Thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt: Vẫn yếu và thiếu

  Làm thương hiệu không phải để bán được nhiều sản phẩm hơn mà là để bán được giá cao hơn, đem về nhiều giá trị hơn cho đất nước, doanh nghiệp và nông dân. Do đó, việc xây dựng thương hiệu sản phẩm nông sản và chiến lược phát triển thương hiệu ở các thị trường mục tiêu là nhiệm vụ trọng tâm cần đặt ra trong thời gian tới.

Thiếu các thương hiệu mạnh

Sau mấy chục năm được coi là nước xuất khẩu gạo lớn nhất, nhì thế giới mà không có thương hiệu nhận diện, cuối năm 2018, tại Festival lúa gạo lần 3 được tổ chức tại tỉnh Long An, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chính thức công bố logo thương hiệu gạo Việt, đánh dấu cột mốc gạo Việt Nam chính thức có thương hiệu, sau hàng chục năm tham gia vào thị trường xuất khẩu và giữ vị trí thứ hai, thứ ba trên thế giới. Các chuyên gia nhận định, việc có được thương hiệu là bước ngoặt tạo đà cho sản xuất và thương mại lúa gạo.

thuong hieu quoc gia cho nong san viet van yeu va thieu
Thiếu thương hiệu là một trong những nguyên nhân khiến nông sản Việt Nam dễ bị tổn thương khi thị trường có biến động

Tuy nhiên, đây chỉ là một trong số ít những nông sản đến thời điểm này có thương hiệu. Hiện, phần lớn nông sản Việt chủ yếu xuất khẩu dưới dạng thô, chưa qua chế biến nên giá trị gia tăng không nhiều, công nghệ chế biến sau thu hoạch còn kém, sản phẩm nông sản chế biến của Việt Nam chưa được người tiêu dùng nước ngoài biết đến nhiều vì hàng hóa nông sản xuất khẩu vẫn còn phải thông qua các doanh nghiệp trung gian nước ngoài hoặc gia công chế biến cho các thương hiệu nổi tiếng của nước ngoài. Điều này thể hiện rõ nhất ở các ngành hàng cà phê, hồ tiêu… Thiếu thương hiệu là một trong những nguyên nhân làm nông sản Việt Nam dễ bị tổn thương khi thị trường có biến động.

Theo Bộ Công Thương, nguyên nhân khiến việc xây dựng thương hiệu nông sản thực phẩm Việt Nam gặp khó khăn do chất lượng sản phẩm không đồng đều, ổn định, nhiều sản phẩm chưa đáp ứng được các yêu cầu, tiêu chuẩn của thị trường gây ảnh hưởng đến thương hiệu và giá trị thương hiệu của sản phẩm và doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó, giá trị gia tăng của sản phẩm chưa cao, sự chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng tăng hàm lượng công nghiệp chế biến và giảm tỷ trọng nguyên liệu thô vẫn chưa rõ rệt, do đó làm giảm năng lực cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế.

Cần có chiến lược bài bản

Ông Đặng Đức Thành - Chủ nhiệm Câu lạc bộ Các nhà kinh tế (VEC), Ủy viên Ban chấp hành Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - nhận định, chiến lược bài bản xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản xuất khẩu chủ lực Việt Nam, đây là vấn đề có ý nghĩa quyết định trong việc xuất khẩu nông sản.

Để làm được việc này, ông Đặng Đức Thành cho rằng, nhà nước cần sớm bổ sung hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật Việt Nam đối với hàng hóa nông sản theo hướng phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn thế giới; phát triển và nhân rộng việc thực hiện cấp mã số vùng sản xuất, truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý... đối với nông sản xuất khẩu chủ lực; nhân rộng mô hình sản xuất nông sản theo các tiêu chuẩn GlobalGAP, VietGAP, HACCP...

Bên cạnh đó, cần xây dựng các chương trình quảng bá hình ảnh quốc gia, xúc tiến thương mại quốc gia với các thị trường trọng điểm và các thị trường tiềm năng sau khi các hiệp định thương mại tự do được ký kết. Việc triển khai các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia cần tập trung vào từng mặt hàng, từng thị trường, tránh tình trạng dàn trải, thiếu chiều sâu như hiện nay.

Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngành nông sản Việt Nam trong bối cảnh kinh tế hội nhập sâu rộng hiện nay, hướng tới xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt Nam, trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, đặc biệt tại các thị trường xuất khẩu mục tiêu. Đồng thời, phối hợp với các bộ, ngành trong công tác xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm nông sản, thực phẩm Việt Nam. Đẩy mạnh quảng bá thương hiệu, kết nối thị trường cho các sản phẩm nông sản Việt Nam thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại...

