châu Phi ghi nhận nhiều tín hiệu tốt khi hầu hết các thị trường chính đều tăng.
Các tỉnh Tây Nguyên cần tăng cường tính liên kết vùng để phát triển kinh tế

Các tỉnh Tây Nguyên cần tăng cường tính liên kết vùng để phát triển kinh tế

Đắk Lắk giữ vai trò nòng cốt trong liên kết vùng Tây Nguyên trong các hoạt động xúc tiến thương mại và xuất nhập khẩu theo quy mô chuyên nghiệp.
Đắk Lắk: Quyết tâm đưa TP. Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới

Đắk Lắk: Quyết tâm đưa TP. Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới

Phát triển TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk trở thành “Thành phố cà phê của thế giới”; gắn với phát triển du lịch sinh thái, khai thác các giá trị văn hóa địa phương.
Khủng hoảng nguồn cung, giá cà phê Robusta phá kỷ lục cao nhất lịch sử

Khủng hoảng nguồn cung, giá cà phê Robusta phá kỷ lục cao nhất lịch sử

Giá cà phê Robusta tiếp tục tăng đạt mốc cao nhất trong mọi thời đại. Hiện nay chưa có thông tin nào có thể khiến cho giá cà phê trong nước và thế giới dừng lại
Xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Viêt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.
Đắk Lắk: Khai mạc Hội nghị xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Tây Nguyên

Đắk Lắk: Khai mạc Hội nghị xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Tây Nguyên

Kỳ vọng đưa vùng Tây Nguyên ra khỏi vị trí “vùng trũng” trong phát triển ngoại thương, thu hẹp dần khoảng cách về thu nhập và trình độ phát triển thương mại.
Xuất khẩu sắn hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD

Xuất khẩu sắn hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD

Hàng năm, xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn thu về trên 1 tỷ USD, mặt hàng này đang hướng đến con số xuất khẩu 2 tỷ USD vào năm 2030.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Sáng 26/4, tại Cần Thơ, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tổng kết về xuất khẩu gạo năm 2023, quý I/2024 và bàn định hướng xuất khẩu gạo trong thời gian tới.
Giá gạo xuất khẩu được dự báo như thế nào trong năm 2024?

Giá gạo xuất khẩu được dự báo như thế nào trong năm 2024?

Dù có lúc trồi sụt, nhưng giá gạo xuất khẩu bình quân của Việt Nam năm 2024 được dự báo sẽ quanh mức 600 USD/tấn, cao hơn con số 575 USD/tấn của năm 2023.
Hà Nội: 100 gian hàng tham gia Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

Hà Nội: 100 gian hàng tham gia Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

Với quy mô 100 gian hàng, Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024 do Sở Công Thương Hà Nội tổ chức đã chính thức khai mạc tối 25/4.
Việt Nam lần đầu tiên vươn lên vị trí thứ 5 xuất khẩu thủy sản vào Singapore

Việt Nam lần đầu tiên vươn lên vị trí thứ 5 xuất khẩu thủy sản vào Singapore

Trong 15 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào thị trường Singapore, Việt Nam lần đầu tiên vươn lên giữ vị trí thứ 5 tại thị trường này.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động