Muốn thúc đẩy xuất khẩu, cùng với việc làm tốt công tác sản xuất, chế biến, Việt Nam phải từng bước xây dựng thương hiệu nông sản, thực phẩm, để thu hút khách hàng trong và ngoài nước.
Thanh Hà
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngày thương hiệu quốc gia

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thương hiệu quốc gia: Bệ đỡ cho hàng Việt vươn ra thế giới

Thương hiệu quốc gia: Bệ đỡ cho hàng Việt vươn ra thế giới

Việc doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia giúp tăng uy tín, vị thế của sản phẩm, doanh nghiệp trên thị trường thế giới.
Xây dựng thương hiệu mạnh: Gia tăng lợi thế cạnh tranh, thúc đẩy xuất khẩu

Xây dựng thương hiệu mạnh: Gia tăng lợi thế cạnh tranh, thúc đẩy xuất khẩu

Năm 2023, Thương hiệu Quốc gia Việt Nam được Brand Finance xếp hạng 33/121 tổng số các quốc gia, lãnh thổ được tổ chức này xếp hạng.
May 10 và câu chuyện xâm nhập thị trường ngoại bằng thương hiệu Việt

May 10 và câu chuyện xâm nhập thị trường ngoại bằng thương hiệu Việt

Thay vì chỉ gia công cho các thương hiệu lớn trên thế giới, nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam, trong đó có May 10 đã xuất khẩu bằng chính thương hiệu Việt.
Sắp diễn ra Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Sắp diễn ra Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 từ ngày 15 - 21/4 trên phạm vi cả nước với các hoạt động quảng bá các sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam.
Bài 3: Xây dựng, phát triển thương hiệu đòi hỏi sự bền bỉ và phải luôn đổi mới

Bài 3: Xây dựng, phát triển thương hiệu đòi hỏi sự bền bỉ và phải luôn đổi mới

Trong bối cảnh hội nhập, cạnh tranh, xây dựng thương hiệu là một công việc đòi hỏi sự bền bỉ, liên tục không ngừng nghỉ và phải luôn đổi mới.

Tin cùng chuyên mục

Thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng trưởng 102%, xếp thứ 33 trên thế giới

Thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng trưởng 102%, xếp thứ 33 trên thế giới

Giá trị Thương hiệu quốc gia của Việt Nam năm 2023 đạt 498,13 tỷ USD, tăng 15,6% so với năm 2022, xếp thứ 33/121 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới.
Bài 2: Xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia: Kiến tạo giá trị, sức mạnh mới cho đất nước

Bài 2: Xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia: Kiến tạo giá trị, sức mạnh mới cho đất nước

Xây dựng thương hiệu quốc gia được Thủ tướng Chính phủ nêu rõ là một nhiệm vụ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vừa có tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược.
Bài 1: Giá trị thương hiệu quốc gia tăng vượt bậc - “Trái ngọt” hội nhập, sự năng động của doanh nghiệp

Bài 1: Giá trị thương hiệu quốc gia tăng vượt bậc - “Trái ngọt” hội nhập, sự năng động của doanh nghiệp

Giá trị thương hiệu quốc gia tăng vượt bật qua các năm theo đánh giá, đây là kết quả của chủ trương hội nhập, sự năng động, sáng tạo của các doanh nghiệp.
Chương trình THQG Việt Nam: Thông báo kỳ xét chọn sản phẩm đạt THQG lần thứ 9 năm 2024

Chương trình THQG Việt Nam: Thông báo kỳ xét chọn sản phẩm đạt THQG lần thứ 9 năm 2024

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức kỳ xét chọn sản phẩm đạt THQG Việt Nam lần thứ 9, Lễ Công bố dự kiến quý IV/2024.
Việt Nam là điểm sáng về xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia

Việt Nam là điểm sáng về xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia

Việt Nam tiếp tục được đánh giá là điểm sáng trong bức tranh xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia và là thương hiệu quốc gia có tốc độ tăng trưởng giá trị.
14 tiêu chí chọn lựa doanh nghiệp tham gia Gian hàng Quốc gia Việt Nam

14 tiêu chí chọn lựa doanh nghiệp tham gia Gian hàng Quốc gia Việt Nam

Thời gian đăng ký của các doanh nghiệp Việt Nam tham gia “Chương trình Gian hàng Quốc gia Việt Nam” trên Alibaba.com diễn ra từ 28/11 đến 15/1/2024.
Nhãn hiệu chứng nhận Gạo Việt Nam, Cà phê Việt Nam chất lượng cao vướng ở đâu?

Nhãn hiệu chứng nhận Gạo Việt Nam, Cà phê Việt Nam chất lượng cao vướng ở đâu?

Dù đi hơn nửa chặng đường nhưng nhãn hiệu chứng nhận Gạo Việt Nam vẫn vướng như “gà mắc tóc”, còn với Cà phê Việt vẫn đang trong quá trình xây dựng.
Chương trình Thương hiệu Quốc gia: Hành trình hai thập kỷ và những cột mốc quan trọng

Chương trình Thương hiệu Quốc gia: Hành trình hai thập kỷ và những cột mốc quan trọng

Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 253/2003/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2003...
Tuyên truyền, quảng bá gian hàng Thương hiệu quốc gia Việt Nam tại Vietnam Foodexpo 2023

Tuyên truyền, quảng bá gian hàng Thương hiệu quốc gia Việt Nam tại Vietnam Foodexpo 2023

Ban Thư ký Chương trình Thương hiệu quốc gia đã triển khai gian hàng Thương hiệu quốc gia Việt Nam – Vietnam Value Pavillion với quy mô lên tới 36 gian hàng.
Longform | Những “sứ giả kinh tế” làm rạng danh hàng hoá, thương hiệu Việt trên thế giới

Longform | Những “sứ giả kinh tế” làm rạng danh hàng hoá, thương hiệu Việt trên thế giới

Tận dụng mọi cơ hội để quảng bá sản phẩm, hàng hoá thương hiệu Việt tới bạn bè quốc tế là phương châm hoạt động của các Tham tán thương mại Việt Nam.
Hành trình “vươn ra biển lớn”

Hành trình “vươn ra biển lớn”

24 năm kể từ thời điểm DN Việt được chấp thuận OFDI, đến nay đã có những DN tạo lập, khẳng định vị thế thương hiệu Việt trên trường quốc tế.
Vinh danh các thương hiệu mạnh Việt Nam 2022-2023

Vinh danh các thương hiệu mạnh Việt Nam 2022-2023

Top 10 thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2023 vinh danh các thương hiệu: Petrovietnam, Viettel, Vietcombank, Vinamilk, BIDV, Agribank...
Diễn đàn Kinh tế mới Việt Nam 2023: Các mô hình kinh tế mới tạo đột phá tăng trưởng

Diễn đàn Kinh tế mới Việt Nam 2023: Các mô hình kinh tế mới tạo đột phá tăng trưởng

Diễn đàn Kinh tế mới Việt Nam 2023 chủ đề “Các mô hình kinh tế mới tạo đột phá tăng trưởng và phát triển bền vững” được tổ chức chiều ngày 6/10, tại Hà Nội.
Quảng bá Chương trình và các sản phẩm Thương hiệu Quốc gia Việt Nam tại châu Âu

Quảng bá Chương trình và các sản phẩm Thương hiệu Quốc gia Việt Nam tại châu Âu

Ngày 30/9/2023 tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt kiều châu Âu lần thứ 12 diễn ra sự kiện quảng bá Chương trình và các sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam
Thương hiệu quốc gia: Tập trung cho nhận diện thương hiệu địa điểm, chỉ dẫn địa lý

Thương hiệu quốc gia: Tập trung cho nhận diện thương hiệu địa điểm, chỉ dẫn địa lý

Xây dựng thương hiệu vị trí khi được các doanh nghiệp sử dụng, không chỉ làm tăng thêm giá trị sản phẩm hoặc dịch vụ mà còn nâng cao danh tiếng của quốc gia.
Xây dựng thương hiệu quốc gia để nông sản vươn xa

Xây dựng thương hiệu quốc gia để nông sản vươn xa

Việt Nam có nhiều loại nông sản, để nâng cao giá trị xuất khẩu, sức cạnh tranh cần đẩy mạnh xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản
Lồng ghép quảng bá thương hiệu, hình ảnh du lịch trong Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam

Lồng ghép quảng bá thương hiệu, hình ảnh du lịch trong Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam

Chính phủ giao Bộ Công Thương lồng ghép quảng bá thương hiệu, hình ảnh du lịch Việt Nam trong Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam.
Xét xử phúc thẩm vụ án vi phạm thương hiệu Tôn Phương Nam

Xét xử phúc thẩm vụ án vi phạm thương hiệu Tôn Phương Nam

Ngày 27/4, Phiên tòa phúc thẩm vụ buôn tám cuộn tôn giả nhãn hiệu của Công ty Tôn Phương Nam đã được mở theo kháng cáo của Công ty Tôn Phương Nam.
Diễn đàn Thương hiệu quốc gia Việt Nam: Chia sẻ kinh nghiệm xây dựng, quản trị, phát triển thương hiệu

Diễn đàn Thương hiệu quốc gia Việt Nam: Chia sẻ kinh nghiệm xây dựng, quản trị, phát triển thương hiệu

Ngày 20/4/2023, tại Hà Nội sẽ diễn Diễn đàn Thương hiệu quốc gia Việt Nam “Định vị Thương hiệu quốc gia Việt Nam Xanh”.
“Bí kíp” xây dựng thương hiệu thành công cho nông sản Việt

“Bí kíp” xây dựng thương hiệu thành công cho nông sản Việt

Trên thị trường xuất khẩu hiện có không ít sản phẩm nông sản Việt đã có thương hiệu. Đâu là “bí kíp” mà các doanh nghiệp đã xây dựng thương hiệu thành công?
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động